Nội dung phân tích kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần KCC thăng long (Trang 26)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.2 Nội dung phân tích kết quả kinh doanh

1.2.1 Phân tích doanh thu của doanh nghiệp

1.2.1.1.Phân tích doanh thu theo tổng mức và kết cấu Khái niệm tổng mức và kết cấu doanh thu:

Tổng mức doanh thu là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng.

Kết cấu doanh thu là các tiêu thức khác nhau tạo lên doanh thu của doanh nghiêp. Các tiêu thức doanh thu: doanh thu theo nhóm mặt hàng, doanh thu theo phương thức bán hàng, doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh, doanh thu theo thị trường, doanh thu theo đơn vị trực thuộc.

Ý nghĩa: việc phân tích doanh thu theo tổng mức và kết cấu để có thể thấy

được rõ sự biến động doanh thu của từng mặt hàng, từng phương thức bán hàng để qua đó tìm ra các phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, các phương thức bán hàng mang lại doanh thu cao giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh

Mục đích: Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức

và đánh giá chính xác mức độ hồn thành chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ, qua đó xác định kết quả kinh doanh của từng nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp có những cơ sở, căn cứ đề ra những chính sách biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Cụ thể phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ như doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán hàng thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính để qua đó biết được nghiệp vụ nào chiếm tỷ trọng cao và có sự tăng trưởng để doanh nghiệp tập trung phát triển góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, sự tăng giảm

của tỷ trọng doanh thu của các nghiệp chiếm tỷ trọng cao ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh chung của tốn doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục.

Tài liệu phân tích : số doanh thu của doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài

chính, bảng cân đối kế tốn và sổ chi tiết bán hàng.

Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh , lập biếu so sánh giữa

các năm trên cơ sở tính tốn các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm (%) và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ. Phân tích doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính tình tỷ trọng của từng loại doanh thu mang lại trong tổng doanh thu, so sánh sự tăng giảm tuyệt đối và tương đối, chỉ ra doanh thu từ nghiệp vụ nào là quan trọng và chiều hướng tác động của loại doanh thu đó đến tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Phân tích doanh thu theo nhóm hàng chủ yếu

Mục đích: mỗi nhóm hàng, mặt hàng đều có những đặc điểm kỹ thuật khác

nhau trong kinh doanh và quản lý, mức doanh thu đạt được khác nhau để đạt được mục tiêu nâng cao kết quả kinh doanh theo những nhóm hàng, mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và xác định những mặt hàng chủ yêu. Những mặt hàng truyền thống mà doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, khả năng và lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, mang lại nguồn doanh thu lớn và hiệu quả kinh doanh cao. Vì vậy cần phải phân tích chi tiết theo từng nhóm hàng, mặt hàng qua đó nhận thưc đánh giá một cách chi tiết toàn diện để thấy được xu hướng biến động nhu cầu tiêu dùng của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theo mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài liệu phân tích : căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng theo mẫu S16-DNN của

bộ tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh sự

tăng giảm chênh lệch giữa doanh thu của từng loại mặt hàng qua các năm trên cơ sở tính tỷ lệ phần trăm (%) và tỷ trọng của từng loại mặt hàng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, chỉ ra doanh thu từ mặt hàng nào đem lại nguồn doanh thu lớn và khi có sự biến động thì tác động của nó đến doanh thu của tồn cơng ty là như thế nào.

Phân tích doanh thu theo phương thức bán hàng

Ba phương thức bán hàng yếu hiện nay: phương thức bán lẻ, phương thức bán hàng đại lý, phương thức bán hàng trả góp.

Ưu nhược điểm của các phương thức bán hàng:

- Phương thức bán lẻ là bán trực tiếp chi người tiêu dùng thông qua mạng

lưới cửa hàng, quầy hàng của công ty.

Ưu điểm: khách hàng đông, giá bán lẻ thường cao hơn so với bán buôn, khơng bị mất vốn hoặc đóng vốn vì khách hàng mua trả tiền ngay.

Nhược điểm: thường bán với số lượng ít, doanh thu khơng nhiều, tăng chậm. - Bán đại lý là bán hàng thông qua một tổ chức hoặc cá nhân nhận bán đại lý.

Ưu điểm: góp phần làm tăng doanh thu, có thêm kênh phân phối sản phẩm Nhược điểm: phải chi một khoản hoa hồng cho đại lý, thu hồi vốn chậm

- Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng mà người bán trao hàng cho người

mua nhưng người mua trả tiền thành nhiều lần theo sự thoải thuận trong hợp đồng. Ưu điểm: đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu

Nhược điểm: tiền bán hàng thu hồi chậm do người mua trả làm nhiều lần, địi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi, đơn đốc khách hàng thanh tốn.

Mục đích: Phân tích doanh thu theo phương thức bán hàng nhằm nghiên cứu

đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ gắn với hình thức bán hàng, đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu phương thức bán hàng ảnh hưởng đến doanh thu, từ những ưu nhược điểm của phương thức bán hàng qua đó tìm ra những phương thức bán hàng thích hợp để đấy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.

Tài liệu phân tích: căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng, báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp và căn cứ vào hợp đồng bán hàng, căn cứ vào đối tượng khách hàng.

Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh , lập biểu 8 cột và 4 chỉ

tiêu để so sánh sự tăng giảm tuyệt đối và tương đối giữa các năm của các phương thức bán hàng, tính tỷ trọng doanh thu mang lại của từng phương thức bán hàng.

1.2.1.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu

đến doanh thu bán hàng.

Trong doanh nghiệp doanh thu bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó có số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động, thời gian lao động và năng suất lao động cũng là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm doanh thu bán hàng.

Mối liên hệ được thể hiện:

Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động ¿ Thời gian lao động ¿ Năng suất lao động bình quân một lao động một ngày

Hay :

Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động ¿ Năng suất lao động bình quân một người trong kỳ

Trong doanh nghiệp thương mại, lực lượng lao động được phân chia thành lao động trực tiếp (LĐTT) và lao động gián tiếp, trong đó lao động trực tiếp lại được phân bổ theo từng khâu kinh doanh như nhân viên bán hàng (NVBH) và lao động trưc tiếp khác (mua hàng, vận chuyển, bảo quản,...).

Mục đích: Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao

động đến doanh thu bán hàng để doanh nghiệp có thể tính tốn xác định được năng suất lao động của từng nhân viên, số lượng nhân viên đã đủ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng nhân viên cho hợp lý, năng suất lao động chưa có thì cần có những biện pháp khuyến khích tinh thần phấn đấu cống hiến cho cơng ty, xa thải những nhân viên không thể đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.

Tài liệu phân tích: Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động

của doanh nghiệp qua phần mềm nộp bảo hiểm, qua bảng lương của công ty, báo cáo kêt quả kinh doanh của doanh nghiệp, thuyết minh báo cáo tài chính.

Phương pháp sử dụng: phương pháp thay thế liên hồn để tính tốn và xác định

mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lượng nhân viên đến doanh thu của doanh nghiệp, dùng biểu 10 cột, từ đó xác định mức độ tăng giảm tuyệt đối và tương đối của doanh thu khi có sự biến đối của các nhân tố, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình kinh doanh, phát huy những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang có.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng hóa và giá bán hàng hóa đến doanh thu bán hàng.

Mối liên hệ được thể hiện:

Doanh thu bán hàng = số lượng hàng hóa bán ra trong kỳ × đơn giá của từng sản phẩm.

Cơng thức:

M=Q × P

Mục đích: Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng hóa và giá

bán hàng hóa đến doanh thu bán hàng để doanh nghiệp có thể tính tốn được doanh thu của doanh nghiệp thay đổi do chịu tác động của nhân tố số lượng hàng bán ra hay đơn giá bán của từng loại hàng hóa từ đó giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh về số lượng và giá. Qua đó có những điều chỉnh tích cực: đối với những mặt hàng đem lại doanh thu cao, lượng hàng bán ra lớn doanh nghiệp đẩy mạnh nhập hàng, có phương án lưu kho bảo quản; đối với mặt hàng không được khách hàng ưa chuộng doanh nghiệp cần hạn chế nhập và có những phương án tiếp thị, chính sách giá hợp lý để đẩy mạnh sản phẩm đó vào thị trường.

Nguồn số liệu phân tích: Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng hóa

và giá bán hàng hóa đến doanh thu bán hàng dựa vào số liệu trên nhật ký sổ cái, sổ chi tiết bán hàng, thống kê mua hàng, bán hàng, nhập hàng vào trong kỳ, sổ kho.

