Nội dung pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại việt nam thực tiễn thực hiện tại công ty luật TNHH năm sao (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu khóa luận:

1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp

1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

nhãn hiệu đã được cơ quan lập pháp của nước ta chú trọng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là yêu cầu cấp thiết và phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của nước nhà.

Cơ sở về xã hội:

Mọi quan hệ trong xã hội được điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật. Quan hệ sở hữu là một phần của quan hệ xã hội. Khi kinh tế ngày một phát triển, con người có điều kiện sáng tạo và phát triển ngày càng nhiều các sản phẩm trí tuệ. Các sản phẩm trí tuệ mang lại lợi ích lớn cả về tinh thần và vật chất cho chủ sở hữu và các đối tượng liên quan. Vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được đặt ra nhằm bảo hộ quyền sở hữu đối tượng là sản phẩm trí tuệ, đồng thời tránh các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và mất ổn định xã hội. Do đó hệ thống pháp luật điều chỉnh quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng đã ngày một hồn thiện phù hợp với sự phát triển đó.

1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu: hiệu:

1.2.2.1. Chủ thể và điều kiện bảo hộ của quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Chủ thể của quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu là những cá nhân, tổ chức, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Hay có thể hiểu chủ thể của quyền SHCN đối với nhãn hiệu chính là chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như là những người có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc

lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu; chủ ở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ có thể là một tổ chức (hội, hiệp hội ngành nghề); chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận đối với loại sản phẩm mang nhãn hiệu. Điều này được quy định rõ hơn tại Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT hiện hành: “Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.”

Đối với từng loại nhãn hiệu khác nhau thì chủ thể của quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Ví dụ như chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể chỉ có thể là một tổ chức (hội, hiệp hội ngành nghề); chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận đối với loại sản phẩm mang nhãn hiệu.

Điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Chủ sở hữu có quyền SHCN đối với nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó được đăng ký tại Cục SHTT (trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Nhãn hiệu thực chất là dấu hiệu có khả năng phân biệt và dấu hiệu này được Cục SHTT cấp chứng nhận bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai, Là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo Điều 74 Luật SHTT hiện hành được hiểu là khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết;

Thứ ba, không rơi vào các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được quy định tại Điều 73 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Như Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy của các nước; với biểu tượng cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị; với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại việt nam thực tiễn thực hiện tại công ty luật TNHH năm sao (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)