6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu
hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hoá
3.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những giải pháp hồn thiện các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Giải pháp quan trọng nhất là việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cũ khơng cịn phù hợp với tình hình hiện nay. Bởi những bất cập trong quy định pháp luật này sẽ trở thành rào cản cho sự cho sự phát triển và hội nhập của đất nước và gây khó khăn trong việc giao kết, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá cũng như giải quyết các tranh chấp. Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung luật, em hi vọng rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa đưa ra những hướng dẫn cụ thể đối với cách thi hành các văn bản luật nhằm giúp cho doanh nghiệp tránh bị động trong việc áp dụng các quy định của Nhà nước vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, em có một số kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá như sau:
Đầu tiên cần thống nhất và điều chỉnh các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá trong hai văn bản luật chính là BLDS 2015 và LTM 2005. Thứ nhất, về đối tượng hàng hoá, tại Khoản 3 Điều 5 Luật Thương mại đã đưa ra khái niệm về hàng
hố nhưng cho đến nay, khái niệm đó đã bộc lộ sự hạn chế và không thể bao quát được các loại hàng hố. Do đó, cần phải mở rộng khái niệm hàng hố khơng chỉ bao gồm hàng hố hữu hình mà có cả hàng hố vơ hình như cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu trí tuệ… Như vậy sẽ làm cho quan hệ mua bán hàng hoá mở rộng hơn rất nhiều. Thứ hai, về nội dung của hợp đồng, Luật Thương mại 2005 không quy định các điều khoản bắt buộc đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, các bên được toàn quyền thỏa thuận về vấn đề này. Vì vậy, pháp luật nên quy định những điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Điều này sẽ làm cho việc xây dựng hợp đồng trở nên chặt chẽ hơn, giúp cho việc giao kết, thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh dễ dàng hơn. Thứ ba, về hình thức hợp đồng; pháp luật hiện hành cho phép các bên giao kết hợp đồng dưới 3 hình thức. Điều này là một sự hạn chế của quy định liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hố cần được thực hiện dưới mọi hình thức để tạo nên sự linh hoạt cho chủ thể. Tuy nhiên cũng khơng vì thế mà các chủ thể lợi dụng sự sơ hở này. Các bên có thể sử dụng mọi hình thức hợp đồng nhưng phải chứng minh được tính hợp pháp cũng như sự tồn tại của hợp đồng. Đặc biệt, đối với vấn đề mua bán hàng hóa thơng qua phương tiện điện tử dễ xảy ra dị rỉ thơng tin, đánh cắp thơng tin khách hàng. Chính vì thế, Nhà nước ta cần ban hành một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh các giao dịch điện tử và đưa ra quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên trong việc bảo mật thông tin cũng như trong việc đảm bảo độ chính xác của thơng tin. Thứ tư, pháp luật cần quy định rõ khái niệm và điều kiện xảy ra sự vi phạm để xác định đúng đối tượng và đúng tội nhằm đưa ra hướng giải quyết tranh chấp thuyết phục nhất. Quan trọng hơn là quy định về cách xác định thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Bởi trên thực tế xuất hiện nhiều trường hợp cố tình vi phạm hợp đồng để trục lợi từ sự vi phạm đó nên pháp luật Việt Nam cần có quy định cụ thể về cách xác định thiệt hại để yêu cầu bồi thường.
Bên cạnh những giải pháp hồn thiện pháp luật, phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa:
Thứ nhất, giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật cho các doanh nghiệp trong ký kết và thực hiện HĐMBHH. Để thực hiện tốt giải pháp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi người trên quy mô rộng để đảm bảo đưa pháp luật tới tất cả các đối tượng. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên tìm hiểu và cập nhật thông tin pháp lý, xây dựng tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp, tổ chức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật HĐMBHH cho cán bộ. Việc này giúp cho doanh nghiệp có sự nắm bắt pháp luật thơng suốt có ích cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố.
