6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.1.2. Nội dung và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Để hợp đồng mua bán hàng hố có hiệu lực, thì nội dung các thoả thuận trong hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong LTM 2005 không quy định nội dung giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng trên cơ sở hợp đồng nói chung có thể khái quát nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo Điều 398 BLDS 2015, bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết với nhau đều phải thoả thuận, nếu chưa thoả thuận được thì coi như chưa giao kết hợp đồng. Khi đã thoả thuận được nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hố coi như đã có hiệu lực pháp lý. Nội dung khác các bên có thể thoả thuận ghi vào hợp đồng, khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những tập quán thói quen trong hoạt động thương mại.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hố là cách thức thể hiện ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Theo đó, BLDS 2005 quy định cụ thể hình thức của hợp đồng dân sự tại Điều 401 là giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, dù nội dung quy định khơng có gì thay đổi nhưng BLDS 2015 đã bỏ điều luật này và chỉ quy định chung tại Điều 199 về hình thức giao dịch dân sự: “1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi
cụ thể,..”.
Theo Điều 24 LTM 2005 quy định:”1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; 2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó”. Trong đó, hình thức văn bản bao gồm cả điện báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác. Những quy định của LTM Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, đã tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. Có thể nói, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá trong LTM 2005 là phù hợp với Điều 11 Công ước viên (CISG) 1980: "Không yêu cầu hợp đồng
mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi u cầu nào đó về mặt hình thức. Có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó".
Như vậy LTM 2005 đã khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản pháp luật trước đó quy định như pháp luật Hợp đồng kinh tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, dưới góc độ pháp lý việc tn thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng.