Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và các biện pháp bảo hộ:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại việt nam thực tiễn thực hiện tại công ty luật TNHH năm sao (Trang 28 - 59)

6. Kết cấu khóa luận:

1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp

1.2.2.4. Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và các biện pháp bảo hộ:

được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.

Căn cứ chấm dứt quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Việc chấm dứt quyền SHCN đối với nhãn hiệu là vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu và các bên liên quan. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu chấm dứt dựa vào một trong các căn cứ sau:

Thứ nhất, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực do: Hết thời hạn bảo hộ; Chủ sở hữu nhãn hiệu khơng nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; Chủ sở hữu nhãn hiệu tuyên bố từ bỏ quyền (Điều 95 Luật SHTT hiện hành);

Thứ hai, Giấy chứng nhận nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực do: Người nộp đơn đăng ký khơng có qyền đăng ký và khơng được quyền chuyển nhượng đăng ký đói với nhãn hiệu; Nhãn hiệu khơng đáp ứng các điều kiện tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ (Điều 96 Luật SHTT hiện hành).

1.2.2.4. Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và các biện pháp bảohộ: hộ:

Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT hiện hành: Các hành vi sau được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

Thứ nhất là hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

Thứ hai, sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Thứ ba, sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Thứ tư, sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hố, dịch vụ khơng trùng, khơng tương tự và khơng liên quan tới hàng hố, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng,

nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Ngồi ra cịn có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu (Khoản 1 Điều 130 Luật SHTT hiện hành) và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (Điều 23 Luật SHTT hiện hành) cũng được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Các biện pháp bảo hộ:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các biện pháp bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu bao gồm:

Thứ nhất, Biện pháp hành chính: Quy định tại các Điều 211, 214, 215 Luật SHTT.

Bên cạnh đó Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt. Cụ thể tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp;

Thứ hai, Biện pháp hình sự: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền

SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. (Điều 212 Luật SHTT);

Thứ ba, Biện pháp dân sự: được quy định chi tiết tại Chương XVII của Luật

SHTT hiện hành. Các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị Tịa án áp dụng xử lý bằng các biện pháp dân sự (Điều 202 Luật SHTT hiện hành). Các biện pháp dân sự có thể là: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại.

Tòa án áp dụng các biện pháp trên thì trước tiên chủ thể (nguyên đơn) cần đưa vụ việc xâm phạm ra Tòa để Tòa án xem xét. Hơn nữa nguyên đơn bắt buộc phải đưa ra những chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm của bị đơn (Điều 203 Luật SHTT hiện hành).

1.2.2.5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Nhãn hiệu để được bảo hộ cần phải đăng ký tại Cục SHTT. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quy định trong Luật SHTT hiện hành được thực hiện như sau:

(1) Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu;

(2) Chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT. Đơn đăng ký này có đầy đủ các tài liệu và tuân thủ theo quy định tại Điều 100, 101 và Điều 105;

(3) Cục SHTT Thẩm định hình thức trong thời gian một tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thơng báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng

công bố đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp khơng đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ. (quy định tại Điều 109 );

(4) Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: Nếu đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN. Thời hạn cơng bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thơng báo chấp nhận đơn hợp lệ. (quy định tại Điều 110);

(5) Thẩm định nội dung: Thời gian thẩm định là 09 tháng kể từ ngày cơng bố đơn. Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thơng báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thơng báo khơng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp. (Điều 114, 117);

(6) Cấp văn bằng: Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Điều 118).

1.3. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

Nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng:

Các chủ thể được quyền tự do sáng tạo, xây dựng nhãn hiệu. Nguyên tắc này đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng trong xã hội. Góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh. Đồng thời kích thích sự sáng tạo, phát triển của cá nhân, tổ chức.

Nguyên tắc tự nguyện được thể hiệu trong việc đăng ký nhãn hiệu. Chủ hữu nhãn hiệu có thể hoặc khơng đăng ký nhãn hiệu. Việc không đăng ký nhãn hiệu làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

Theo nguyên tắc này, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một nhãn hiệu thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn nộp sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu thời gian nộp đơn hoàn toàn trùng nhau thì cũng chỉ cấp văn bằng bảo hộ cho một đơn duy nhất theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn, nếu khơng thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối.

Nguyên tắc ưu tiên:

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện theo Luật SHTT hiện hành.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY LUẬT

TNHH NĂM SAO

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của nước ta hiện nay được quy định tại nhiều văn bản. Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 là văn bản quy định chủ yếu về vấn đề này. Kèm theo đó là nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết, có thể kể đến: Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp; Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/07/2010 và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2014 là văn bản mới ban hành có những quy định tiến bộ về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Ngồi ra, quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu còn được điều chỉnh bởi các Hiệp định và Điều ước quốc tế. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) có ảnh hưởng lớn, xây dựng nền tảng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam. Bên cạnh đó cịn có: Cơng ước Paris về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa; Thỏa ước Vienna về phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu; Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ; Hiệp định Việt Nam – Thụy sỹ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vực SHTT; Hiệp định đối tác kinh tế VIệt Nam – Nhật Bản (phần SHTT).

