ƯỚC LƯỢNG MƠ HÌNH HÀM CẦU SẢN PHẨM ĐỆM BÔNG TINH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích và dự báo cầu sản phẩm đệm bông tinh khiết của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại thái dương trên địa bàn thành phố hà nội đến n (Trang 34 - 37)

6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.3. ƯỚC LƯỢNG MƠ HÌNH HÀM CẦU SẢN PHẨM ĐỆM BÔNG TINH

KHIẾT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012-2015

2.3.1. Ước lượng mơ hình hàm cầu

Qua bảng số liệu đã được xử lý theo những phương pháp thống kê riêng, số liệu tìm được theo quý theo cách xử lý, tác giả đã sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng

Bảng 2.7: Ước lượng cầu đệm bông tinh khiết của công ty Thái Dương

Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Eviews 6.0

Từ bảng, ta có hàm cầu ước lượng đệm bơng tinh khiết như sau: ^

Q = -5669,831 – 2,537040 P + 3,451467PR + 0,899999M + 0,660401N

Hàm cầu ước lượng có R2 = 0,658094 tức 65,81%. Điều này phản ánh sự biến động cầu đệm bông tinh khiết giai đoạn 2012-2015 của công ty phụ thuộc 65,81% vào giá đệm bông tinh khiết, giá đệm bông PE-HQ, thu nhập người dân Hà Nội và dân số Hà Nội trong giai đoạn này.

Nhìn vào kết quả ước lượng ta thấy, dấu của các hệ số phù hợp với lý luận đã đưa ra. Cụ thể như sau:

^b = -2,537040 < 0 là phù hợp vì theo đúng luật cầu khi giá sản phẩm đệm

bơng tinh khiết tăng thì lượng cầu về sản phẩm này sẽ giảm và ngược lại.

c^ = 3,451467 > 0 là phù hợp vì sản phẩm đệm bơng PE-HQ của cơng ty TNHH Hàn Việt là hàng hóa thay thế cho sản phẩm đệm bông tinh khiết của công ty Thái Dương nên khi giá sản phẩm đệm bơng PE-HQ tăng thì lượng cầu sản phẩm đệm bơng tinh khiết sẽ tăng và ngược lại.

d = 0,899999 > 0 phù hợp vì sản phẩm đệm bơng tinh khiết là hàng hóa thơng^ thường nên lượng cầu sẽ có sự thay đổi cùng chiều với thu nhập hay khi thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng và ngược lại.

e^ = 0,660401 > 0 là phù hợp vì sự tăng lên của lượng cầu về sản phẩm đệm bông tinh khiết biến động cùng chiều với sự gia tăng dân số.

2.3.2. Kiểm định ý nghĩa thống kê và sự phù hợp của mơ hình

Với độ tin cậy 90% hay mức ý nghĩa α = 10%, ta tiến hành kiểm định sự phù hợp của mơ hình cũng như ý nghĩa thống kê của các tham số ước lượng.

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Giá trị Pvalue (F) = 0,012621 < 0,1 do đó ta có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận H1. Vậy có thể khẳng định, với mức ý nghĩa α = 10% mơ hình dùng để ước lượng hàm cầu sản phẩm đệm bông tinh khiết của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Thái Dương trên địa bàn thành phố Hà Nội là phù hợp.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số

Hệ số có P-value = 0,0035 < 0,1 nên tham số ước lượng b có ý nghĩa thống kê. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá đệm bông tinh khiết tăng lên 1000 đồng thì lượng cầu đệm bơng giảm 2,537040 chiếc.

Hệ số có P-value = 0,0087 < 0,1 nên c có ý nghĩa thống kê. Tức là khi giá của đệm bông PE-HQ tăng lên 1000 đồng thì lượng đệm bơng tinh khiết bán ra tăng 3,451467 chiếc trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.

Hệ số có P-value = 0,0781 < 0,1 nên d có ý nghĩa thống kê. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi thu nhập tăng 1000 đồng thì lượng cầu tăng 0,899999 chiếc và ngược lại.

Hệ số P-value = 0,0195 < 0,1 nên tham số ước lượng e có ý nghĩa thống kê. Cụ thể khi dân số Hà Nội tăng lên 1 người thì số lượng đệm bơng tinh khiết bán ra tăng 0,660401 chiếc trong điều kiện các yếu tố khác là khơng đổi.

2.3.3. Phân tích độ co dãn

Tại quý IV năm 2015, số lượng đệm bông tinh khiết bán ra Q = 315 chiếc, giá của đệm bông tinh khiết P = 1,6 (triệu đồng), giá của đệm bông PE-HQ = 1,46 (triệu đồng), thu nhập của người dân thành phố Hà Nội M = 47,95 (triệu đồng), dân số thành phố Hà Nội N = 7,46 (triệu người). Ta có độ co dãn của cầu theo giá, theo thu nhập và theo giá chéo được tính như sau:

Độ co dãn của cầu theo giá:

EPD= ^b ×P

Q =-2,537040 ×1,60

315 =-0,0129

Giá trị co giãn của cầu theo giá mang dấu âm và xét về mặt giá trị tuyệt đối thì nhỏ hơn 1 cho ta thấy cầu đệm bông tinh khiết kém co dãn muốn tăng doanh thu, công ty nên tăng giá bán và ngược lại với giả định các yếu tố khác là không đổi.

Độ co giãn của cầu theo thu nhập:

EMD = d ^ ×M

Q = 0,899999 ×47,95

315 = 0,1369 Giá trị EMD

= 0,1369, 0 < EMD

< 1 nên đệm bơng tinh khiết là hàng hóa thơng thường và khi tăng 1% thu nhập bình quân một quý của người tiêu dùng làm cho

lượng cầu đệm bông tinh khiết tăng 0,1369% và ngược lại (với giả định rằng các yếu tố khác không đổi).

Độ co giãn của cầu theo giá chéo:

EXR = c^ × PR

Q = 3,451467 ×1,46

315 = 0,0146

Giá trị EXR = 0,0146 > 0, cho ta thấy đệm bơng PE-HQ là hàng hóa thay thế của đệm bông tinh khiết và khi giá đệm bơng PE-HQ tăng 1% thì lượng cầu đệm bơng tinh khiết tăng 0,0146% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích và dự báo cầu sản phẩm đệm bông tinh khiết của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại thái dương trên địa bàn thành phố hà nội đến n (Trang 34 - 37)