Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công tác giả

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công t c iểm s t giải quyết tranh chấp c c vụ n inh doanh thương mại thực tiễn thực hiện tại viện iểm s t nhân dân huy (Trang 36 - 39)

g. Nội dung pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công tác giả

quyết các tranh chấp KDTM tại VKSND huyện Quế Võ.

3.3.1 Về phía nhà nước

Thứ nhất, xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt

động của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại cơ quan có thẩm quyền cần hồn thiện các thể chế pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động đồng thời quy định rõ ràng, đầy đủ hơn về vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, vị trí vai trị của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát việc ban hành bản án, quyết định tái thẩm của Tòa án, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát đối với các giai đoạn tố tụng của Tòa án và các chế tài đảm bảo thực hiện quyền của Viện kiểm sát. Có như vậy, Viện kiểm sát nhân dân mới thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giải quyết vụ án kinh doanh thương mại.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với kiểm sát việc giải quyết vụ án

kinh doanh thương mại. Hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát khơng tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, Ban cán sự Đảng cần tiếp tục xây dựng và ban hành các Nghị quyết, chỉ thị về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại chú trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ tập trung vào việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót vẫn cịn tồn tại, tránh để tình trạng vụ án bị kéo dài, gây bức xúc và đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Thứ ba, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại các đơn vị. Lãnh đạo

viên chú trọng quan tâm bố trí Kiểm sát viên làm cơng tác kiểm sát việc giải quyết các tranh chấp KDTM theo hướng chuyên trách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm sát

viên tập trung nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giải quyết án kinh tế. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, Kiểm sát viên. Đình kỳ 6 tháng, năm lãnh đạo viện phụ trách tiến hành kiểm tra chất lượng xây dựng hồ sơ kiểm sát, chất lượng nghiên cứu, báo cáo tham mưu đề xuất đường lối giải quyết; khả năng phát hiện vi phạm, tồn tại của Tòa án… của cán bộ, Kiểm sát viên để nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.

Thứ tư, đẩy mạnh cơng tác góp ý, xây dựng pháp luật, cũng như cơng tác tun

truyền, giáo dục pháp luật. Trong q trình thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại cần thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút ra những bất cập, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn để kiến nghị đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn sửa đổi, bổ sung để góp phần hồn thiện pháp luật tố tụng dân sự.

3.3.2 Về phía Viện kiểm sát

Thứ nhất, quán triệt đầy đủ nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật

Tổ chức VKS nhân dân năm 2014 đến toàn thể đội ngũ Cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị để Cán bộ, Kiểm sát viên nắm vững, thống nhất thực hiện.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Viện KSND tỉnh Bắc Ninh, tranh

thủ sự lãnh đạo quan tâm ủng hộ của cấp ủy Đảng đối với công tác kiến nghị của Viện kiểm sát. Tăng cường công tác kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, qua kiểm sát phát hiện vi phạm kịp thời ban hành văn bản kiến nghị đối với cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS nhân dân.

Thứ ba, nâng cao năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Cán

bộ, Kiểm sát viên. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên sâu, rà sốt, sắp xếp bố trí cán bộ trong từng khâu cơng tác, bảo đảm đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Rèn luyện Cán bộ, Kiểm sát viên gắn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm

và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.

Thứ tư, cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành tiến tới tiêu

chuẩn hóa các chức vụ lãnh đạo bằng cách: Từng bước rà sốt lại trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo các cấp, các đơn vị về trình độ văn hóa và trình độ lý luận chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ; số đã được đào tạo cơ bản và đào tạo không cơ bản; số có trình độ, năng lực cịn có thể đào tạo và số khơng cịn khả năng đào tạo. Đánh giá, phân loại khả năng giải quyết cơng việc thực tế của họ để từ đó có những đề xuất, biện pháp bồi dưỡng lại, bố trí sắp xếp cơng việc hợp lý. Thường xuyên tổ chức

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho những đối tượng này để họ có thể nắm chắc, vận dụng thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp để giúp họ chỉ đạo tốt ở đơn vị mình.

Thứ năm, cần quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, KSV có bản lĩnh

chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lương tâm, trách nhiệm, tận tụy và tự giác cao với cơng việc. Ngồi kế hoạch đào tạo chung cho cán bộ, KSV trong toàn ngành, cần tổ chức các lớp tập huấn, rèn luyện kĩ năng chuyên sâu trong hoạt động giải quyết án kinh doanh thương mại

Thứ năm, cần tập trung làm tốt việc ban hành kiến nghị các cơ quan hữu quan

trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm thông qua việc ban hành kiến nghị phịng ngừa Viện KSND huyện Quế Võ góp phần cùng với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan trong cuộc đấu tranh phòng ngừa vi phạm, tội phạm tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện.

Thứ sáu, Để kiến nghị của Viện kiểm sát thực sự hiệu quả được tiếp thu, vi phạm

pháp luật được sửa chữa kịp thời cần có sự trao đổi, thống nhất nhận thức với Cơ quan hữu quan (mà kiến nghị của Viện kiểm sát tác động đến) làm rõ căn cứ pháp lý, hậu quả tác hại của vi phạm đồng thời kiên quyết thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật. Khẳng định ngày một tốt hơn vị trí, vai trị của Viện kiểm sát trong công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO I. Các văn bản pháp luật.

1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 2. Hiến pháp 2013

3. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

4. Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNTTC-TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

5. Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

II. Sách tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017) “Giáo trình Luật tố tụng dân sự”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

III. Tạp chí

1. Đặng Anh Phương (2015) “Tiếp tục tranh luận về vai trò, thẩm quyền của

Viện Kiểm sát trong tố tụng dân sự”, báo Bình Định ngày 26/10/2015.

2. Lê Tuấn Phong (2017) “Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát

nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” -

luận án tiến sĩ, được hồn thành tại Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh

3. Lê Thanh Hưng (2015) “Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm

sát nhân dân – Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Nông” – luận văn thạc

sĩ, được hoàn thành tại Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

4. Ngô Hùng Thái (2017) “Về chế định Kiểm sát nhân dân trong hiến pháp Việt

Nam” tạp chí Khoa Học Kiểm Sát – trường Đại học Kiểm Sát, số 5 năm 2017.

5. Nguyễn Phương Nam (2015) “Xác định vị trí, vai trị của Viện kiểm sát trong

tố tụng dân sự”, báo Công lý số ra ngày 30/10/2015.

6. Trương Thế Nguyễn (2017) “Một số kiến nghị trong việc xây dựng luật về

giải thích hiến pháp, luật, pháp luật ở nước ta hiện nay”, tạp chí Nghề Luật, số 2 năm 2017.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công t c iểm s t giải quyết tranh chấp c c vụ n inh doanh thương mại thực tiễn thực hiện tại viện iểm s t nhân dân huy (Trang 36 - 39)