6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.4. Đánh giá chung về việc áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán
2.4.2. Những hạn chế của công ty TNHH Bàn ghế và Thiết bị thẩm mỹ Hùng Hòa
trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Cũng giống như bất kì hoạt động nào trong đời sống, bên cạnh những thành tựu đạt được hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những hạn chế khó khăn vướng mắc nhất định, trong đó phải kể đến:
* Những khó khăn về mặt khách quan:
Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời tháo gỡ được các vướng mặc, tuy nhiên vẫn khiến các doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng trong áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa. Nguyên nhân của việc này đến từ cả phía Nhà nước và cả các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chưa có nhân viên trợ giúp pháp lý trong việc phân tích, tư vấn việc áp dụng pháp luật hợp đồng. Cịn về phía Nhà nước, hai văn bản BLDS 2005 và LTM 2005 ra đời đã lâu nhưng các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành của hai văn bản này cịn ít và đa phần là khơng cụ thể, rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong khi đó thì BLDS 2005 và LTM 2005 vẫn cịn những quy định chưa đồng nhất, gây khó khăn trong áp dụng.
* Những hạn chế về mặt chủ quan đối với công ty
+ Hạn chế về công tác thực hiện hợp đồng: Vì cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty cịn hạn chế chưa đầy đủ, còn thiếu thốn. Do vậy, việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong cơng ty tại một số giai đoạn cịn gặp khó khăn. Điều này gây khó khăn trong việc tạo ra uy tín của cơng ty với
khách hàng và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Nguồn nhân lực cũng là yếu tố giúp cho công ty thực hiện hợp đồng được hiệu quả. Tuy nhiện, cơ cấu lao động của công ty đa phần là các nhân viên trẻ, trình độ giữa họ chưa đồng đều cịn thiếu kinh nghiệm vì thế việc thực hiện hợp đồng cịn chậm, chưa linh hoạt.
+ Cơng ty chưa có bộ phận pháp chế, nhân viên trợ giúp pháp lý, tư vấn việc áp dụng hợp đồng. Trong q trình soạn thảo hợp đồng cịn chưa chú ý cập nhật những thông tin mới, những văn bản pháp luật mới điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng. Các điều khoản mà cơng ty thỏa thuận cịn rất chung, chưa rõ ràng. Đặc biệt là đối với việc chuyển quyền sở hữu cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh.
+ Hạn chế trong việc quản lý chất lượng hàng hóa: Bởi vì hiện nay cơng ty chưa có một đội kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa nhập về. Phương pháp mà cơng ty áp dụng để kiểm tra hàng nhập về là dựa trên các giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa như ISO 9001 hay TCVN...
Nói chung, những hạn chế, khó khăn nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện hợp đồng, chúng gián tiếp làm năng suất lao động, doanh thu và lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Vì vậy, cơng ty cần đề ra các phương hướng tháo gỡ, giải quyết triệt để những khó khăn trên, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của cơng ty trong hoạt động mua bán hàng hóa.
2.5. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
BLDS 2005 và LTM 2005 được ban hành trong điều kiện đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cũng như các hoạt động thương mại khác phát triển. Trong mối quan hệ giữa BLDS 2005 và LTM 2005 thì BLDS đóng vai trị là luật chung cịn LTM đóng vai trị là luật chuyên ngành.
Hiện nay, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong các văn bản pháp luật nước ta cịn chung chung, thiếu tính cụ thể. Khi soạn thảo BLDS 2005 và LTM 2005, Nhà nước và Quốc Hội mong muốn đảm bảo sự thống nhất giữa hai văn bản pháp luật đó. Có thể nói, việc thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa BLDS và LTM đã giải quyết được những mâu thuẫn về tư tưởng của chế định hợp đồng trước đây. Thực tế cho thấy, các quy định của BLDS 2005 và LTM 2005 trong một mức độ nào đó đã đáp ứng được điều đó. Trong mối quan hệ giữa BLDS 2005 và LTM 2005 thì BLDS đóng vai trị là luật chung cịn LTM đóng vai trị là luật chuyên ngành. Quy định mới về hợp đồng trong BLDS 2005, LTM 2005 được thể hiện rõ nét nhất về vấn đề nghĩa vụ của bên bán và bên mua. LTM bổ sung một số quy định về giao hàng trong trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ về địa điểm giao hàng
(Điều 35), thời hạn giao hàng (điều 37), nghĩa vụ thông báo (điều 47); về quy định việc chuyển rủi ro và quyền sở hữu hàng hóa (điều 57, 59, 60, 61); địa điểm thanh tốn (điều 54); thời hạn thanh tốn trongtrường hợp các bên khơng có thỏa thuận (điều 55); nghĩa vụ nhận hàng (điều 56). Đây là sự thay đổi rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể.
Ngoài ra, về trách nhiệm của bên bán về khiếm khuyết của hàng hóa: LTM quy định trách nhiệm của bên bán về khiếm khuyết của hàng hóa (Điều 44): “bên bán phải
chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa khơng thể phát hiện được trong q trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua”. Tuy nhiên theo
Điểm (a) Khoản 3 Điều 444 BLDS lại quy định bên bán không phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua. Như vậy, nếu bên mua buộc phải biết khiếm khuyết đó nhưng do khơng thể biết được trong q trình kiểm tra thì bên bán được miễn trách nhiệm.
Điều này dễ gây cho doanh nghiệp sự lúng túng khi lựa chọn luật áp dụng, dù theo quy tắc chung, thì đối với cùng một vấn đề mà luật chung và luật chun ngành có quy định khác nhau thì áp dụng luật chuyên ngành, tức là đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì luật được áp dụng là Luật thương mại.
Tóm lại, những thiếu sót, bất cập, yếu kém của pháp luật hợp đồng ở nước ta đặt ra yêu cầu phải tiến hành một cuộc cải cách pháp luật hợp đồng cho phù hợp với bối cảnh mới hiện nay. Do vậy chương III sẽ phần nào đi sâu nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 TẠI CÔNG TY TNHH BÀN GHẾ VÀ THIẾT
BỊ THẨM MỸ HÙNG HỊA
3.1. Một số định hướng hồn thiện các quy định của Luật thương mại năm 2005 về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vào thời điểm được ban hành, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong BLDS 2005 và LTM 2005 hết sức tiến bộ và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo khung pháp luật cho các giao lưu dân sự, kinh tế. Việc cải cách pháp luật hợp đồng phải
đáp ứng được nhu cầu thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng. Để đáp ứng được yêu cầu này BLDS 2005 cần được xây dựng thành bộ luật gốc điều chỉnh quan hệ tư trong đời sống xã hội.
Khi BLDS 2005 đã được xây dựng theo hướng thật sự là bộ luật gốc thì các luật chun ngành sẽ khơng phải quy định lại những gì BLDS 2005 đã quy định mà chỉ quy định về những cái đặc thù trong từng chủng loại hợp đồng như hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê mua, hợp đồng trong lĩnh vực viễn thông, hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, …
Để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng nên điều chỉnh lại cơ cấu tổng thể của pháp luật hợp đồng hiện nay. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong BLDS 2005. Không nên đưa vào BLDS 2005 các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong BLDS thì khơng nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo. LTM chỉ nên quy định những gì mang tính
đặc thù của các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, hạn chế việc đưa quá nhiều quy định riêng vào LTM. Tuy nhiên, những quy định trong LTM phải được xây dựng trên cơ sở các quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hợp đồng. LTM cũng cần quy định rõ nguyên tắc áp dụng phối hợp các quy định về hợp đồng trong BLDS và trong các quy định của LTM để thống nhất trong nhận thức và thực tiễn vận dụng pháp luật.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật thương mại năm 2005 về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
3.2.1. Các giải pháp về pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam được xác định tại Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2020 là
"xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch". Nhằm thực hiện việc cơng khai, minh bạch hố hệ thống pháp luật, đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, cơng dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một trong những giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật. Luật thương mại 2005 còn nhiều nội dung sơ sài, thiếu chi tiết, thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật khác.. Điều này dẫn đến tình trạng Nghị định hướng dẫn thi hành là văn bản chủ yếu được áp dụng.
