Về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đoàn nguyên (Trang 33 - 41)

6. Kết cấu khóa luận

2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng

2.2.5 Về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

a, Quyền và nghĩa vụ của bên bán theo Luật Thương Mại 2005

Quyền nhận tiền thanh toán

Quyền nhận thanh tốn của bên bán có thể trước hay sau thời điểm giao hàng tùy vào sự lựa chọn của các bên, bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán theo đúng thỏa thuận và bên bán có quyền nhận số tiền thanh tốn đó, nếu bên mua khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn bên bán có thể ngừng việc giao hàng nếu hai bên có thỏa thuận.

Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ

Trước hết, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hóa. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ trên theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nếu khơng thỏa thuận cụ thể thì có thể căn cứ vào hợp đồng có thể xác định được. Nếu thỏa thuận đó là một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong thời gian đó. Ngồi các trường hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết (điều

33 Công ước Viên). Quy định này tương đối giống với quy định của Luật Thương mại 2005, chỉ có một điều kiện khác biệt nhỏ mà Luật Thương mại 2005 quy định thêm đó là khi các bên chủ thể của hợp đồng thỏa thuận một khoảng thời gian giao hàng, bên bán có quyền giao hàng trong bất kỳ thời điểm nào trong thời gian đó nhưng phải thông báo trước cho bên mua ( khoản 2 điều 37 Luật Thương mại).

Về trách nhiệm đối với hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng, theo khoản 1 điều 40 Luật Thương mại, bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó. Khoản 2, 3 điều 40 Luật Thương mại quy định bên bán phải chịu bất kỳ khiếm khuyết nào đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; hoặc khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nhưng nguyên nhân gây ra khiếm khuyết đó là do bên bán vi phạm hợp đồng.

Về việc giao thừa hàng, điều 43 Luật Thương mại quy định nếu người bán giao hàng nhiều hơn với số lượng quy định trong hợp đồng thì nhười mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toang bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.

Bên bán có nghĩa vụ giao đúng số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất, và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại điều 31 của công ước.

Chuyển quyền sở hữu hàng hóa

Cơng ước Viên 1980 khơng trực tiếp quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đồng loại được chuyển sang người mua. Tuy nhiên, xuất phát từ quy định về thời điểm chuyển rủi ro, có thể hiểu rằng đối với hàng hóa là hàng đồng loại quyền sở hữu không thể được chuyển sang người mua trước thời điểm hàng hóa đó được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng. Hành vi cá thể hóa được quy định trong hợp đồng là việc xếp hàng hóa vào nơi riêng biệt, đóng gói, đánh dấu bằng ký hiệu, mã hiệu hay những hành vi khác có mục đích đưa hàng há vào một tình trạng để có thể

giao cho người mua như là hàng đặc định. Theo điều 62 Luật Thương mại Việt Nam 2005, nếu khơng có thỏa thuận khác hay pháp luật khơng có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Tuy nhiên, thời điểm mà hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì Luật Thương mại khơng quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao trên thực tế? Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ người bán sang người mua trước hết do các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ điều chỉnh trong trường hợp khơng có sự thỏa thuận của các bên tuy nhiên vẫn rất mơ hồ, chưa rõ ràng và cụ thể.

b. Nghĩa vụ của bên mua

Nghĩa vụ thanh toán

Theo quy định tại điều 50 Luật Thương mại 2005 thì : “ Bên mua có ngĩa vụ thanh tốn tiền mua hàng và nhậ hàng theo thỏa thuận, bên mua phải tuân thủ phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh tốn theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật, bên mua vẫn phải thanh tốn tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra”. Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005 đã có quy định thêm về việc ngừng thanh tốn tại điều 51. Theo đó, bên mua có quyền tạm ngừng thanh tốn khi có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp, bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Trong những trường hợp trên, nếu có bằng chứng do bên mua đưa ra khơng xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thi bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.

 Nghĩa vụ nhận hàng

Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua được quy định tại điều 56 Luật Thương mại 2005 “Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng”. Bên mua có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để bên bán có thể giao hàng như chuẩn bị kho bãi, công nhân bốc dỡ hàng, làm thủ tục hải quan…

c, Trách nhiệm pháp lý và phương thức giải quyết tranh chấp:

Cơ sở vi phạm :

Một hành vi được xác định là vi phạm hợp đồng trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cũng cần được xem xét đầy đủ các yếu tố cụ thể về hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại về tài sản đối với bên bị vi phạm.

Theo Công ước Viên 1980 quy định tại Điều 25 đưa ra “Một sự vi phạm hợp

đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm khơng tiên liệu được hậu quả đó và

một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ khơng tiên liệu được nếu họ cũng rơi vào hồn cảnh tương tự”.

