Xử lý TSBĐ để thu hồi nợ tại ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ thực ti n thực hiện tại ngân hàng techcombank (Trang 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực tiễn thực hiện Pháp luật điều chỉnh vấn đề BĐTVbằng tài sản và xử lý

2.2.2 Xử lý TSBĐ để thu hồi nợ tại ngân hàng Techcombank

2.2.2.1 Nguyên tắc xử lý TSBĐ

Việc xử lý TSBĐ tại ngân hàng Techcombank được thực hiện theo quy định chung của pháp luật và các quy định riêng của ngân hàng Techcombank.

Nguyên tắc xử lý TSBĐ:

- Việc xử lý TSBĐ thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa Techcombank và bên bảo đảm tại các văn bản:

+) Hợp đồng bảo đảm đã ký kết

+) Các biên bản, văn bản làm việc với bên bảo đảm trong quá trình thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm

+) Văn bản ủy quyền/cam kết của bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm +) Các văn bản thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật

- Trường hợp Techcombank khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được với bên bảo đảm về phương án xử lý tài sản thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì được trực tiếp bán.

- Việc xử lý TSBĐ phải tuân thủ quy định tại văn bản “Hướng dẫn về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ” (sau đây gọi tắt là HD-XLTSBĐ), Quy trình xử lý nợ xấu và các quy định hiện hành của pháp luật.

- Việc xử lý TSBĐ phải thực hiện một cách khách quan, cơng khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Techcombank, bên bảo đảm và các bên tham gia giao dịch bảo đảm khác (nếu có)

2.2.2.2 Phương thức xử lý TSBĐ

- Trường hợp thỏa thuận với bên bảo đảm về phương thức xử lý TSBĐ thì

Techcombank tiến hành thỏa thuận một trong các phương thức sau:

+) Techcombank trực tiếp bán TSBĐ: Techcombank trực tiếp tổ chức bán tài

sản theo trình tự, thủ tục được quy định tại HD-XLTSBĐ, ký kết hợp đồng mua bán với bên mua tài sản và xuất hóa đơn cho bên mua tài sản (nếu bên mua tài sản có yêu cầu)

+) Techcombank ủy thác/ủy quyền cho tổ chức có chức năng mua bán TSBĐ: Techcombank ký kết hợp đồng ủy thác/ủy quyền cho cơng ty AMC hoặc các

tổ chức khác có chức năng mua bán tài sản để bán tài sản bảo đảm theo trình tự, thủ tục quy định tại HD-XLTSBĐ.

+) Techcombank ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá: Techcombank ủy quyền

cho tổ chức có chức năng bán đấu giá theo quy định của pháp luật đối với những tài sản mà Techcombank và bên bảo đảm thỏa thuận về phương thức bán đầu giá tài sản, hoặc trường hợp pháp luật quy định việc xử lý TSBĐ buộc phải thông qua đấu giá.

+) Bên bảo đảm trực tiếp bán TSBĐ: Bên bảo đảm trực tiếp ký hợp đồng mua

bán TSBĐ với người mua. Đơn vị xử lý TSBĐ của Techcombank có trách nhiệm hỗ trợ bên bảo đảm trong việc bán TSBĐ (giới thiệu người mua, tư vấn thủ tục … ). Tiền bán TSBĐ phải được chuyển về tài khoản của bên bảo đảm mở tại Techcombank. Sau khi tiền bán tài sản được chuyển vào tài khoản, Chi nhánh/Phòng giao dịch phối hợp với CCA thực hiện việc hạch toán thu nợ và giải chấp TSBĐ theo quy định tại HD- XLTSBĐ và quy định có liên quan của Techcombank.

+) Techcombank nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: Techcombank trực tiếp nhận chính TSBĐ để bù trừ cho nghĩa vụ

của bên bảo đảm theo HD-XLTSBĐ.

- Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được về phương thức

xử lý TSBĐ: TSBĐ được bán đầu giá hoặc xử lý theo phương thức quy định tại HD-

2.2.2.3 Tiến trình thực hiện xử lý TSBĐ

Sơ đồ 2 : Tiến trình thực hiện xử lý TSBĐ

NGƯỜI THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Đơn vị xử lý TSBĐ Đơn vị xử lý TSBĐ Ban Tổng giám đốc Đơn vị xử lý TSBĐ/Hội đồng xử lý TSBĐ Đơn vị xử lý TSBĐ

(Nguồn: Hướng dẫn về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Techcombank)

Đơn vị xử lý TSBĐ căn cứ vào tình hình diễn biến của: khoản vay, khả năng trả nợ; đề nghị của khách hàng, của bên bảo đảm; các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký với Techcombank và quy định có liên quan của Techcombank để yêu cầu bên bảo đảm/bên giữ TSBĐ bàn giao hoặc tiến hành thu giữ, tiếp nhận và xử lý TSBĐ. Sau khi tiếp nhận TSBĐ, đơn vị xử lý TSBĐ có trách nhiệm xác định giá trị TSBĐ và xây dựng phương án xử lý TSBĐ trình ban Tổng giám đốc phê duyệt trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được TSBĐ.

Tiếp nhận TSBĐ để xử lý Xây dựng phương án xử lý TSBĐ và trình phê duyệt Phê duyệt Thủ tục sau khi xử lý TSBĐ Tổ chức xử lý TSBĐ theo phương án đã được phê duyệt

Việc xử lý TSBĐ được thực hiện theo phương thức do bên bảo đảm và Techcombank thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng. Nếu khơng có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được phương thức xử lý TSBĐ, Techcombank xử lý TSBĐ theo quy định tại HD-XLTSBĐ hoặc theo quy định khác của pháp luật hiện hành.

Giá trị thu về sau khi xử lý TSBĐ (đã trừ các chi phí bảo quản TSBĐ và các chi phí cần thiết cho việc xử lý TSBĐ theo quy định tại HD-XLTSBĐ và quy định của pháp luật):

+) Nếu lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì phần giá trị chênh lệch được hoàn trả cho bên bảo đảm

+) Nếu ngang bằng với nghĩa vụ được bảo đảm thì Techcombank nhận tồn bộ giá trị đó để trừ nợ và bên bảo đảm được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Techcombank.

+) Nếu nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì bên bảo đảm phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn thiếu cho Techcombank

2.2.3 Những khó khăn về pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối vớiTechcombank Techcombank

Techcombank là ngân hàng ln đi đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong nước, việc tuân thủ pháp luật cũng là tiêu chí kinh doanh hàng đầu của ngân hàng. Đối với vấn đề BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ, như phân tích ở trên thì Techcombank đã dựa vào hành lang pháp lí cơ bản của Pháp luật Việt Nam về BĐTV bằng tài sản và xử lí TSBĐ để xây dựng quy chế riêng của ngân hàng đối với vấn đề này (Quy chế về bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam). Quy chế của ngân hàng cũng đưa ra những vấn đề cơ bản về BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ như : Tài sản được dùng làm bảo đảm, các biện pháp bảo đảm tiền vay của cơng ty áp dụng, hình thức xử lý tài sản, điều kiện đối với tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của công ty … Techcombank là thật sự thực tế những quy định của Pháp luật vào giao dịch, kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quy định pháp luật thì

Techcombank cũng khơng tránh khỏi những khó khăn bất cập và sự bất hợp lý đối với điều kiện, phương thức kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng tỏng việc thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lí tài sản bảo đảm tại ngân hàng.

