Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vinalines logistic việt nam (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu khóa luận

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

 Đối với thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong LTM khơng quy định nên thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng theo các quy định chung về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS. Từ nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn cho thấy, các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS phải được quy định một cách minh bạch, cụ thể hơn nữa để hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế được thiết lập một cách nhanh chóng, đơn giản mà vẫn đảm bảo an tồn về mặt pháp lý. Muốn vậy, BLDS phải quy định chi tiết vấn đề: Các điều kiện (nội dung và hình thức) của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trách nhiệm pháp lý của

người đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh trách nhiệm; những trường hợp thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết. Để làm được điều đó, trước tiên, BLDS nên sử dụng khái niệm hợp đồng thay cho khái niệm hợp đồng dân sự như cách dùng hiện nay để mở rộng phạm vi điều chỉnh của chế định hợp đồng. Trên phương diện lý thuyết, điều 388 BLDS 2005 đưa ra khái niệm hợp đồng dân sự không đề cập gì đến mục đích của hợp đồng nên những quy định của hợp đồng trong BLDS được áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại quan niệm cho rằng các quy định trong BLDS chỉ áp dụng cho các quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa là các hợp đồng được giao kết nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Do đó, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa, các Thẩm phán thường khơng áp dụng các quy định của BLDS. Để tránh hiểu lầm, cần thiết nên sử dụng thuật ngữ khái niệm hợp đồng thay cho khái niệm hợp đồng dân sự.

 Đối với đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc sử dụng thuật ngữ đề nghị giao kết cũng nên được thay bằng thuật ngữ chào hàng như các hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới, khắc phục được tình trạng khó khăn trong việc xác định, phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với quảng cáo hay lời mời đối tác đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Việc thay đổi thuật ngữ này cũng khiến cho hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; trường hợp hủy ngang của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định về cách thức, hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định về sự im lặng có là sự trả lời chấp nhận hay quy định về thời điểm trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tuy đã có sự tìm hiểu,nghiên cứu, đánh giá pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng do thời lượng và khả năng có hạn nên việc nghiên cứu chưa đạt được kết quả cao nhât. Trên đây là một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Hoạt động mua bán hàng hóa đã có từ rất lâu đời và phát triển qua hàng trăm năm qua. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều những vấn đề xảy ra trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia khác nhau đều tồn tại những vấn đề khác nhau cần được giải quyết để hoạt động kinh doanh có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Nhận thấy được vai trò quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh và nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chưa thực sự đúng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng chưa đủ, chưa đúng pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thực tiễn đã và đang đem lại những hậu quả bất lợi cho các chủ thể, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Và từ thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty tìm hiểu được qua thời gian thực tập tại đây, tôi đã chọn đề tài này đi sâu vào nghiên cứu pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam.

Qua việc nghiên cứu lý luận pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam, tôi đưa ra một số kiến nghị của bản thân nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, khắc phục những vấn đề cịn tồn tại, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hàng hóa – hoạt động chính yếu của nền kinh tế thị trường tiếp tục phát triển trong môi trường pháp lý thuận lợi nhất và việc cần thiết ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa một cách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Riêng Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam nên có bộ phận pháp chế, chuyên viên, nhân viên pháp chế chuyên biệt chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý, đặc biệt vấn đề pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho Cơng ty nhằm giảm thiểu một cách tối đa những rủi ro, hạn chế trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà Cơng ty đang gặp phải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005. 2. Luật thương mại số 36/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005. 3. ThS.Phan Thông Anh (2012), Quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12, tr. 3-9.

4. TS.Bùi Ngọc Cường (2008), Vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4, tr. 6-12.

5. Ts.Ngô Huy Cường (2010), Bàn về khái niệm và các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 1, tr. 5- 13.

6. ThS.Nguyễn Thị Giang, ThS.Nguyễn Mai Hạnh (2010), Phân loại hợp đồng và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng, Tạp chí khoa học pháp lý, số 03, tr. 11- 16.

7. TS.Trần Thị Huệ, TS.Phạm Cơng Lạc, TS.Lê Đình Nghị, TS.Phùng Trung Tập, TS.Nguyễn Minh Tuấn, TS.Phạm Văn Tuyết (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Hà Linh (2013), Tiểu luận Giao kết hợp đồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, doc.edu.vn, truy cập ngày 04 tháng 10 năm 2013 <http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-giao-ket-hop-dong-mot-so-van-de-ly-luan-va- thuc-tien-38521/>

9. Phạm Thị Lan Phương (2012), Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết cho đến thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC, Tailieu.vn, truy cập ngày 01 tháng 11 năm 2012 < http://tailieu.vn/doc/luan-van-hop-dong-mua-ban-

hang-hoa-tu-ly-thuyet-den-thuc-tien-ap-dung-tai-cong-ty-tnhh-ipc-1277684.html > 10. Phạm Mai Phương (2014), Luận văn Ký kết hợp đồng kinh tế, Tài liệu - Ebook, truy cập ngày 21 tháng 01 năm 2014 < http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vinalines logistic việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)