Các giải pháp kiến nghị hoàn thiện Pháp luật điều chỉnh vấn đề BĐTVbằng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ thực ti n thực hiện tại ngân hàng techcombank (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Các giải pháp kiến nghị hoàn thiện Pháp luật điều chỉnh vấn đề BĐTVbằng

tài sản và xử lý TSBĐ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều khơng thể tránh khỏi của các ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng Techcombank nói riêng. Qua những phân tích về khó khăn mà Ngân hàng Techcombank gặp phải trong việc cho vay có TSBĐ và q trình xử lý TSBĐ đã nêu ở trên, tôi nhận thấy rằng Ngân hàng Techcombank cần có những đổi mới nhất định để hoạt động tín dụng cũng như việc xử lý TSBĐ của ngân hàng đạt được hiệu quả tốt hơn nữa. Sự đổi mới này không chỉ giới hạn trong các quy định về giao dịch bảo đảm, mà cịn bao gồm cả những đổi mới về khía cạnh kinh doanh của Ngân hàng Techcombank. Sau đây, tôi xin đưa ra một số kiến nghị của mình cho Ngân hàng Techcombank.

Thứ nhất, Ngân hàng Techcombank cần mở rộng hơn nữa chính sách tín dụng, áp dụng tối đa các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản với nhiều loại khách hàng, khơng chỉ có khách hàng lâu năm mà cả khách hàng tiềm năng mới.

Để giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay, các ngân hàng và TCTD thường ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng lâu năm bởi giữa khách hàng và ngân hàng đã có sẵn sự tin tưởng với nhau, ngân hàng nắm rõ hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, sự hạn chế này là khơng hồn tồn tốt cho các ngân hàng và TCTD. Sự năng động của thị trường hiện nay đã làm xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, nhà sản xuất mới. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc mở rộng phạm vi khách hàng là hoàn toàn cần thiết. Khách hàng cho các ngân hàng, TCTD không chỉ nằm gọn trong danh sách khách hàng lâu năm. Việc mở rộng danh sách khách hàng được cấp tín dụng, đã giúp các ngân hàng, TCTD mở ra những cơ hội mới để tiếp cận tối đa thị trường năng động hiện nay, tạo điều kiện để nâng cao sự ảnh hưởng của bản thân ngân hàng, TCTD tới thị trường tiền tệ trong nước cũng như quốc tế.

Ngân hàng Techcombank là một ngân hàng năng động với những sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng cao, sự tiếp cận thị trường mới là rất cần thiết để Techcombank nâng cao sự ảnh hưởng của mình trong hệ thống các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Để làm được điều này, Ngân hàng Techcombank cần mở rộng phạm vi khách hàng của mình, đón nhận khơng chỉ khách hàng lâu năm mà cả những khách hàng mới với tiềm năng cao.

Thứ hai, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi thẩm định tài sản bảo đảm.

Thẩm định tài sản bảo đảm là hoạt động quan trọng trong tồn bộ q trình cấp tín dụng của ngân hàng. Kết quả của công tác thẩm định sẽ giúp ngân hàng nắm rõ hơn khả năng trả nợ của khách hàng vay. Việc thẩm định tốt, chính xác giá trị tài sản bảo đảm giúp ngân hàng xác định rõ hạn mức cho vay của mình đối với khách hàng vay. Nếu cán bộ thẩm định làm việc tác trách, không cẩn thận khi thẩm định tài sản bảo đảm, xác định sai giá trị tài sản bảo đảm, thì ngân hàng sẽ có thể gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý tài sản bảo đảm sau đó, và có thể khơng thu hồi đủ khoản nợ, dẫn đến làm tăng tỉ lệ nợ xấu.

Việc quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi thẩm định tài sản bảo đảm sẽ giúp cán bộ tín dụng có trách nhiệm cao trong cơng việc của mình.

Thứ ba, cần thực hiện đầy đủ các bước đã được quy định đầy đủ trong quy trình cho vay có tài sản bảo đảm của Ngân hàng Techcombank.

Với tâm lý có TSBĐ cho việc thực hiện hợp đồng tín dụng, các ngân hàng và TCTD nói chung thường tin tưởng vào TSBĐ mà khơng đặt nhiều quan tâm vào tình hình tài chính của chủ đầu tư khi vay vốn và tính khả thi của dự án vay vốn. Sự lơ là,

thiếu thận trọng này là một trong các nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những rủi ro này có thể sẽ khơng xảy ra nếu khi cho vay, ngân hàng chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng. Thực chất, việc sử dụng TSBĐ là biện pháp dự phòng trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, hay do dự án vay vốn kém hiệu quả và xảy ra những rủi ro, tổn thất nằm ngoài khả năng dự đốn của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng, TCTD nói chung và Ngân hàng Techcombank nói riêng tuân thủ đầy đủ các bước đã được quy định trong quy trình cho vay có TSBĐ đã được chính ngân hàng và các TCTD ban hành.

Thứ tư, cần nâng cao trình độ chun mơn về các mặt có liên quan đến hoạt động tín dụng cho cán bộ tín dụng.

Thực tế, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý TSBĐ và nguyên nhân là công tác thẩm định của các bộ tín dụng thiếu chính xác. Ví dụ: Khi cán bộ tín dụng thẩm định khơng kỹ khoản vay, khơng xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và bên bảo đảm… thì khi xử lý TSBĐ, ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với khoản vay có TSBĐ là bất động sản, cán bộ tín dụng cần xem xét các khía cạnh như: định giá chính xác bất động sản, xem xét bất động sản có nằm trong quy hoạch của nhà nước hay khơng … Với khoản vay có TSBĐ là động sản, cán bộ tín dụng cần xác định đúng giá trị của động sản, xác định đúng bộ hồ sơ giấy tờ mà khách hàng giao nộp cho ngân hàng là hồ sơ, giấy tờ gốc, khơng có sự lừa đảo… Với khoản vay có bảo đảm của bên thứ ba, cán bộ tín dụng cần xác minh rõ mỗi quan hệ giữa khách hàng vay và bên bảo đảm, khả năng thực hiện nghĩa vụ thay của bên bảo đảm…

Nhìn chung, cơng tác thẩm định trước khi cho vay của các cán bộ tín dụng là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của bản thân ngân hàng. Ngân hàng Techcombank cần tiếp tục đẩy mạnh giai đoạn thẩm định trước khi vay, đồng thời nâng cao hơn trình độ chun mơn của các cán bộ tín dụng để hạn chế lớn nhất tỉ lệ nợ xấu

Thứ năm, thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, lưu giữ các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, và các sự việc cụ thể để nắm vững đối tác.

Khi đồng ý cho khách hàng vay tiền, việc nắm rõ thông tin cụ thể về khách hàng là điều cần thiết. Việc thiết lập hệ thống thông tin khách hàng sẽ giúp ngân hàng Techcombank dễ dàng nằm bắt thông tin về khách hàng và đồng thời tạo cơ sở cho việc tìm hiểu khách hàng. Thơng qua hệ thống thơng tin khách hàng, ngân hàng sẽ phân loại được chất lượng khách hàng, quyết định có nên hay khơng nên cho khách hàng đó vay tiền.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất mà các ngân hàng và TCTD gặp phải. Lý do của vấn đề này chính là do các ngân hàng và TCTD chỉ là người cho vay chứ không phải là người trực tiếp sử dụng khoản tiền để đầu tư. Việc khoản vay đó có được sử dụng có ích, đem lại lợi nhuận cao hay thấp, phụ thuộc vào khách hàng vay (người trực tiếp sử dụng khoản vay), phụ thuộc vào thị trường, cơ hội kinh doanh, hoàn cảnh kinh tế cụ thể … Tuy ngân hàng, các TCDT có cơng tác thẩm định cụ thể trước khi cho vay nhưng rủi ro của khoản vay là không thể lường trước. Bởi vậy, bảo đảm tiền vay bằng tài sản là nội dung quan trọng trong hệ thống văn bản luật ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng vay, ngân hàng và giúp giảm thiểu rủi ro các khoản vay.

Nhìn chung các quy định của ngân hàng Techcombank về vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý TSBĐ đều tuân theo các quy định chung của pháp luật hiện hành. Ngân hàng Techcombank với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, ln tạo điều kiện tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu vay của khách hàng. Những quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý TSBĐ của Techcombank thể hiện sự cân bằng giữa lợi ích của khách hàng vay và lợi ích của ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của ngân hàng.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

1. Điều lệ của Techcombank

2. Quy chế về đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Ban hành theo quyết định số 238/QĐ-HĐ ngày 23/02/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

3. Hướng dẫn về việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ

4. Quy trình xử lý các khoản nợ xấu (Ban hành kèm theo quyết định số 36/2010/QĐ-TGĐ ngày 05/01/2010 của Tổng Giám Đốc, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010)

5. Trần Công Thịnh – Khoa Luật, ĐH Quốc Gia Hà Nội: Bài viết: “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định cầm cố tài sản”, đăng ngày 28/12/2009 tại http://my.opera.com/ng0cnguyen

6. Hồ Quang Huy: Bài viết: “Hồn thiện khn khổ pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm”, đăng ngày 10/12/2008 tại http://luathoc.vn

7. Th.S Trần Anh Tuấn: Bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM”, đăng tháng 09/2002 tại http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn

8. Bài viết “ Mổ xẻ lý do HSBC “chọn” Techcombank”, đăng ngày 10/09/2008 tại http://dantri.com.vn

9. Bài viết “Techcombank – Hơn cả một niềm tin” - Cẩm nang các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Tác giả: Nguyễn Thiều Quang – Chủ tịch HĐQT Techcombank

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ thực ti n thực hiện tại ngân hàng techcombank (Trang 36 - 40)