6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực tiễn thực hiện Pháp luật điều chỉnh vấn đề BĐTVbằng tài sản và xử lý
2.2.3 Những khó khăn về pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối vớ
có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được phương thức xử lý TSBĐ, Techcombank xử lý TSBĐ theo quy định tại HD-XLTSBĐ hoặc theo quy định khác của pháp luật hiện hành.
Giá trị thu về sau khi xử lý TSBĐ (đã trừ các chi phí bảo quản TSBĐ và các chi phí cần thiết cho việc xử lý TSBĐ theo quy định tại HD-XLTSBĐ và quy định của pháp luật):
+) Nếu lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì phần giá trị chênh lệch được hoàn trả cho bên bảo đảm
+) Nếu ngang bằng với nghĩa vụ được bảo đảm thì Techcombank nhận tồn bộ giá trị đó để trừ nợ và bên bảo đảm được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Techcombank.
+) Nếu nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì bên bảo đảm phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn thiếu cho Techcombank
2.2.3 Những khó khăn về pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối vớiTechcombank Techcombank
Techcombank là ngân hàng ln đi đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong nước, việc tuân thủ pháp luật cũng là tiêu chí kinh doanh hàng đầu của ngân hàng. Đối với vấn đề BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ, như phân tích ở trên thì Techcombank đã dựa vào hành lang pháp lí cơ bản của Pháp luật Việt Nam về BĐTV bằng tài sản và xử lí TSBĐ để xây dựng quy chế riêng của ngân hàng đối với vấn đề này (Quy chế về bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam). Quy chế của ngân hàng cũng đưa ra những vấn đề cơ bản về BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ như : Tài sản được dùng làm bảo đảm, các biện pháp bảo đảm tiền vay của cơng ty áp dụng, hình thức xử lý tài sản, điều kiện đối với tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của công ty … Techcombank là thật sự thực tế những quy định của Pháp luật vào giao dịch, kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định pháp luật thì
Techcombank cũng khơng tránh khỏi những khó khăn bất cập và sự bất hợp lý đối với điều kiện, phương thức kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng tỏng việc thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lí tài sản bảo đảm tại ngân hàng.
- Đối với các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Về việc áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngân hàng Techcombank chỉ gặp một số khó khăn nhỏ như xác định tài sản đủ điều kiện trở thành tài sản bảo đảm, một phần do quy định của pháp luật chưa rõ ràng chỉ tiết và một phần do còn phụ thuộc vào chuyên mơn thẩm định của cán bộ nhân
viên cơng ty. Ngồi ra ngân hàng Techcombank vẫn chưa thực sự mở rộng phạm vi và đối tượng để giao dịch bảo đảm do những quy định pháp luật chưa thực sự đảm bảo để ngân hàng có thể chủ động thu hồi khoản cho vay. Mặt khác việc thực hiện thủ tục đăng kí các hợp đồng giao dich bảo đảm, các biện pháp bảo đảm tiền vay tại những cơ quan chính quyền gây mất nhiều thời gian, rắc rối cho ngân hàng. Những điều này đã làm hạn chế khá nhiều cơ hội và hợp đồng giao dịch của ngân hàng.
- Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm là bất động sản
Khi nhận TSBĐ là bất động sản, Techcombank cũng gặp phải một số khó khăn điển hình trong khâu xử lý TSBĐ như: Khách hàng khơng hợp tác, cố tính trốn tránh (nguyên nhân khách quan); Cán bộ thẩm định không xác định đúng giá trị của TSBĐ hoặc khơng xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng (nguyên nhân chủ quan).
Khách hàng không hợp tác, cố tình trốn tránh là khó khăn hàng đầu mà Techcombank thường xuyên gặp phải. Việc xử lý TSBĐ trở nên phức tạp và nhiều
trường hợp dẫn đến không thể xử lý được. Trong những trường hợp này, Techcombank chỉ còn cách khởi kiện khách hàng tại tòa án. Với hướng giải quyết này, thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài hơn so với dự tính ban đầu của ngân hàng, thời gian tố tụng thường kéo dài, giá trị của TSBĐ thường không đúng thực tế bởi các cơ quan chức năng xác định giá trị tài sản theo khung giá nhà nước, các thủ tục tại Tịa án nhiều phiền hà… Khơng chỉ dừng tại đó, giai đoạn Thi hành án cũng làm mất rất nhiều thời gian của Ngân hàng. Thời gian xử lý TSBĐ càng kéo dài, Techcombank càng chịu nhiều tổn thất.
Trường hợp cán bộ thẩm định không xác định đúng giá trị của TSBĐ hoặc khơng xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng cũng gây khó khăn cho việc xử lý TSBĐ của Ngân hàng Techcombank. Khi xác định giá trị TSBĐ là bất động sản, cán bộ thẩm định không nắm được giá trị thực của TSBĐ, không chú ý tới việc bất động sản có nằm trong khu vực khó bán hay khơng (đối với TSBĐ là nhà ở, xưởng sản xuất…). Điều này dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng khi xử lý TSBĐ bởi thời gian xử lý TSBĐ sẽ kéo dài, nhiều trường hợp sau khi xử lý TSBĐ ngân hàng lại không thu đủ nợ…
Tài sản bảo đảm là động sản:
Khó khăn lớn nhất mà Ngân hàng Techcombank gặp phải khi xử lý TSBĐ là động sản là khách hàng thường cố tình trốn tránh, tẩu tán TSBĐ, dẫn đến ngân hàng không thể xử lý TSBĐ được và khơng thể thu hồi nợ. Ví dụ: Cá nhân vay tiền của ngân hàng để mua ô tô và giao cho ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu ô tô. Khi đến hạn trả
tiền, cá nhân đó đem bán ơ tơ cho người khác, thu tiền về, sau đó chạy trốn. Lúc này, mặc dù ngân hàng có trong tay giấy tờ sở hữu của ô tô cũng không thể thu hồi lại khoản nợ mà khách hàng đã vay.
Trong những trường hợp này, nếu ngân hàng khởi kiện khách hàng thì bản thân ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giả sử khách hàng được triệu tập nhưng khơng đến thì lúc này Tóa án có quyền xử vắng mặt và tuyên buộc khách hàng phải trả nợ và xử lý TSBĐ nhưng khách hàng lại không giao nộp TSBĐ. Lúc này bản án cũng khơng được thi hành vì khơng có đối tượng thi hành. Như vậy ngân hàng sẽ khơng có khả năng thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng đồng ý thanh toán nhưng số tiền rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thực hiện và thực hiện khơng đúng lịch (ví dụ một tháng phải trả 10 triệu nhưng khách hàng chỉ trả 2 triệu một tháng .. ) thì ngân hàng cũng khơng thể giải quyết vụ việc một các triệt để vì khơng có đầy đủ căn cứ khởi tố hình sự.
Trong một số trường hợp khác, khi giá trị TSBĐ không đủ để thu nợ, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ. Ví dụ: Doanh nghiệp mua xe ơtơ trả góp.
Khi khoản vay của doanh nghiệp với ngân hàng bị quá hạn, doanh nghiệp đồng ý bàn giao xe để ngân hàng xử lý. Tuy nhiên, giá trị xe không đủ thu nợ. Sau khi xử lý TSBĐ là ôtô, ngân hàng tiếp tục yêu cầu khách hàng trả nợ nhưng khách hàng lúc này đã ngừng hoạt động, khơng có nguồn trả nợ. Như vậy trong trường hợp này ngân hàng không thể thu nợ được
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ
TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG