1 .Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2. Một số đề xuất, giải pháp nhằm đảm bảo kí kết và thực thi hợp đồng mua bán
sự 2015 mặc dù thời điểm có hiệu lực của Bộ luật dân sự 2015 là ngày 01/01/2017. Điều này sẽ gây bất lợi cho Công ty khi xảy ra tranh chấp, bởi Pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân, tổ chức làm việc và thực thi đúng những quy định của Pháp luật.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến tình hình hoạt động của mọi cơng ty. Tuy nhiên mặc dù Cơng ty đã có sự chú trọng đến việc hạn chế và thu hồi các khoản phải thu, nhưng thực tế việc quản lý vốn ở công ty vẫn còn một số điểm chưa thực sự tốt. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn tại Công ty. Theo như hợp đồng đã ký, bên vi phạm sẽ chịu trách nhiệm theo những điều khoản hai bên đã thỏa thuận nhưng việc giải quyết nợ quá hạn chưa thực sự được công ty chú trọng giải quyết một cách triệt để. Việc này gây nên những tổn thất không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Một hạn chế tồn tại trong nội dung hợp đồng của phần lớn các hợp đồng kinh tế đang được thực hiện tại Cơng ty đó chính là điều khoản Giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Điều khoản này trong các hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty thường được quy định: “Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thơng qua hịa giải, Trọng tài kinh tế, Tòa án theo quy định của pháp luật. Đây là một điều khoản khá mơ hồ, không được quy định cụ thể, chỉ nêu lên các hình thức giải quyết theo quy định của Pháp luật chứ khơng nêu rõ khi có tranh chấp sẽ chọn phương án giải quyết nào.
3.2. Một số đề xuất, giải pháp nhằm đảm bảo kí kết và thực thi hợp đồng muabán hàng hóa. bán hàng hóa.
3.2.1. Đối với Cơng ty cổ phần xây dựng Fadin Việt Nam.
Ký kết hợp đồng tại Công ty là một khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể đem lại lợi ích tối đa cho Cơng ty giúp Cơng ty tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng, đồng thời góp phần đảm bảo lợi ích cho các bạn hàng của Cơng ty, tạo uy tín và vị thế của Cơng ty trên thương trường.
Thứ nhất, để việc ký kết hợp đồng đạt kết quả tốt, mất ít thời gian thì Cơng ty cần
phải có bước chuẩn bị cho việc đàm phán kỹ càng nhất là nội dung đàm phán, phải xác định rõ đàm phán vấn đề gì và mục tiêu đạt đến của việc đàm phán là gì. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến văn hóa và trình độ kinh doanh của mỗi Cơng ty thể hiện ở việc giao tiếp thể hiện trình độ cũng như khả năng hiểu biết của mỗi người, tạo dựng nên sự tin cậy và sự hợp tác lâu dài về sau đối với bạn hàng. Xây dựng và chuẩn bị các bản hợp đồng kinh doanh cũng đồng nghĩa với thành công trong giao dịch kinh doanh và thiết lập
hình ảnh đẹp về cơng ty với các đối tác.
Thứ hai, Công ty cần chú ý đánh giá đối tác một cách thận trọng trước khi ký kết
hợp đồng về các mặt như: tình hình tài chính, khả năng thanh tốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tránh tình trạng khi hợp đồng được ký kết và đi vào thực hiện thì Cơng ty lại khơng được thanh tốn vì đối tác khơng thể thanh tốn hoặc đang lâm vào tình trạng phá sản. Một điều cần phải lưu ý nữa là hiện nay trong nền kinh té thị trường, các công ty ảo, công ty ma tồn tại khá nhiều dưới các hình thức khác nhau, nếu các đối tác khơng cẩn thận dễ trở thành nạn nhân lừa đảo. Trước khi giao kết hợp đồng với các đối tác cần phải tìm hiểu những thơng tin cần thiết tin cậy, đảm bảo tránh những rủi ro về sau gây thiệt hại cho Công ty.
