Quan điểm phát triển VHKD của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG văn hóa KINH DOANH của CÔNG TY CP vật tƣ và KHOA học BIOMEDIC (Trang 44 - 45)

6. Kết cấu đề tài

3.2. Quan điểm phát triển VHKD của công ty

3.2.1. Phát triển văn hóa phải dựa trên chiến lược phát triển kinh doanh củaCơng ty Cơng ty

Phát triển văn hóa của doanh nghiệp phải gắn liền với các giá trị cốt lõi mà Công ty đã xây dựng. Các hành vi ứng xử của nhân viên phải đóng góp cho đơn vị, phải phù hợp với các giá trị mà Cơng ty đã đề ra và các đóng góp đó sẽ là thước đo kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn hóa kinh doanh phải chính là cơng cụ hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh mà Công ty đang theo đuổi. Phát triển văn hóa kinh doanh phải phù hợp với việc phát triển các giá trị cốt lõi của Cơng ty. Để tồn tại, văn hóa kinh doanh khơng ngừng thay đổi để thích ứng với các hồn cảnh mơi trường biến động. Từ đó các giá trị cũng được tích lũy theo thời gian trong qua trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh cũng vậy, dù chiến lược kinh doanh hiện tại có tốt đến đâu thì nó cũng khơng thể hiệu quả mãi mãi. Chính vì vậy sự thay đổi về văn hóa kinh doanh phải phù hợp giá trị mới được ban lãnh đạo Công ty đề cao và đưa vào trong đơn vị; sự thay đổi về văn hóa kinh doanh phải phù hợp chiến lược phát triển kinh doanh mà Công ty mong muốn theo đuổi.

3.2.2. Ban lãnh đạo phải là những người đầu tàu, tác động mạnh nhất choviệc phát triển văn hóa kinh doanh việc phát triển văn hóa kinh doanh

Phát triển văn hóa kinh doanh cần có sự đồng bộ, thống nhất giữa các cấp lãnh đạo trong Cơng ty về văn hóa doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp có sự tồn tại của các tiểu văn hóa khác nhau: văn hóa giữa các bộ phận, văn hóa giữa các nhóm nhân viên,... Chính vì vậy, ban lãnh đạo cần có sự thống nhất chung về văn hóa kinh doanh, phát huy được sức mạnh của tập thể trong q trình phát triển văn hóa kinh doanh của đơn vị.

Ban lãnh đạo phải là những người hỗ trợ, là những tấm gương để cho nhân viên noi theo trong việc thực thi văn hóa kinh doanh. Chính vì vậy việc chỉ đưa ra các quy

định, quy tắc hành vi ứng xử trong công ty vẫn là chưa đủ. Cơng ty cần có những tấm gương tiêu biểu để cho nhân viên noi theo, đó chính là những nhà lãnh đạo, những hình tượng tiêu biểu trong doanh nghiệp.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp là hết sức khó khăn, cần có thời gian nhất định. Sự kiên trì, quyết tâm của ban lãnh đạo trong Cơng ty chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành cơng.

3.2.3. Văn hóa kinh doanh phải hướng về con người

Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển tồn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.

Muốn thay đổi văn hóa thì phải bắt đầu thay đổi từ nhận thức. Chính vì vậy quan điểm đào tạo, phát triển cho nhân viên là không chỉ về đào tạo chuyên môn mà đào tạo họ trở thành những người thành công, trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, có được đời sống cân bằng. Bởi vì chỉ một người có hạnh phúc ở nhà mới có thể hạnh phúc trong cơng ty, chỉ một người có đời sống hạnh phúc mới mang hạnh phúc đó đến cho khách hàng, chỉ như vậy khách hàng mới trả tiền mua các sản phẩm dịch vụ của Công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG văn hóa KINH DOANH của CÔNG TY CP vật tƣ và KHOA học BIOMEDIC (Trang 44 - 45)