Như vậy, hệ thống pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của nước ta bao gồm các quy định pháp luật trong nước và các Hiệp định, Điều ước

quốc tế. Hệ thống này đã điều chỉnh được phần lớn các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi môi trường kinh tế luôn biến đổi, phát triển không ngừng, phát sinh nhiều vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu địi hỏi cần có sự sửa đổi, bổ sung các quy định trong thời gian tới nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

Hệ thống pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của nước ta đang từng bước hồn thiện phù hợp với tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế đất nước. Các quy định trong hệ thống này ra đời dựa trên sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Có thể kể đến các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn khác nhau

đòi hỏi các quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu phải thay đổi phù hợp. Muốn như vậy, các nhà lập pháp phải nắm được xu hướng phát triển của nền kinh tế, dự đoán sự phát triển kinh tế trong một thời gian nhất định để từ đó có những sửa đổi, bổ sung hợp lý mang tính lâu dài;

Thứ hai, nhân tố xã hội: Quan hệ xã hội có những ảnh hưởng nhất định đối

với pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Cụ thể là quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu đối với các bên liên quan; quan hệ giữa các thương nhân. Trong xã hội, các quan hệ này không ngừng phát sinh những nhiều vấn đề mới phức tạp như vấn đề hợp tác hoặc phát sinh mâu thuẫn mới. Những vấn đề mới này, các nhà làm luật khó có thể dự tính hết được. Vì vậy dấn đến tình trạng pháp luật chưa bao quát được hết cần có những thay đổi, bổ sung theo từng giai đoạn;

Thứ ba, nhân tố quốc tế: Luật pháp quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp đối

với nhãn hiệu ra đời rất sớm. Ở Việt Nam, pháp luật về vấn đề này ra đời muộn hơn nên đã được kế thừa được những ưu điểm chọn lọc của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, khi nước ta hội nhập sâu rộng địi hỏi những điểm tương thích phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân làm kinh tế ổn định, phát triển. Vì vậy, nhân tố quốc tế có tác động mạnh mẽ đến pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

2.2.1. Thực trạng về chủ thể và điều kiện bảo hộ của quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hội nhập

của nước nhà. Đối với các quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu đã có sự tương thích với luật pháp quốc tế và hợp lý khi áp dụng vào thực tiễn.

Song, thực tế hiện nay, những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ của quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu cịn nhiều bất cập. Cụ thể:

Thứ nhất, vấn đề quy định không chấp nhận màu sắc là một dấu hiệu có thể

đăng ký nhãn hiệu:

Nhiều công ty trong nước và nước ngoài nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Việt Nam các nhãn hiệu chỉ là một màu hoặc kết hợp màu đặc trưng riêng dùng để phân biệt hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường. Song các đơn đăng ký này đều bị từ chối bảo hộ theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT hiện hành. Điển hình là vụ việc của Hãng thuốc lá Dunhill (UK) xin đăng ký tại Việt Nam nhãn hiệu là màu

đỏ bầm của bao thuốc lá được bán rộng rãi trên thị trường nhiều nước. Nhãn hiệu trên bị từ chối đăng ký. Công ty Dunhill đã khiếu nại và đưa ra các chứng cứ chứng minh màu trên đã được hãng sử dụng rộng rãi cho sản phẩm thuốc lá của mình nhiều thập kỷ qua tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đó đã đạt được một khả năng phân biệt xác định. Tuy nhiên, cơ quan sở hữu trí tuệ vẫn giữ ngun quyết định của mình. Do đó, để được bảo hộ màu trên, Công ty Dunhill đã xin bảo hộ nhãn hiệu phức hợp là hình chữ nhật có chữ DUNHILL trên nền màu đỏ bầm đặc trưng của hãng. Nhãn hiệu trên được chấp nhận bảo hộ do thỏa mãn tiêu chuẩn: là dấu hiệu hình và chữ được thể hiện bằng một kết hợp màu sắc.

Từ vụ việc trên đây có thể thấy, pháp luật nước ta không chấp nhận đăng ký nhãn hiệu theo dấu hiệu màu riêng lẻ mà chỉ coi màu sắc là phương thức thể hiện của các dấu hiệu khác. Điều này làm hạn chế sự phát triển kinh doanh của các

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại việt nam thực tiễn thực hiện tại công ty luật TNHH năm sao (Trang 28 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)