Phương pháp sử dụng:sử dụng phương pháp thay thế liên hồn để tính tốn

mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán tác động đến doanh thu của doanh nghiệp, sử dụng biểu 10 cột và các chỉ tiêu doanh thu: doanh thu bán keo Silicone, doanh thu chất chèn khe hở, doanh thu súng bắn keo, doanh thu vật liệu đệm, doanh thu bán sợi mút và doanh thu từ các sản phẩm khác. Qua đó thấy được sự biến động và mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng và đơn đến doanh thu của doanh nghiệp qua số chênh lệch tuyệt đối và tỷ lệ tăng giảm.

1.2.2 Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2.2.1.Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành

Mục đích: Tiến hành phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm

nhận thức, đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn qua đó thấy được mức độ hồn thành, số chênh lệch tăng, giảm; đánh giá việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp; đánh giá cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận của từng nguồn để thấy được mối quan

hệ lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người lao động.

Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD năm 2016 theo mẫu B02-

DNN, ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, báo cáo KQHĐKD năm 2017 theo mẫu B02- DNN ban hàng theo thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính.

Phương pháp phân tích: Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành áp dụng

phương pháp so sánh, lập bảng so sánh gồm 8 cột với các chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác kỳ thực hiện kỳ này so với kỳ trước trên báo cáo KQHĐKD để tính số lợi nhuận tăng giảm tuyệt đối, tính tỷ lệ tăng giảm, tỷ trọng của từng lợi nhuận của doanh nghiệp và sự tăng giảm của tỷ trọng đó, khi có sự thay đổi của tỷ trọng lợi từng nguồn lợi nhuận thì ảnh hưởng như thế nào đển tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.2.2.Phân tích lợi nhuận theo hoạt động kinh doanh:

- Phân tích chung lợi nhuận kinh doanh.

Mục đích: Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhằm đánh

giá sự biến động của tổng lợi nhuận qua các kỳ, các bộ phận cấu thành lợi nhuận để từ đó đánh giá lựa chọn chức năng và thực hiện chức năng của doanh nghiệp. Trong bảng phân tích tổng lợi nhuận có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp biết được 100 đồng doanh thu thuần trong công ty đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao

Tài liệu phân tích: : Các báo cáo KQHĐKD năm 2016 của công ty theo mẫu

B02- DNN, ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, báo cáo KQHĐKD năm 2017 theo mẫu B02- DNN ban hàng theo thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính.

Phương pháp phân tích: Để phân tích ta sử dụng phương pháp cân đối để tính

lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thông qua doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hốt động tài chính, doanh thu khác, các khoản chi phí khác, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính. Sử dụng phương pháp so sánh để tính được sự tăng giảm tuyệt đối của các chỉ tiêu phân tích, tỷ lệ tăng giảm và qua đó so sánh giữa các năm để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu nhằm tìm biện pháp

khắc phục, hạn chế các khoản chi phí tăng cao. Lập biểu so sánh gồm 5 cột và 17 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu phân tích tỷ suất của lợi nhuận.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh Mục đích phân tích :Sau khi phân tích chung tình hình thực hiện lợi nhuận

hoạt động kinh doanh, ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chúng để từ đó có những biện pháp khai thác tiềm năng và hạn chế các yếu tố tiêu cực, tăng lợi nhuận cho DN.

Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD năm 2016 theo mẫu B02-

DNN, ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, báo cáo KQHĐKD năm 2017 theo mẫu B02- DNN ban hàng theo thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính.

Phương pháp phân tích: Để phân tích ta sử dụng phương pháp cân đối để tính

lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thơng qua doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hốt động tài chính, doanh thu khác, các khoản chi phí khác, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính. Sử dụng phương pháp so sánh để tính được sự tăng giảm tuyệt đối của các chỉ tiêu phân tích, tỷ lệ tăng giảm và qua đó so sánh giữa các năm để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu nhằm tìm biện pháp khắc phục, hạn chế các khoản chi phí tăng cao. Lập biểu so sánh gồm 7 cột và 7 chỉ tiêu. Bảy chỉ tiêu: tổng doanh thu bán BH&CCDV, các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, lợi nhuận trước thuế. Các nhân tố có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là chỉ tiêu doanh thu BH&CCDV, doanh thu từ hoạt động tài chính; các chỉ tiêu cịn lại có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trước thuế. Từ đó phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của doanh nghiệp theo tính chất thuận nghịch.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRANG KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KCC THĂNG LONG

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến kết quả

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần KCC thăng long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)