Yêu cầu tự do kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vinalines logistic việt nam (Trang 26 - 27)

6. Kết cấu khóa luận

1.3.1. Yêu cầu tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành đóng vai trị quan trọng trong hệ thống các quyền tự do của con người. Giá trị của quyền tự do kinh doanh được thể hiện ở chỗ, mọi chủ thể trong nền kinh tế đều được tự do hoạt động kinh doanh của mình theo khn khổ của pháp luật.

Dưới góc độ chủ thể, quyền tự do kinh doanh là khả năng hành động có ý thức của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong quá trình tồn tại và phát triển. Quyền tự do kinh doanh bao gồm các khả năng mà cá nhân, pháp nhân có thể xử sự như: Tự do đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệ kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do lựa chọn giải quyết phương thức tranh chấp trong kinh doanh,...

Dưới góc độ là một chế định pháp luật, quyền tự do kinh doanh là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống các quy định pháp luật và những bảo đảm pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Như vậy, quyền tự do kinh doanh một mặt bao gồm những quyền mà các chủ thể kinh doanh được hưởng, mặt khác là trách nhiệm của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong các hoạt động kinh doanh. Do đó được hưởng các quyền cũng như chịu trách nhiệm quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc tự do kinh doanh.

Ngun tắc bình đẳng trước pháp luật hay cịn gọi là nguyên tắc bính đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hồn tồn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay khơng chấp nhận u cầu của bên kia. Khơng bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng mua bán hàng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vinalines logistic việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)