Còn theo pháp luật Việt Nam điều 303 Luật Thương mại 2005 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì “trách nhiệm bồi thường thiệt hại

phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Như vậy, có thể thấy được trong Cơng ước, ngồi việc xét về yếu tố có thiệt hại thực tế khi có hành vi vi phạm hợp đồng tương tự pháp luật Việt Nam, trong đó cịn đưa ra trường hợp bên bị vi phạm bị mất cơ hội trong khi chờ đợi trên cơ sở hợp đồng mà đáng lẽ ra họ đạt được cũng được đưa vào trường hợp vi phạm hợp đồng.

Phương thức giải quyết tranh chấp:

Luật thương mại 2005 quy định rõ cụ thể về các loại chế tài trong hoạt động tranh chấp thương mại như:

+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng; +Phạt vi phạm;

+Buộc bồi thường thiệt hại; +Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; +Đình chỉ thực hiện hợp đồng; +Hủy bỏ hợp đồng;

+Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Công ước Viên 1980 bao gồm những biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên có một điểm khác biệt là điều khoản giảm giá cũng được xem như một biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng.

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng:

đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là có

hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm.

Điểm hạn chế đầu tiên có thể thấy ở chế tài thương mại này, đó là quy định tại Khoản 2 Điều 299 Luật thương mại 2005. Điều luật này quy định “trường hợp bên

vi phạm không thực hiện buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”. Như vậy, khi bên vi phạm không thực hiện được chế tài buộc thực

hiện đúng hợp đồng thì chỉ phải chịu hình thức chế tài khác mà khơng phải chịu bất kỳ trách nhiệm bổ sung nào. Đây là một điểm không chặt chẽ trong quy định của pháp luật dẫn đến trên thực tế có nhiều chủ thể lợi dụng kẽ hở này trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Mặt khác, cũng tại quy định của Luật thương mại 2005 có sự mâu thuẫn như sau: Tại khoản 1 Điều 299 có quy định: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong

thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng chế tài khác”. Các hình thức chế tài khác trong Luật thương mại 2005 chính là tạm ngừng

thực hiện hợp đồng đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 51 của Luật này lại quy định như sau: “bên mua có

bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng khơng phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự khơng phù hợp đó”. Theo

điều luật này thì việc ngừng thanh tốn chính là tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

Như vậy trong trường hợp này bên mua có thể cùng lúc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Đây chính là điểm mâu thuẫn giữa quy định tại khoản 1 Điều 299 và khoản 2 Điều 299 Luật thương mại 2005.

- Phạt vi phạm

Theo điều 300 Luật thương mại 2005 quy định phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp

đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này. Có nghĩa là quyền yêu cầu phạt vi phạm phát sinh do các hành vi như không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện sai hợp đồng gây thiệt hại thực tế và trực tiếp đối với bên bị hại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điều 294 trên.

- Buộc bồi thường thiệt hại

Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định về chế tài bồi thường thiệt hại tại Điều 302. Chế tài này sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam.“Điều 302: Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”.

Điều 74 Cơng ước Viên đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại: “Thiệt hại

do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên cơ sở các thơng tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào thời điểm đó”. Như vậy, theo quy định tại Cơng ước Viên đưa ra

đầy đủ hơn về mức độ đền bù thiệt hại “không thể vượt quá” tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng trong khi Luật thương mại 2005 chỉ đưa ra quy định về giá trị bồi thường thiệt hại chứ không đưa ra giới hạn mức đền bù vi phạm đối với bên bị hại.

-Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng mua bán là hình thức chế tài theo đó một bên tạm thời khơng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mua bán. Điều 308 Luật thương mại 2005 quy định tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp

sau đây:

" 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực

hiện hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng."

Và tại Điều 311 Luật thương mại 2005 quy định về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng:

" 1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên

nhận được thơng báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này." -Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Căn cứ áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng là xảy ra vi phạm hợp đồng: +Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Trường hợp này, các bên dự liệu và thỏa thuận rõ trong hợp đồng những hành vi vi phạm nào xảy ra thì bên bị vi phạm được quyền áp dụng biện pháp đình chỉ hợp đồng để bảo vệ lợi ích của mình.

+Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Về thủ tục, khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm (bên bị áp dụng chế tài) phải thơng báo việc tạm đình chỉ cho bên kia. Nếu khơng thơng báo, dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường cho họ.

-Huỷ bỏ hợp đồng.Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ

một phần hợp đồng. Đối với hợp đồng xuất khẩu hàng hố thì việc huỷ bỏ hợp đồng cũng phải tuân theo những điều kiện nhất định. Các điều kiện đó có thể là do hai bên trong hợp đồng thoả thuận cũng có thể do pháp luật của nước mà hai bên trong hợp đồng chọn làm luật áp dụng quy định.

-Giảm giá hàng : Điều khoản giảm giá cũng được xem như một biện pháp khắc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đoàn nguyên (Trang 33 - 41)