Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG văn hóa KINH DOANH của CÔNG TY CP vật tƣ và KHOA học BIOMEDIC (Trang 39)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Trong những năm vừa qua Biomedic đã đạt được những thành công lớn trong q trình phát triển văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của cơng ty mình:

Thứ nhất, về triết lý kinh doanh: Công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển của mình, đồng thời cũng định hướng cho sự phát triển và mở rộng của công ty bằng việc mở một công ty con là Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Đức Minh.

Thứ hai, về đạo đức kinh doanh: các nhân viên đều nắm rõ các quy trình nghiệp vụ, các quy tắc đạo đức của ngân hàng đề ra. Các nhân viên được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt nhất của công ty và các hoạt động từ thiện, công tác xã hội cũng được công ty đặc biệt quan tâm.

Thứ ba, về công tác đào tạo nguồn nhân lực: là một trong những chiến lược được công ty chú trọng hàng đầu, vị tài sản lớn nhất của công ty là CBNV, các nhân viên được học tập và dự các buổi tập huấn, đào tạo kinh nghiệm do các hãng cung cấp nổi tiếng trên Thế giới.

Thứ tư, về Ban lãnh đạo công ty: Các cán bộ lãnh đạo là những người có trình độ chun mơn giỏi đồng thời cũng là những người đi đầu trong việc áp dụng văn hóa kinh doanh. Ban lãnh đạo ln gần gũi với nhân viên, tạo điều kiện cho nhũng nhân viên có tài năng phát triển, tìm ra định hướng đúng cho sự phát triển của công ty.

Thứ năm, về các quan hệ ứng xử: trong nội bộ công ty các nhân viên luôn giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đối với khách hàng, nhân viên của Biomedic luôn phục vụ với một phong cách rất chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo.

Thứ sáu, về các biểu tượng: Công ty đã xây dựng được biểu tượng thương hiệu lớn mạnh đi đầu ngành và có tiếng trong lịng của khách hàng.

Thương hiệu Biomedic được đưa ra với thông điệp tin cậy, hiệu quả, hiện đại, tận tâm. Đây cũng là những nét tính cách thương hiệu của cơng ty của các dịch vụ và sản phẩm mà công ty cung cấp.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích đạt được như trên thì q trình phát triển văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của cơng ty vẫn cịn tồn tại những hạn chế như sau:

- Các quy tắc chuẩn mực mà công ty hiện có thì chỉ là những quy định đơn thuần. Bởi vậy, để văn hóa kinh doanh thực sự thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty nên xây dựng một bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công nhân viên.

- Việc mặc đồng phục của các nhân viên trong chưa có, mặc dù hướng tới sự thoải mái cho cán bộ nhân viên nhưng việc thực hiện đồng phục có được đưa ra nhưng

- Tuy đã có những quy định về giờ làm việc nhưng một số cán bộ nhân viên cịn khơng đi làm đúng giờ quy định.

- Công ty chưa chú trọng đến việc truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên Các giá trị văn hóa của Cơng ty được xây dựng, nhưng Cơng ty chưa có các chương trình, kế hoạch truyền bá những giá trị VHKD. Cơng ty chưa có các buổi sinh hoạt truyền thống giáo dục hành vi ứng xử, truyền bá giá trị giúp nhân viên thấy được lợi ích các cơng việc cần phải làm, các hành vi cần phải thực hiện trong quá trình phát triển VHKD để từ đó nhân viên có động lực, và ý thức tự giác trong công việc.

- Trong q trình phát triển văn hóa các ngun tắc, chuẩn mực hành vi chưa được Công ty quan tâm đúng mức. Phần lớn các chuẩn mực, quy tắc bất thành văn chưa có sự kiểm sốt, định hướng cho phù hợp từ phía Cơng ty, chưa mang tính chủ động xây dựng, thống nhất chung cho tồn cơng ty. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hoá lãnh đạo, xây dựng tiêu chuẩn, hành vi của cán bộ, công nhân viên, phát triển những nét bản sắc văn hố và hình ảnh hướng tới khách hàng là những vấn đề cần được quan tâm để văn hoá kinh doanh của Biomedic thực sự phát huy được sức mạnh tập thể thống nhất vì mục tiêu phát triển dài lâu và bền vững.

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Một số nhân viên vẫn chưa nhận thấy vai trò của việc mặc đồng phục là tạo nên văn hóa kinh doanh cho mơi trường làm việc, chưa thừa nhận rằng các sự đồng nhất trong trang phục sẽ tạo thành một phong cách phục vụ chuyên nghiệp mang bản sắc riêng của từng doanh nghiệp

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

* Chưa có hệ thống văn bản pháp lý qui định cụ thể từ cấp trên về việc xử lý đối với những hành vi vi phạm văn hóa kinh doanh trong cơng ty. Chưa có bộ chuẩn về quy tắc đạo đức nghề nghiệp của riêng Biomedic.

Điều kiện tài chính doanh nghiệp còn hạn chế: tuy đã được đổi chỗ cho trụ sở

cơng ty nhưng do diện tích cịn hơi nhỏ nên khó khăn trong việc cải tạo, nâng cấp, điều chỉnh cho phù hợp với VHKD của công ty; đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt, bồi dưỡng, đào tạo sẽ phần nào bị hạn chế.

Thiếu sót từ ban lãnh đạo: Cơng ty chưa có bộ phận, cá nhân chuyên phụ trách

về vấn đề phát triển văn hóa của kinh doanh, giám đốc ơm quá nhiều việc dẫn tới nhiều thiếu sót như trong việc truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên hay việc

xây dựng các tiêu chuẩn, các quy tắc về hành vi ứng xử, xây dựng hình tượng tấm gương điển hình trong cơng ty; sự khơng đồng bộ trong xây dựng, triển khai VHKD.

Mức độ nhận thức, thái độ của nhân viên: Một số thành viên trong cơng ty cịn mang nặng tính cá nhân, thiếu tính tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm đặc biệt là đối với sự thay đổi trong quá trình phát triển VHDN gặp phải sự chống đối của một số nhân viên cũ là những người làm việc trong Cơng ty đã lâu, cịn có sự đố kị cá nhân khi phân bổ chức vụ trong công ty.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP VẬT TƯ VÀ KHOA HỌC BIOMEDIC 3.1. Định hướng hoạt động phát triển VHKD tại Công ty

3.1.1. Phương hướng chung

Trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh kinh tế, phát triển văn hóa kinh doanh thành lợi thế cạnh tranh của đơn vị, giúp doanh nghiệp thích ứng tốt với sự biến động của mơi trường kinh doanh là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Để triển khai hiệu quả hoạt động phát triển văn hóa kinh doanh, trong thời gian tới Biomedic có hai nhiệm vụ lớn cần thực hiện:

Một là, tiếp tục phát huy và hồn thiện những thành tựu đã đạt được trong cơng tác phát triển văn hóa kinh doanh tại Cơng ty.

Hai là, giải quyết những hạn chế còn tồn tại về văn hóa kinh doanh đặt ra đối với doanh nghiệp.

3.1.2. Phương hướng cụ thể

Một là: Phát triển văn hóa kinh doanh mạnh. Phát triển văn hóa kinh doanh mang

những nét đặc sắc riêng, tuyên truyền văn hóa kinh doanh ăn sâu vào mỗi nhân viên của Công ty và chi phối họ, hướng hoạt động của họ theo những giá trị văn hóa của cơng ty, mỗi cá nhân trong Công ty đều nêu cao tinh thần đoàn kết hợp tác, cùng nhau hoạt động, phát triển văn hóa kinh doanh tạo ra mơi trường làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự cống hiến của mỗi thành viên trong công ty.

Hai là: Phát triển văn hố kinh doanh có tính cạnh tranh, đáp ứng được các u

cầu của khách hàng thông qua việc xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa chọn lọc trở thành những giá trị riêng của cơng ty, mang tính riêng biệt nhằm tạo ra sự khác biệt và gia tăng tính cạnh tranh.