Thứ ba, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng phải lưu ý và xem xét
đó là chủ thể đại diện theo pháp luật của công ty hay chỉ là người đại diện theo ủy quyền. Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì trong hợp đồng phải ghi rõ và phải có giấy ủy quyền, Cơng ty phải xem xét phạm vi được ủy quyền của người đó, để tránh những trường hợp đáng tiếc sau này. Pháp luật Việt Nam có quy định, hợp đồng được ký kết trong phạm vi ủy quyền thì người ủy quyền ký phải chịu trách nhiệm như chính mình ký, nếu người được ủy quyền ký vượt quá phạm vi ủy quyền thì phần vượt q đó sẽ bị vơ hiệu. Như vậy, hợp đồng nếu được ký kết không đúng hoặc vượt quá thẩm quyền đều trở nên vô hiệu hoặc vô hiệu một phần, điều này sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho việc thực hiện hợp đồng sau này.
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh hợpđồng mua bán hàng hóa. đồng mua bán hàng hóa.
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
ngay từ khâu lập pháp.
Hoạt động mua bán hàng hóa cũng giống như các hoạt động khác, đều được thực hiện giữa con người với con người diễn ra trong xã hội. Vì vậy, khơng phải ai khác mà chính những con người thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa ấy hiểu rõ nhất những bất cập, những hạn chế còn tồn tại mà pháp luật chưa điều chỉnh được. Bên cạnh đó, trong một xã hội dân chủ, mọi quan tâm, cố gắng của các nhóm quyền lực nhà nước, suy cho cùng, đều phải vì nguyện vọng, lợi ích của người dân, vì mọi quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân. Do đó, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hố thì trước hết, ngay từ khâu lập pháp, cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của cơng chúng, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân. Để làm được điều này, cần phải có giải pháp tăng cường hiệu lực của các cơng cụ chính sách quản lý vĩ mô, chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.
Cơ quan lập pháp có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung. Họ phải nghiên cứu, đánh giá và nhận dạng được hết những sản phẩm của mình cùng với chất lượng của chúng. Hiện tại, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất nhưng nhìn chung các nhà lập pháp của Việt Nam, về đa số vẫn chỉ là những người làm luật kiêm nhiệm, ít thời gian và điều kiện để nghiên cứu, nhận thức được nhu cầu này. Trong bối cảnh hiện nay cần phải có các chuyên gia pháp lý để khắc phục tình trạng này.
Đến thời điểm hiện nay, hệ thống pháp luật vẫn chưa có các văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt đơng mua bán hàng hóa. Vì vậy, việc hiểu biết cũng như áp dụng BLDS 2015 và LTM 2005 để giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá là rất hạn chế. Nhiều trường hợp, các doanh nghiệp do không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không đầy đủ về điều khoản trong các văn bản pháp luật này mà không dám giao kết hoặc giao kết rồi phải chịu những hậu quả khơng bất lợi. Do đó, các cơ quan ban nghành chức năng cần phải sớm đưa ra ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, từ đó việc thực hiện pháp Luật về mua bán hàng hóa sẽ trở nên chuẩn mực hơn.
Như vậy, hoạt động lập pháp là hoạt động rất quan trọng, nó tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động mua bán giữa các cá nhân, thương nhân và pháp nhân. Các cá nhân, thương nhân và pháp nhân dựa vào pháp luật mà thoả thuận các điều khoản, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Có thể nói, hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự hồn chỉnh, ln cần có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của xã hội nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ngay từ khâu lập pháp vô cùng cần thiết không chỉ đối với những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá mà đối với đối với tất cả hoạt động nói chung diễn ra trong xã hội.
