Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH hảo phụng (Trang 46 - 48)

- Vận tải hàng hóa đường bộ Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định trong quá trình kinh doanh của cơng ty trong thời gian tới địi hỏi cơng ty phải nghiêm túc xem xét và phân tích kỹ lưỡng những thiếu sót, tìm ra ngun nhân để từ đó có cách khắc phục phù hợp. Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty cịn những hạn chế sau:

Hạn chế đầu tiên phải kể đến là tình trạng vốn của cơng ty bị chiếm dụng kéo

theo đó một hệ lụy là cơng ty buộc phải tăng các khoản vay nợ lên để bổ sung vốn kinh doanh.

Các khoản phải thu khách hàng của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, năm 2016 chiếm tỷ trọng 61,14% tương ứng với số tiền 6.369.418.701 đồng. Như vậy có thể thấy tỷ lệ vốn của cơng ty bị khách hàng chiếm dụng là khá cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới khả năng tài chính của cơng ty, đồng thời nó tác động không chỉ làm cho rủi ro thanh tốn của cơng ty tăng lên mà cịn làm cho vòng quay VLĐ giảm đi, hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ đó mà bị ảnh hưởng lớn.

Thứ nhất, năm 2015 và 2016, lãi suất cho vay của Ngân hàng ở mức cao, tuy có giảm hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định hạ lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở các Ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do yêu cầu thế chấp và yêu cầu cho vay của Ngân hàng rất gắt gao, dẫn đến tình trạng các cơng ty chiếm dụng vốn của nhau để duy trì sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, như một tác động xấu của chính sách mở thêm chi nhánh ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) và kinh doanh thêm mặt hàng gạch đá hoa, công ty đã chấp nhận cho khách hàng thân cũ nợ tiền hàng khi mua sản phẩm gạch đá hoa mới, thêm vào đó, để tạo vị thế và tạo quan hệ với bạn hàng mới cho chi nhánh mới tại Hậu Lộc, công ty đã chấp nhận cho những khách hàng mới nhưng mua với số lượng không lớn thanh toán chậm cho tới lần mua hàng thứ hai, như vậy cơng ty đã vơ hình chung tích các khoản phải thu nhỏ của rất nhiều khách hàng thành một khoản phải thu lớn.

Thứ ba, bản thân cơng ty cũng chưa có các biện pháp thu hồi cơng nợ hiệu quả dẫn đến tình trạng khoản nợ phải thu khơng những khơng giảm mà cịn có xu hướng tăng trong hai năm gần đây.

Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của cơng ty khá cao và có xu hướng tăng. Năm 2016 so với năm 2015, nợ phải trả của công ty tăng 1.009.579.677 đồng, tỷ lệ tăng 48,32%. Do công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng một lượng vốn khá lớn dẫn đến phải đi vay ngắn hạn nhiều.

Hạn chế thứ hai là công tác quản lý, theo dõi TSCĐ còn nhiều bất cập đặc biệt

là việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, các tháng sử dụng trích khấu hao với giá trị bằng nhau, tuy nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau thì những máy móc này khơng được sử dụng giống nhau, có những tháng đơn lẻ khơng sử tới tài sản đó nhưng vẫn trích khấu hao, điều này làm cho chi phí trong kỳ tăng lên trong khi khơng có lượng doanh thu tương ứng đề bù đắp. Thêm vào đó, có những tài sản cố định dù đã cũ hoặc sắp hỏng, tuy nhiên do chưa có điều kiện nên cơng ty chưa thay thế, hoặc chưa sửa chữa, đôi khi gây ra sự trì trệ trong cơng việc do khơng có phương tiện để sử dụng. Điều này một phần do Phịng Kế tồn chưa phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình, khi thấy sự bất hợp lý trong hạch tốn khấu hao cũng khơng tham mưu lên cấp trên đề nghị điều chỉnh. Quan trọng không kém, do sự thiếu trách nhiệm của một số nhân viên và sự lỏng lẻo trong quản lý của người phụ trách. Có những tháng, ơ tơ chun vận chuyển hàng của công ty bị

hỏng nặng, nhưng nhân viên của cơng ty trình báo chậm trễ, tiếp theo đó, khi tiếp nhận được tình trạng của TSCĐ nhưng người phụ trách vẫn không cho sửa chữa ngay, dẫn đến có những tháng phương tiện khơng được đưa vào sửa dụng, không tạo ra doanh thu những vẫn trích khấu hao.

Hạn chế thứ ba được nhìn thấy là doanh thu năm 2016 so với 2015 tăng 2.476.637.362 đồng tương ứng với tỷ lệ 8,69%. Lợi nhuận năm 2015 lại giảm mạnh 23,10% tương ứng số tiền giảm 381.426.152 đồng. Các con số này cho thấy sự bất hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Sở dĩ có sự bất hợp lý này bởi vì cơng ty mở rộng thị trường kinh doanh với một chi nhánh ở huyện Hậu Lộc, đồng thời kinh doanh thêm mặt hàng gạch đá hoa mới. Có thể thấy cơng ty mở rộng thị trường kinh doanh nhưng doanh thu thu được chưa đủ để bù đắp cho những chi phí đã bỏ ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH hảo phụng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)