- Đối với các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Về việc áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngân hàng Techcombank chỉ gặp một số khó khăn nhỏ như xác định tài sản đủ điều kiện trở thành tài sản bảo đảm, một phần do quy định của pháp luật chưa rõ ràng chỉ tiết và một phần do cịn phụ thuộc vào chun mơn thẩm định của cán bộ nhân

viên cơng ty. Ngồi ra ngân hàng Techcombank vẫn chưa thực sự mở rộng phạm vi và đối tượng để giao dịch bảo đảm do những quy định pháp luật chưa thực sự đảm bảo để ngân hàng có thể chủ động thu hồi khoản cho vay. Mặt khác việc thực hiện thủ tục đăng kí các hợp đồng giao dich bảo đảm, các biện pháp bảo đảm tiền vay tại những cơ quan chính quyền gây mất nhiều thời gian, rắc rối cho ngân hàng. Những điều này đã làm hạn chế khá nhiều cơ hội và hợp đồng giao dịch của ngân hàng.

- Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là bất động sản

Khi nhận TSBĐ là bất động sản, Techcombank cũng gặp phải một số khó khăn điển hình trong khâu xử lý TSBĐ như: Khách hàng khơng hợp tác, cố tính trốn tránh (nguyên nhân khách quan); Cán bộ thẩm định không xác định đúng giá trị của TSBĐ hoặc khơng xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng (nguyên nhân chủ quan).

Khách hàng không hợp tác, cố tình trốn tránh là khó khăn hàng đầu mà Techcombank thường xuyên gặp phải. Việc xử lý TSBĐ trở nên phức tạp và nhiều

trường hợp dẫn đến không thể xử lý được. Trong những trường hợp này, Techcombank chỉ còn cách khởi kiện khách hàng tại tòa án. Với hướng giải quyết này, thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài hơn so với dự tính ban đầu của ngân hàng, thời gian tố tụng thường kéo dài, giá trị của TSBĐ thường không đúng thực tế bởi các cơ quan chức năng xác định giá trị tài sản theo khung giá nhà nước, các thủ tục tại Tòa án nhiều phiền hà… Khơng chỉ dừng tại đó, giai đoạn Thi hành án cũng làm mất rất nhiều thời gian của Ngân hàng. Thời gian xử lý TSBĐ càng kéo dài, Techcombank càng chịu nhiều tổn thất.

Trường hợp cán bộ thẩm định không xác định đúng giá trị của TSBĐ hoặc khơng xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng cũng gây khó khăn cho việc xử lý TSBĐ của Ngân hàng Techcombank. Khi xác định giá trị TSBĐ là bất động sản, cán bộ thẩm định không nắm được giá trị thực của TSBĐ, không chú ý tới việc bất động sản có nằm trong khu vực khó bán hay khơng (đối với TSBĐ là nhà ở, xưởng sản xuất…). Điều này dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng khi xử lý TSBĐ bởi thời gian xử lý TSBĐ sẽ kéo dài, nhiều trường hợp sau khi xử lý TSBĐ ngân hàng lại không thu đủ nợ…

Tài sản bảo đảm là động sản:

Khó khăn lớn nhất mà Ngân hàng Techcombank gặp phải khi xử lý TSBĐ là động sản là khách hàng thường cố tình trốn tránh, tẩu tán TSBĐ, dẫn đến ngân hàng không thể xử lý TSBĐ được và khơng thể thu hồi nợ. Ví dụ: Cá nhân vay tiền của ngân hàng để mua ô tô và giao cho ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu ô tô. Khi đến hạn trả

tiền, cá nhân đó đem bán ơ tơ cho người khác, thu tiền về, sau đó chạy trốn. Lúc này, mặc dù ngân hàng có trong tay giấy tờ sở hữu của ô tô cũng không thể thu hồi lại khoản nợ mà khách hàng đã vay.