Thứ hai, giải pháp hỗ trợ thơng tin và tư vấn pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các doanh nghiệp. Trong khi hỗ trợ thơng tin cần có thái độ sẵn sàng giúp đỡ và nhiệt tình và đảm bảo tư vấn một cách cặn kẽ, dễ hiểu nhất. Việc hỗ trợ thơng tin này có thể thông qua các buổi tọa đàm, buổi họp hoặc thiết lập trang web riêng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để các doanh nghiệp có thể cập nhật thơng tin, trao đổi, bàn bạc và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong quá trình thực thi pháp luật về HĐMBHH.
Thứ ba, đối với những tranh chấp hợp đồng cần được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời tránh mất thời gian và tốn kém tiền bạc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải đảm bảo sự công khai, minh bạch, tránh những thủ tục phiền hà và gây rắc rối cho doanh nghiệp. Do đó, việc đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp là hết sức quan trọng, cần có sự đãi ngộ xứng đáng với những người làm công tác xét xử, để họ yên tâm cống hiến.
3.2.2 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Công nghệ G-Gate
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ G-Gate khơng chỉ chịu ảnh hưởng từ phía Nhà nước mà cịn chịu ảnh hưởng từ tình hình thực tế của cơng ty. Vì vậy, từ phía cơng ty cũng cần có những thay đổi để nhằm hồn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hoá.
Về việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, trước khi tham gia ký kết, công ty cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc tìm hiểu khách hàng của mình xem khách hàng có đủ tư cách chủ thể tham gia quan hệ không đến việc xây dựng hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo sự ràng buộc giữa các bên dưah trên sự thoả thuận, đàm phán trước đó. Việc chuẩn bị này hết sức quan trọng bởi nó giúp cho việc giao kết hợp đồng dễ dàng, thuận tiện hơn tránh trường hợp khi hợp đồng đã ký kết mới tiến hành sửa chữa sẽ mấy nhiều thời gian và khả năng tài chính.
Đối với nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá, một số nội dung các điều khoản trong hợp đồng còn sơ sài thậm chí cơng ty thường sử dụng những mẫu hợp đồng có sẵn vừa đơn giản lại nhanh gọn, tuy nhiên điều này cũng bộc lộ nhược điểm là cứng nhắc, không linh hoạt trong quan hệ hợp đồng. Không phải trong mọi trường hợp, không phải đối với mọi đối tác đều có thể thực hiện ký kết, thực hiện những nội dung của hợp đồng như nhau. Ngay cả khi thực hiện soạn thảo hợp đồng theo mẫu, những điều khoản trong hợp đồng cũng thiếu tính cụ thể, rõ ràng, chưa mang tính ràng buộc chặt chẽ, cịn nhiều sơ hở, mà nếu xảy ra tranh chấp thì thật khó lường trước hậu quả của nó.Việc chứng minh tính hợp pháp của hợp đồng khi xảy ra tranh chấp là rất khó, do đó cơng ty cần xây dựng nội dung hợp đồng gồm đầy đủ các điều khoản tạo tính
chặt chẽ cho hợp đồng. Nội dung trong hợp đồng của công ty cần quy định chi tiết, chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp, thời gian hiệu lực, điều khoản lựa chọn luật điều chỉnh,…
Về việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cơng nhân viên trong cơng ty, cơng ty cần có kế hoạch đào tạo rõ ràng thông qua các buổi học pháp luật ngắn hàng tuần nhằm giúp cán bộ công nhân viên nắm bắt được những quy định pháp luật mới nhất điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hố. Cơng ty cũng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn từ các văn phịng luật hoặc tư vấn từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, giúp cán bộ cơng nhân viên trong công ty tự tin hơn trong việc giao kết và thực hiện hợp dồng mua bán hàng hố. Đồng thời, cơng ty cũng cần thành lập cho mình một bộ phận pháp chế riêng, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban như vậy sẽ đảm bảo cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất. Việc này không chỉ giúp chất lượng đội ngũ nhân viên cao mà cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty trong thời gian tới.