Tổng quan tình hình thực hiện chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công t c iểm s t giải quyết tranh chấp c c vụ n inh doanh thương mại thực tiễn thực hiện tại viện iểm s t nhân dân huy (Trang 26 - 28)

g. Nội dung pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và

2.1 Tổng quan tình hình thực hiện chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân

dân trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

2.1.1 Giới thiệu chung về Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Võ

Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Võ được thành lập năm 1962, quá trình thành lập và hoạt động của viện kiểm sát được tiến hành và tuân thủ theo sự điều chỉnh của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được thông qua năm 1960. Đến ngày 24 tháng 11 năm 2014, khi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 được thơng qua thì Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Võ đã có những điều chỉnh nhất định để tuân theo sự thay đổi của luật mới này. Từ cơ cấu tổ chức cho đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị đảm bảo theo đúng điều 2, và điều 48 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Ngoài ra, việc thành lập, tổ chức, hoạt động, Viện kiểm sát còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, về trình tự, thủ tục Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Võ luôn bám chặt và thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự về khởi kiện và thụ lý vụ án, giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại. Thực hiện tốt những nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên, kiểm sát viên (theo điều 58, 59 BLTTDS) và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh công tác kiểm sát giải quyếtcác tranh chấp KDTM của Viện kiểm sát nhân dân các tranh chấp KDTM của Viện kiểm sát nhân dân

a. Nhân tố chủ quan

Con người đóng vai trị trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyết định trực tiếp tới việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại. Đối với vấn đề chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, yếu tố con người vơ cùng quan trọng, để Viện kiểm sát có thể tồn tại và phát triển, thì cần có một hệ thống cơ cấu quản lý tốt. Muốn có được một cơ cấu quản lý tốt thì những thành phần nằm trong cơ cấu tổ chức như Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chuyên viên pháp lý,… ln phải là những con người, nhân tố có kiến thức và kinh nghiệm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp để có thể duy trì hoạt động và thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình, để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Từ đó, pháp luật có thể dựa vào những đặc trưng nổi bật của nhân tố con người để có thể ngày càng hồn hiện hơn pháp luật về công tác kiểm sát giải quyết các tranh chấp KDTM.

b. Nhân tố khách quan

Mức độ ổn định về chính trị và pháp luật của một quốc gia cho phép việc áp dụng và chấp hành pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn. Các chính sách bao gồm luật, văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm, pháp lệnh về việc thực hiện công tác kiểm sát của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tạo ra một hành lang pháp lý cho cơ quan chức năng nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng nhìn vào đó, theo quy chuẩn đó để thực hiện, mọi hoạt động thực hiện chức năng, vai trò của Viện kiểm sát phải chấp hành theo các quy định của pháp luật, phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, với xã hội, với các cá nhân liên quan. Như vậy, một nền chính trị và pháp luật càng ổn định, đồng bộ và thống nhất thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hiện tốt công tác kiểm sát của mình trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại.

2.2 Đánh giá chung về công tác thực hiện chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

2.2.1 Ưu điểm

Nhìn chung các cán bộ cơng chức thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại đã có nhiều cố gắng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của BLTTDS và Quy chế công tác kiểm sát trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, bên cạnh đó đã phát hiện nhiều vi phạm của Tòa án để ban hành kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu. Các đơn vị đều lựa chọn các vụ án phức tạp để phân cơng Kiểm sát viên có kinh nghiệm kiểm sát xét xử; một số đơn vị đã phân cơng trực tiếp Phó Viện trưởng tham gia xét xử loại án này.

Đa số Kiểm sát viên được phân công đều có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ kiểm sát đối với các vụ việc kinh doanh thương mại.

Sự phối hợp tốt giữa Viện kiểm sát và Tòa án cũng như giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán hạn chế được nhiều sai sót trong q trình tiến hành giải quyết vụ án.

Tịa án thụ lý, giải quyết án kinh doanh thương mại cơ bản đảm bảo đúng trình tự thủ tục, đúng thẩm quyền, thu thập chứng cứ và giải quyết vụ án đảm bảo tính khách quan, tồn diện, đúng pháp luật; Tịa án đã quan tâm, chú trọng đến cơng tác hịa giải

giữa các bên đương sự nên hạn chế đơn thư, khiếu kiện kéo dài, góp phần làm ổn định được tình hình an ninh chính trị tại địa phương.

Nhiều Viện KSND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, kiểm sát chặt chẽ quá trình thụ lý, giải quyết án kinh doanh thương mại, lao động nên đã tiến hành kiến nghị, kháng nghị kịp thời đối với các vi phạm của Tòa án.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công t c iểm s t giải quyết tranh chấp c c vụ n inh doanh thương mại thực tiễn thực hiện tại viện iểm s t nhân dân huy (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)