5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2. Các đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
3.2.2. Một số kiến nghị
a, Dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý Lý do đưa ra giải pháp:
Trong năm 2016 doanh nghiệp đã tăng quy mô vốn lưu động. Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2016 lại giảm 41.547.412 đồng so với năm 2015, tương đương với tỷ lệ giảm là 23.38 %. Nguyên nhân này chủ yếu là do dự trữ hàng tồn kho quá lớn, trong khi đó sản phẩm lại tiêu thụ chậm làm cho lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp chưa kịp thời.
Nội dung của giải pháp:
-Trước hết doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng hợp lý để giải quyết bớt
lượng hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo hịa vốn như: có chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá đối với những khách hàng quen, đội ngũ cán bộ nhân viên phải có thái độ làm việc tích cực, xem khách hàng là thượng đế... Bên cạnh đó,cần chú trọng tìm
kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
loại sản phẩm nào mà khách hàng hướng tới hiện nay, giúp doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng hợp lý, giảm lượng hàng tồn kho.
-Doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đối chiếu tình hình nhập xuất tồn của
các mẫu sản phẩm để bộ phận kế hoạch lập kế hoạch dự trữ một cách chi tiết, cụ thể đảm bảo sát thực tế để hạn chế mức thấp nhất số vốn dự trữ.
b, Đối với ngân hàng
Lý do đưa ra giải pháp:
Công ty được thành lập trong điều kiện vốn tự có khơng nhiều, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đi vay từ các ngân hàng, chi phí lãi vay sẽ rất lớn. Vì vậy với vai trị là nhà cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cần xây dựng các chính sách, thủ tục, mức lãi suất và thời hạn vay hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.
Nội dung giải pháp
Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa vấn đề điều chỉnh lãi suất, lãi suất cho vay cần linh hoạt theo sát diễn biến cung cầu vốn thị trường, thực hiện linh hoạt chính sách tỉ giá và điều chỉnh tỉ giá theo hướng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng thị trường ra nước ngoài
Điều kiện thực hiện
Các ngân hàng Việt Nam cần tăng cường liên doanh liên kết và mở các chi nhánh của mình ở nhiều nước, đặc biệt là các nước cơng ty đang xuất khẩu sản phẩm của mình sang nhằm thực hiện việc giao dịch và thanh tốn của cơng ty đối với đối tác thuận tiện hơn
Hệ thống ngân hàng cần được hồn thiện, đa dạng hóa các nghiệp vụ để trở thành trung gian tài chính thực sự thúc đầy thị trường vốn phát triển.
c, Đối với nhà nước
Lý do đưa ra giải pháp:
Trong nền kinh tế thị trường nhà nước tuy không can thiệp được vào nội bộ từng doanh nghiệp nhưng nhà nước có vai trị quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mơ. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Tạo lập môi trường pháp luật ổn định: Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật tạo thành hành lang pháp lý. Đây là biện pháp để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Hành lang pháp luật thể hiện ở các văn bản pháp luật, các quy định các văn bản dưới luật về các vấn đề kinh tế. Vì vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hết khả năng tiềm lực của mình, nhà nước phải tạo ra mơi trường pháp luật thơng thống và hợp lý.
Hiện nay trên thị trường các công ty cổ phần liên tục được thành lập và rất phát triển. Thị trường chứng khoán đang là điểm nóng, vì vậy nhà nước cần phải có các luật phù hợp để dần tạo ra được môi trường pháp lý cho các công ty cổ phần phát triển. Đối với vấn đề huy động sử dụng vốn kinh doanh, nhà nước cần ban hành các quy định thuận lợi về vịêc vay vốn ngân hàng và các hoạt động tài chính khác.
Tạo lập môi trường kinh tế xã hội ổn định đảm bảo cho việc huy động vốn Huy động sử dụng vốn có hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nhà nước cần thơng qua các chính sách, công cụ khác nhau để tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư vốn như: Định hướng cho sự phát triển của thị trường bằng cách vạch ra các kế hoạch, chính sách phát triển dài hạn của thị trường vốn, có biện pháp cải hiện đại hố hệ thống tài chính, làm cho hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, kiềm chế lạm phát, tạo ra các yếu tố khuyến khích đầu tư: chính sách thuế, lãi suất. Đa dạng hố cơng cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu. Thực hiện ưu đãi trong chính sách về tài chính
Nhà nước cần tạo ra một cơ chế tài chính thơng thống và hợp lý cho các doanh nghiệp hoạt động dược dễ dàng hiệu quả hơn. Đối với vấn đề vay vốn đầu tư nhà nước nên tạo điều kiện trong vấn đề này: hạ lãi suất, kéo dài thời hạn vay. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế. Xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế, quy định các biện pháp chế tài nhằm nhanh chóng chấm dứt cơng nợ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chu chuyển bình thường, liên tục
Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn
KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty là vấn đề thường xuyên được đặt ra trong bối cảnh cạnh tranh và công nghệ cao hiện nay. Trong thời gian qua, công ty cổ phần I.T.C Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong việc sử dụng vốn, đem lại hiệu quả kinh donah nhất định cho và hiệu quả phục vụ cao cho các đơn vị khác. Với xu thế hội nhập và cạnh trành ngày càng khốc liệt, để phát triền thành công ty mạnh, công ty cần tổ chức hoạt động kinh doanh khoa học, giá trị đồng vốn được sử dụng sao cho ngày một tối ưu hơn nữa. Vì vậy đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty cổ phần I.T.C Việt Nam” được đặt ra với nhiều nội dung cần được nghiên cứu là một vấn đề thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần I.T.C Việt Nam, em đã tổng kết và hoành chỉnh bài luận văn. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề có quy mơ lớn và địi hỏi nghiên cứu sâu rộng. Mặt khác, công ty cổ phần I.T.C Việt Nam có hoạt động khá phức tạp và liên quan đến những lĩnh vực chuyên ngành đặc thù, giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn có những biến động trong cơng ty. Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty là vấn đề khó khăn và khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện, được sự hướng dẫn hết sức tận tình của cơ giáo
Nguyễn Thị Mai, cùng sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu và thơng tin hết sức nhiệt tình của
Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ phần I.T.C Việt Nam, em đã hồn thành bài khóa luận của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế Tốn Tài Chính – Đại học Thương Mại 2. Giáo trình Kế Tốn Quản trị – Đại học Thương Mại
3. Giáo trình Phân tích Kinh tế Doanh Nghiệp Thương mại – Đại học Thương Mại 4. Chế độ kế toán Doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê 2012
5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Nhà xuất bản Tài chính 2009
6. 26 chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn các chuẩn mực – Nhà xuất bản Thống kê 2009
7. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
8. Hệ Thống Kế Toán Việt Nam - Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa - Nhà xuất bản Tài chính - Năm 2011(Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính).