Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ESD việt nam (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công tyTNHH ESD Việt Nam

2.2.1.2 Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu vốn lưu động

Phân tích tình hình sử dụng VLĐ của Cơng ty giúp chúng ta hiểu được lượng VLĐ mà Công ty sử dụng là bao nhiêu? Sử dụng vì mục đích gì, và đã hợp lý chưa? Từ đó tìm ra các biện pháp để nâng cao HQSD VKD nói chung và nâng cao HQSD VLĐ nói riêng.

Bảng 2.2 : Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu vốn lưu động

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh ST TT(%) ST TT(% ) +/-ST % +/- TT 1.Tiền và các khoản

tương đương tiền 311.890.567 12,44 329.108.567 13,01 17.218.000 5,52 0,57 2. Phải thu NH 1.321.078.897 52,71 953.663.056 37,71 -367.415.841 -0,15 -15 3. Hàng tồn kho 834.504.310 33,29 1.205.293.010 47,66 370.788.700 14,79 14,37 4.TSNH khác 38.951.974 1,56 40.792.005 1,62 1.840.031 0,07 0,06

Tổng VLĐ 2.506.425.748 100 2.528.856.638 100 22.430.890 0,89 0

(Nguồn : Bảng CĐKT năm 2010,2011 của cơng ty TNHH ESD Việt Nam )

Phân tích:

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tổng vốn lưu động năm 2011 so với năm 2010 tăng 22.430.890 (đồng),tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,89%. Như vậy đánh giá chung việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt.

Qua bảng phân tích ta thấy:

-Lượng tiền mặt của Công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 17.218.000( đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 5,52% và tỷ trọng tăng 0,57%. Xét về tỷ trọng thì lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng VLĐ: năm 2010 chiếm tỷ trọng 12,44% và năm 2011 là 13,01%. Sở dĩ lượng tiến mặt chiếm tỷ trọng khơng lớn vì các khoản phải thu và hàng tồn kho còn quá lớn. Năm 2010 khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất 52,71% trong tổng VLĐ nhưng có xu hướng giảm đến năm 2011 còn

37,41% tương ứng với số tiền 367.415.841(đồng). Các khoản phải thu có xu hướng giảm nhưng vẫn cịn ở mức cao dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Gánh thêm phần chi phí của các khoản tiền vay làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tuy nhiên đến năm 2011 Cơng ty đã có sự quản lý tốt về các khoản phải thu khách hàng làm giảm 1 lượng vốn bị chiếm dụng tương đối lớn.

-Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty cũng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản.Năm 2010 chiếm tỷ trọng 33,29%và có xu hướng tăng đến năm 2011 là 47,66% tương ứng với số tiền tăng là 370.788.700(đồng) Trong hàng tồn kho hàng hóa và hàng gửi bán chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân hàng tồn kho lớn do công ty bị cạnh tranh bởi nhiều công ty, chất lượng một số sản phẩm cao. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch dự trữ tồn kho từ đầu năm...Tuy nhiên việc dữ trữ hàng hóa nhiều là do cuối năm phải nhập khối lượng lớn để phục vụ cho chu kỳ kinh doanh tiếp thep. Hơn nữa quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên cần phải tăng năng suất lao động, cần nhiều hàng hóa thành phẩm. Như vậy tồn kho hàng hóa là dự trữ cần thiết cho q trình kinh doanh có thể diễn ra liên tục.Tuy nhiên Cơng ty nên đưa ra các biện pháp quay vòng hàng tồn kho một cách nhanh hơn để làm tăng HQSD vốn.

-Về tài sản lưu động khác: Năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.840.031( đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 0,07% và tỷ trọng tăng 0,06%. Ngun nhân có thể do cơng ty chưa quản lý tốt các khoản nợ tạm ứng, thế chấp, ký quỹ, ký cược...

Như vậy, qua bảng so sánh ta thấy: Kết cấu VLĐ có sự thay đổi, năm 2011 so với năm 2010 tăng 22.430.890( đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 0,89%. Sự tăng lên của VLĐ làm cho doanh thu tăng lên, tuy nhiên Cơng ty cần có những biện pháp quản lý tốt hơn đối với hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ESD việt nam (Trang 26 - 27)