Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ g gate (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

1.3 Một số nguyên tắc pháp luật điều chỉnh về hơp đồng mua bán hàng hoá

1.3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

HĐMBHH là một loại hợp đồng pháp lí được hình thành trên cơ sở thoả thuận tự nguyện, thống nhất ý chính giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hoá. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp. Khi xác lập một quan hệ HĐMBHH, các bên tham gia phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Thứ nhất, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 3 BLDS 2015 và Khoản 1 Điều 11 LTM 2005. Theo đó, các có quyền tự do thỏa thuận khơng trái với các qui định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại. Các bên hồn tồn tự nguyện, khơng bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi cam kết, thỏa thuận khơng có sự tự nguyện của các bên có thể bị coi là vơ hiệu.

Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, việc tham gia hợp đồng hay khơng là do các bên có tồn quyền định đoạt. Các bên bình đẳng trong việc tham gia

vào quan hệ hợp đồng khơng phụ thuộc vào giới tính và các địa vị xã hội khác; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng được xác lập và bình đẳng về trách nhiệm dân sự nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên có quyền.

Thứ ba, nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 12 LTM, theo đó các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên mà các bên đã được biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Thứ tư, nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 13 LTM 2005: “Trường hợp pháp luật khơng có quy định, các bên khơng có thỏa thuận và khơng có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.”

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ g gate (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)