- Cần thống nhất các văn bản pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa: Một trong những tồn tại của pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa là, tuy BLDS 2005 được coi như một “bộ luật gốc” điều chỉnh những quan hệ cơ bản và thiết lập những quy tắc chung nhất và các luật chuyên ngành khác phải được xây dựng trên nền tảng đó, nhưng giữa BLDS 2005 và Luật Thương mại 2005 vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Vì vậy, cần có sự sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về hợp đồng theo đúng hướng mà BLDS đã xây dựng. Mặc dù một nguyên tắc chung là khi có sự khác biệt giữa luật chuyên ngành và luật chung thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, nhưng cần nhớ rằng, các quy định của luật chuyên ngành có nhiệm vụ quy định rõ hơn về một vấn đề chứ khơng thể có cách tiếp cận trái ngược so với luật chung và phải tuân theo những nguyên tắc ban đầu cũng như tinh thần mà luật chung đã đưa ra.
- Cần sửa đổi quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán chưa
rõ ràng: Khoản 2- Điều 37- LTM 2005: Luật thương mại năm 2005 cần phải quy định
một cách cụ thể về việc bên bán khi thơng báo thời điểm giao hàng cho bên mua thì đồng thời phải có sự chấp thuận của bên mua khi họ biết được thơng báo giao hàng đó, giúp các bên hợp tác chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng và giúp nhau khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Nên bỏ một trong trong những cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong
mua bán hàng hóa tại điều 59- LTM 2005: Bởi lẽ rất khó có thể xác định rõ ràng
chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cách nào để người nhận hàng giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua để các bên tham gia HĐMBHH có thể dễ dàng thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc xác định thời điểm chuyển giao rủi ro cho đối tượng nào để tránh phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện HĐMBHH.
- Cần điều chỉnh lại quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua
57 đến 61 Luật Thương mại năm 2005 chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là “khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền”. Do vậy, Luật thương mại 2005 nên tham khảo Công ước Viên để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế : “người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển. Trừ trường hợp lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc không thể không biết rằng hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng nhưng không thông báo cho người mua”.
- Cần sửa đổi quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa tại điều 62 LTM năm 2005: Cần sửa đổi Điều 62 như sau: “Trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm người bán đã được thanh toán tiền hàng hoặc đã nhận được cam kết sẽ thanh toán tiền hàng của người mua’ thì sẽ đảm bảo được lợi ích của các bên trong HĐMBHH.
Bên cạnh đó, LTM năm 2005 cũng cần chỉ ra cụ thể hơn về trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc khơng có thỏa thuận về việc chuyển giao quyền sở hữu, tác giả xin được đề xuất một số trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, đối với những loại tài sản mà Nhà nước qui định phải đăng ký (ô tô, xe máy …) thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm đăng ký quyền sở hữu.
Ví dụ: ơng B mua một chiếc ơ tô của công ty phân phối xe ô tô. Khi ông B đi đóng thuế trước bạ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì đó là thời điểm ơng B chính thức sở hữu chiếc xe ơ tơ.
+ Thứ hai, đối với trường hợp việc giao nhận hàng hố thơng qua việc giao nhận chứng từ thì quyền sở hữu hàng hố được chuyển giao khi người mưa hồn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hoá.
+ Thứ ba, thời điểm hàng hố khơng dịch chuyển khi giao nhận và cũng khơng có chứng từ về hàng hố, thì quyền sở hữu hàng hố được chuyển giao tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Ví dụ: Cơng ty A sở hữu 1 héc ta cây cao su và làm hợp đồng bán lại cho công ty B (Chỉ bán cây cao su và hoa lợi từ cây cao su). Như vậy, quyền sở hữu đối với cây cao su và hoa lợi được chuyển cho công ty B vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
+ Thứ tư, trường hợp mua bán hàng hố mà được dùng thử hoặc mua theo hình thức trả chậm, trả dần thì quyền sở hữu của bên bán bị hạn chế hoặc bị bảo lưu.