Giải pháp tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần KCC thăng long (Trang 70)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại công ty Cổ

3.2.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí

Lý do: Mục đích cuối cùng trong kinh doanh đối với bất kì doanh nghiệp nào

là tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trước khi tạo ra được lợi nhuận doanh nghiệp đã phải đầu tư và tốn rất nhiều chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, tiết kiệm được càng nhiều chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ càng tăng lên, và chủ sở hữu sẽ tiến dần đến mục tiêu của mình.

Nội dung: Để tiết kiệm được chi phí doanh nghiệp cần phải thực hiện các

chính sách tiết kiệm như :

- Giảm chi phí cho người lao động: sắp xếp thời gian làm việc cho nhân viên hợp lý, hạn chế việc người lao động phải làm thêm ngồi giờ, vì chi phí cho giờ lao động ngồi giờ cao gấp 2 đến 3 lần giờ cơng hành chính. Đơi khi vào mùa vụ công việc bận rộn hơn chỉ lên thuê thêm nhân viên thời vụ, hạn chế nhân viên dảnh ngồi chơi trong giờ.

- Định mức các khoản chi phí cho việc tiếp khách hàng, đi cơng tác để hạn chế các khoản chi phí lãng phí như: tiền vé tàu xe, tiền khách sạn, các khoản ăn uống tiếp khách…theo định mức cơng tác phí.

- Chi phí cho xăng dầu phục vụ cơng việc đi lại của ban giam đốc, nhân viên kinh doanh cần được hạn chế tránh việc kê khai các khoản chi phí đi lại cá nhân vào chi phí phục vụ cho cơng việc.

- Cân đối việc xuất bán hàng và nhập hàng để hạn chế việc tồn kho nhiều hàng hóa để hạn chế chi phí lưu kho, tránh việc để sản phẩm quá lâu ngày dẫn đến hết hạn phải tiêu hủy, hoặc thiếu hàng cung cấp cho khách hàng làm gián đoạn việc kinh doanh xây dựng của khách hàng dẫn đến mất đi những khách hàng đang tin tưởng và ủng hộ.

- Tìm kiếm các nhà cung cấp tốt nhất để tiết kiệm được một khoản lớn chi phí nhập hàng.

- Khuyến khích và thúc đẩy nhân viên tự làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần trong việc giảm chi phí, hơn là đẩy tồn bộ việc đó lên vai nhà quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần KCC thăng long (Trang 70)