Trong những trường hợp này, nếu ngân hàng khởi kiện khách hàng thì bản thân ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giả sử khách hàng được triệu tập nhưng khơng đến thì lúc này Tóa án có quyền xử vắng mặt và tuyên buộc khách hàng phải trả nợ và xử lý TSBĐ nhưng khách hàng lại không giao nộp TSBĐ. Lúc này bản án cũng khơng được thi hành vì khơng có đối tượng thi hành. Như vậy ngân hàng sẽ khơng có khả năng thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng đồng ý thanh toán nhưng số tiền rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thực hiện và thực hiện khơng đúng lịch (ví dụ một tháng phải trả 10 triệu nhưng khách hàng chỉ trả 2 triệu một tháng .. ) thì ngân hàng cũng khơng thể giải quyết vụ việc một các triệt để vì khơng có đầy đủ căn cứ khởi tố hình sự.

Trong một số trường hợp khác, khi giá trị TSBĐ không đủ để thu nợ, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ. Ví dụ: Doanh nghiệp mua xe ơtơ trả góp.

Khi khoản vay của doanh nghiệp với ngân hàng bị quá hạn, doanh nghiệp đồng ý bàn giao xe để ngân hàng xử lý. Tuy nhiên, giá trị xe không đủ thu nợ. Sau khi xử lý TSBĐ là ôtô, ngân hàng tiếp tục yêu cầu khách hàng trả nợ nhưng khách hàng lúc này đã ngừng hoạt động, khơng có nguồn trả nợ. Như vậy trong trường hợp này ngân hàng không thể thu nợ được

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ

TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG

3.1 Quan điểm hoàn hiện Pháp luật điều chỉnh vấn đề BĐTVbằng tài sản và xử lýTSBĐ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TSBĐ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc lành mạnh hố thị trường vốn, giúp các tổ chức, cá nhân trong xã hội dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng. Hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm giúp thiết lập chuẩn mực pháp lý cho các ứng xử của các bên tham gia giao dịch, điều chỉnh có hiệu quả quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định từ Điều 318 đến điều 357 Mục 5 Chương XVII, Phần thứ ba của BLDS 2005, nhìn chung cịn chưa cụ thể, do đó việc cần thiết là phải ban hành Nghị định về giao dịch bảo đảm.

Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2009 về giao dịch bảo đảm đã hướng dẫn thi hành một số quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2005. Sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã giúp thống nhất pháp luật về giao dịch bảo đảm trong quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, không phân biệt bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mang đến cho các ngân hàng và các TCTD của Việt Nam nhiều thuận lợi, đó là được hưởng những ưu đãi mà những nước là thành viên của WTO được hưởng, có mơi trường kinh doanh ổn định, phạm vi kinh doanh mở rộng, nâng cao khả năng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, … Tuy nhiên, các ngân hàng và TCTD cũng gặp khơng ít khó khăn: sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngồi có uy tín trên thị trường quốc tế, cơng nghệ và hệ thống sản phẩm chưa đạt được chất lượng cao, cán bộ nhân viên và trình độ quản lý … đặc biệt là hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bởi vậy, trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian qua, để tiếp tục hồn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung, pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý TSBĐ nói riêng, chúng ta cần nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp hữu ích . Sau đây, tơi xin đưa ra một số giải pháp chung như sau:

Thứ nhất, cần mở rộng hơn nữa phạm vi tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các quy định có liên quan quy định: Tài sản bảo đảm có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản thuộc quyển sở hữu

của bên bảo đảm. Ngoài điều kiện tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, nếu pháp luật có quy định khác về điều kiện đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì phải đáp ứng đấy đủ các điều kiện đó (ví dụ: quy định về nhà ở chỉ được dùng để bảo đảm khoản vay tại một tổ chức tín dụng). Những quy định về điều kiện đối với tài sản bảo đảm như trên còn thiếu rõ ràng, chưa cụ thể. Điều này đã gây ra khó khăn trong việc khai thơng thị trường vốn, cản trở các chủ thể kinh doanh, (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về BĐTV bằng tài sản và xử lý TSBĐ thực ti n thực hiện tại ngân hàng techcombank (Trang 28)