Thứ hai, xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Doanh nghiệp là các chủ thể của các hợp đồng mua bán hàng hố, do đó, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý trước pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hoá. Một trong các nghĩa vụ pháp lý quan trọng đó là doanh nghiệp phải chấp hành, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá và được áp dụng, sử dụng pháp luật trong hoạt động trong hoạt động mua bán hàng hố của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật trong hợp đồng mua bán hàng hố của doanh nghiệp Việt Nam cịn nhiều bất cập. Nhận thức, hiểu biết pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá của một bộ phận người quản lý doanh nghiệp cịn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp khơng chú ý tới việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật là khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng,
thi hành pháp luật và phòng, chống rủi ro pháp lý trong hoạt động mua bán hàng hố. Ngun nhân chính của tình trạng này là ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của đại bộ phận chủ sở hữu, cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Trong tổ chức thi hành pháp luật, chưa có cơ chế, biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu, xác định cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá là một hoạt động cần thiết hiện nay. Do đó cần xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa.
Một văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được ban hàng nhưng khơng đưa ra thực hiện trong cuộc sống thì cho dù văn bản đó có quan trọng như thế nào cũng khơng có ý nghĩa. Văn bản pháp luật được ban hành là để phục vụ cho thực tiễn, áp dụng vào đời sống thực tế. Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cuộc sống là rất quan trọng nhưng văn bản pháp luật để đi được vào cuộc sống thì cần phải qua câu tổ chức thực hiện, tự nó khơng thể đi vào đời sống được. Hiện nay ở nước ta thì khâu tổ chức thực hiện để đưa pháp luật vào đời sống được đánh giá còn tồn tại nhiều yếu kém. Sở dĩ vậy bởi vì ý thức tuân thủ pháp luật và sự hiểu biết pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Vẫn cịn tồn tại nhiều ý nghĩ cho rằng, luật thì chỉ những nhà làm luật mới cần biết đến, chỉ khi có những vướng mắc liên quan đến luật thì mới tìm hiểu pháp luật và tìm đến các trung tâm tư vấn pháp luật.
Để thực hiện tốt luật thì trước tiên các cán bộ, cơng chức, người làm luật phải là người có trình độ cao, hiểu biết sâu rộng về pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tổ chức khâu thực hiện pháp luật, họ không chỉ là người am hiểu pháp luật mà cịn phải am hiểu thực tế,khơng ngừng trau dồi kiến thức pháp luật. Có như thế họ mới có thể xây dựng được kế hoạch đưa pháp luật vào đời sống có hiệu quả. Đối với lĩnh vực mua bán hàng hóa, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chính phủ, các cơ quan chun mơn cần phải có kế hoạch để phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, để các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật và nắm rõ các quy định đó, từ đó vận dụng có hiệu quả, chính xác tinh thần pháp luật mà văn bản đưa ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật
Bộ luật Dân sự 2015 Bộ luật Dân sự 2005 Luật Thương mại 2005
Luật trọng tài thương mại 2010
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Hợp Toàn (2013). Giáo trình Pháp luật Kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. PGS.TS Đinh Văn Thanh, TS. Nguyễn Minh Tuấn (2013). Giáo trình Luật
Dân sự Việt Nam tập II, Nhà xuất bản Công An nhân dân.
3. PGS.TS. Nguyễn Viết Tý (2013). Giáo trình Luật Thương mại, Nhà xuất bản Công An nhân dân.
Tài liệu điện tử
1. “Pháp luật về hợp đồng cần được thay đổi theo hướng nào khi Bộ luật dân sự 2005 được sửa đổi?”, Trang mạng Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 24/05/2012,
(http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?
Source=&Category=&ItemID=2361&Mode=1 )
2. “Một số vấn đề cơ bản về Pháp luật hợp đồng Sở tư pháp tỉnh Hà Nam”, Trang mạng Sở tư pháp tỉnh Hà Nam, truy cập ngày 12/07/2013,
(http://hanam.gov.vn/vi-vn/stp/Pages/Article.aspx? ChannelId=28&articleID=451)