Ba là: Duy trì và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mà Cơng ty đã xây dựng được. Bốn là: Củng cố tinh thần đồn kết trong nội bộ cơng ty, phát huy vai trò của tập

thể trong việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh.

Năm là: Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho nhân viên Sáu là: Xây dựng hệ thống chuẩn mực hành vi ứng xử và thói quen trong Cơng

ty. Xây dựng, phát triển các tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tn thủ, để từ đó hình thành nên một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng của Cơng ty.

Bảy là: Phát triển các giá trị văn hóa giúp cơng ty thích ứng tốt với sự biến động

của mơi trường kinh doanh. Xây dựng một cơ chế khuyến khích nhân viên trong Công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đảm bảo đơn vị có thể bám sát và có những phản ứng nhanh chóng khi nhu cầu khách hàng thay đổi.

Tám là: Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện việc chia sẻ

quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp quản lý thấp hơn trong Công ty.

3.2. Quan điểm phát triển VHKD của công ty

3.2.1. Phát triển văn hóa phải dựa trên chiến lược phát triển kinh doanh củaCơng ty Cơng ty

Phát triển văn hóa của doanh nghiệp phải gắn liền với các giá trị cốt lõi mà Công ty đã xây dựng. Các hành vi ứng xử của nhân viên phải đóng góp cho đơn vị, phải phù hợp với các giá trị mà Cơng ty đã đề ra và các đóng góp đó sẽ là thước đo kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn hóa kinh doanh phải chính là cơng cụ hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh mà Công ty đang theo đuổi. Phát triển văn hóa kinh doanh phải phù hợp với việc phát triển các giá trị cốt lõi của Cơng ty. Để tồn tại, văn hóa kinh doanh khơng ngừng thay đổi để thích ứng với các hồn cảnh mơi trường biến động. Từ đó các giá trị cũng được tích lũy theo thời gian trong qua trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh cũng vậy, dù chiến lược kinh doanh hiện tại có tốt đến đâu thì nó cũng khơng thể hiệu quả mãi mãi. Chính vì vậy sự thay đổi về văn hóa kinh doanh phải phù hợp giá trị mới được ban lãnh đạo Công ty đề cao và đưa vào trong đơn vị; sự thay đổi về văn hóa kinh doanh phải phù hợp chiến lược phát triển kinh doanh mà Công ty mong muốn theo đuổi.

3.2.2. Ban lãnh đạo phải là những người đầu tàu, tác động mạnh nhất choviệc phát triển văn hóa kinh doanh việc phát triển văn hóa kinh doanh

Phát triển văn hóa kinh doanh cần có sự đồng bộ, thống nhất giữa các cấp lãnh đạo trong Cơng ty về văn hóa doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp có sự tồn tại của các tiểu văn hóa khác nhau: văn hóa giữa các bộ phận, văn hóa giữa các nhóm nhân viên,... Chính vì vậy, ban lãnh đạo cần có sự thống nhất chung về văn hóa kinh doanh, phát huy được sức mạnh của tập thể trong quá trình phát triển văn hóa kinh doanh của đơn vị.

Ban lãnh đạo phải là những người hỗ trợ, là những tấm gương để cho nhân viên noi theo trong việc thực thi văn hóa kinh doanh. Chính vì vậy việc chỉ đưa ra các quy

định, quy tắc hành vi ứng xử trong công ty vẫn là chưa đủ. Cơng ty cần có những tấm gương tiêu biểu để cho nhân viên noi theo, đó chính là những nhà lãnh đạo, những hình tượng tiêu biểu trong doanh nghiệp.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp là hết sức khó khăn, cần có thời gian nhất định. Sự kiên trì, quyết tâm của ban lãnh đạo trong Cơng ty chính là điều kiện tiên quyết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành cơng.

3.2.3. Văn hóa kinh doanh phải hướng về con người

Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mơ hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển tồn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.

Muốn thay đổi văn hóa thì phải bắt đầu thay đổi từ nhận thức. Chính vì vậy quan điểm đào tạo, phát triển cho nhân viên là không chỉ về đào tạo chuyên môn mà đào tạo họ trở thành những người thành công, trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, có được đời sống cân bằng. Bởi vì chỉ một người có hạnh phúc ở nhà mới có thể hạnh phúc trong cơng ty, chỉ một người có đời sống hạnh phúc mới mang hạnh phúc đó đến cho khách hàng, chỉ như vậy khách hàng mới trả tiền mua các sản phẩm dịch vụ của Công ty.

3.3. Giải phát và kiến nghị phát triển VHKD của Công ty CP Vật tư vàKhoa học Biomedic Khoa học Biomedic

3.3.1. Giải pháp

Xuất phát từ thực trạng và một số những hạn chế trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty CP Vật tư Khoa học Biomedic trong thời gian qua, kết hợp với việc nghiên cứu, tìm tịi và vận dụng các lý thuyết về văn hóa kinh doanh, các kinh nghiệm và kiến thức thực tế khi tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của một số cơng ty thành cơng trong và ngồi nước, tơi xin đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy q trình phát triển văn hóa kinh doanh của công ty CP Vật tư và Khoa học Biomedic trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Cơng ty phải xây dựng cho mình một lộ trình phát triển văn hóa kinh doanh cụ thể

Thứ hai: Tăng cường đầu tư cho q trình xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh một cách đồng bộ và có trọng điểm

Thứ ba: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung tại Công ty cũng như cho từng đơn vị Thứ tư: Triển khai truyền thông VHKD đi vào trong cuộc sống của từng nhân viên

Thứ năm: Tăng cường vai trò ảnh hưởng của lãnh đạo, ban lãnh đạo phải là những người đầu tàu, là những tấm gương về văn hóa kinh doanh.

3.3.1.1 Xây dựng, củng cố các giá trị hữu hình của cơng ty

a. Về kiến trúc, cơ sở hạ tầng

Kiến trúc và cơ sở hạ tầng của công ty cơ bản đã được thiết kế hiện đại và tiện nghi thoe phong cách văn phịng hiện đại kiểu Âu. Tuy nhiên với diện tích cho một cơng ty loại nhỏ thì việc nếu có mở rộng quy mơ thì sẽ dẫn đến việc thiếu khơng gian làm việc.

Các bộ phận, các phịng chức năng cần được bố trí lại, tạo nên tính thuận tiện trong khi tác nghiệp giữa các nhân viên do vẫn chỉ có một số phịng bạn được phân phòng cụ thể còn nhiều phòng ban vẫn phải sắp xếp chung với nhau. Các phòng ban chun mơn và phịng lãnh đạo cũng cần được bố trí gần nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc thường xuyên giữa ban lãnh đạo và các nhân viên. Điều này sẽ giúp ban lãnh đạo thường xuyên nắm bắt được những khó khăn của nhân viên, tạo mối quan hệ thân thiện thấu hiểu lẫn nhau, là cơ sở để phát triển một hệ thống Văn hoá kinh doanh hiệu quả.

b. Xây dựng Logo và khẩu hiệu

Hiện nay Logo của cơng ty có được đăng kí bản quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, điều này đã tạo ra được sự khác biệt về nhận thức của khách với các công ty cũng lĩnh vực khác.

c. Đối với các chuẩn mực hành vi

Xuất phát từ thực trạng các chuẩn mực hành vi đã được phân tích ở trên và các nhận thức của nhân viên cùng với ban lãnh đạo công ty về các giá trị của văn hoá kinh doanh. Các chuẩn mực hành vi được thiết kế theo hiện trạng nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn, cụ thể như sau:

- Trong chuẩn mực về chế độ họp hành báo cáo

Chuẩn mực về các chế độ họp hành và báo cáo hiện nay của công ty đang được

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG văn hóa KINH DOANH của CÔNG TY CP vật tƣ và KHOA học BIOMEDIC (Trang 39)