Về chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đoàn nguyên (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu khóa luận

2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng

2.2.1 Về chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ thể tham gia hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết để cấu thành quan hệ hợp đồng. Xét trên thực tế, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thực hiện giao dịch, xác lập các quan hệ hợp đồng mua bán với các cá nhân, tổ chức khác mà có thể khơng quan tâm đến phía đối tác của mình là ai, có đủ điều kiện và khả năng thực hiện hợp đồng hay không. Tuy nhiên, điều đó sẽ tiềm ẩn những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và nếu như khơng được pháp luật cơng nhận và bảo vệ thì các bên có thể phải chịu những bất lợi khơng đáng có về mình (ví dụ: hợp đồng vơ hiệu do chủ thể khơng có năng lực pháp luật). Các điều ước quốc tế về thương mại quốc tế khẳng định rõ “không điều chỉnh đối với những vấn đề liên quan

đến địa vị pháp lý hoặc năng lực chủ thể của các bên” (Khoản 1 Điều 5 Công ước La-

Haye 1964). Điều đó có thể được hiểu là các điều ước quốc tế dành việc quy định các vấn đề liên quan đến chủ thể cho pháp luật quốc gia. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật của chủ thể tham gia hợp đồng chính là năng lực pháp luật dân sự của chủ thể - là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi; mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16. Ngoài ra, đối với cá nhân, để trở thành chủ thể của quan hệ dân sự địi hỏi người đó phải có năng lực hành vi dân sự (là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác

lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự - Điều 19). Điều này có nghĩa, cá nhân đó khơng phải là người mất năng lực hành vi dân sự (là người do bị bệnh tâm thâm hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình - Điều 22) hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình - Điều 24). Bên cạnh đó, để trở thành chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại thì cá nhân phải là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên). Có rất nhiều loại chủ thể khác nhau tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chủ thể phổ biến trong hoạt động ký kết trong hoạt động này là các thương nhân. Khái niệm thương nhân theo khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005 của pháp luật Việt Nam quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đoàn nguyên (Trang 29 - 30)