ĐVT: nghìn đồng
Khoản mục Năm 2012 Năm 2011 So sánh
Tiền TT (%) Tiền TT (%) Tiền TL (%) TT (%) Nguyên liệu vật liệu 677 811 55.10 531 902 46.92 145 909 27.43 8.18
Công cụ dụng cụ 656 0.05 510 0.04 146 28.63 0.01
Chi phí SXKD dở dang 547 059 44.47 596 028 52.58 -48 969 -8.22 -8.11
Hàng hóa 4 658 0.38 5 200 0.46 -542 -10.42 -0.08
Tổng giá trị hàng tồn kho 1 230 184 100 1 133 640 100 96 544 8.52 0
Trong hàng tồn kho, giá trị nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương ứng là 55.10% và 44.47% trong năm 2012. Giá trị của công cụ dụng cụ và hàng hóa chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Giá trị hàng tồn kho năm 2012 so với năm 2011 tăng 96 544 nghìn đồng tương ứng với tăng 8.52%, mức tăng này chủ yếu là do bộ phận nguyên vật liệu tăng. Cụ thể: nguyên vật liệu tăng 145 909 nghìn đồng tương ứng với tăng 27.43% làm tỷ trọng của nguyên vật liệu tăng 8.18%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 48 969 nghìn đồng tương ứng với giảm 8.22%.
Cơng ty CP cơ điện Long Thành là công ty sản xuất nên giá trị hàng tồn kho chủ yếu nằm trong giá trị nguyên vật liệu và chi phí SXKD dở dang là phù hợp. Giá trị hàng tồn kho tăng chứng tỏ năm 2012 công ty mở rộng sản xuất nhưng xét về kết
quả kinh doanh cuối năm, công ty vẫn bị thua lỗ nặng trong năm 2012, như vậy việc mở rộng sản xuất kinh doanh không mang lại kết quả như mong muốn.
1.2.2. Phân tích tình hình thanh tốn
Dựa vào sự phân tích cơ cấu vốn lưu động trên, để xem xét mức tăng giảm cơ cấu của các khoản mục trong vốn lưu động có hợp lý với tình hình thanh tốn trong doanh nghiệp khơng, thì cần phải đánh giá các chỉ số sau:
Các chỉ số về khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán chung
Năm 2011 : HC = Tổng tài sản năm 2011Tổng nợ phải trả năm 2011 = 43041702463746 = 1.747
Năm 2012 : HC = Tổng tài sản năm 2012Tổng nợ phải trả năm 2012 = 38074542764244 = 1.377
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Năm 2011: H = T ổng tài sản ng ắ n h ạ n năm 2011T ổng nợ ngắn hạn năm 2011 = 31490722102746= 1.626
Năm 2012: H = T ổng tài sản ng ắ n h ạ n năm 2012T ổng nợ ngắn hạn năm 2012 = 30305042323520= 1.304
Trong 2 năm 2011 và 2012 hệ số khả năng thanh toán chung và hệ số khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ cơng ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn trong năm.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Năm 2011: HN = N ợ ngắn hạn sắp đến hạn trả năm 2011Ti ền và tương đương tiền năm 2011 = 1202682375547 = 0.312
Năm 2012: HN = N ợ ngắn hạn sắp đến hạn trả năm 2012Ti ền và tương đương tiền năm 2012 = 2043803749892 = 0.367 Mặc dù cơng ty có đủ khả năng thanh tốn hiện hành nhưng khi xét đến khả năng thanh tốn nhanh thì cơng ty khơng thể đáp ứng, điều này thể hiện qua tính tốn hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 2 năm đều nhỏ hơn 1. Giữa 2 hệ số này có sự chênh lệch khá lớn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này nằm ở lượng vốn bị giam trong hàng tồn kho và vốn bị chiếm dụng ở các khoản phải thu rất lớn.
Kết quả phỏng vấn ông Nguyễn Văn Phương – giám đốc công ty.
Theo ông Phương, “vốn lưu động cao là do định hướng của công ty, vốn lưu động cao và nợ phải trả thấp sẽ làm tăng khả năng thanh toán, đây là một trong các chỉ số mà ngân hàng đánh giá tài chính doanh nghiệp và làm căn cứ cho vay vốn sản xuất”
Với một công ty nhỏ, nhu cầu vốn là rất cần thiết cho kinh doanh, vì mục đích tăng vốn mà công ty sẵn sàng chấp nhận vốn lưu động ở mức cao. Để làm được điều đó, cơng ty cần tìm cách nâng cao giá trị hàng tồn kho và giá trị các khoản phải thu, giảm các khoản phải trả. Điều này trái ngược với lý thuyết về quản lý vốn lưu động hợp lý hiệu quả. Nếu kinh tế đang phát triển, lượng tiền mặt nhiều, đây sẽ là cơ hội để công ty tiếp cận nguồn vốn mới; ngược lại, nền kinh tế suy kém, vấn đề về tính thanh khoản sẽ trở nên khó giải quyết, và trở thành bài tốn nan giải.
1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như đã phân tích ở trên, đẩy mức vốn lưu động lên cao sẽ làm đẹp hồ sơ cho bên ngân hàng, nhưng hiệu quả thực tế của việc này như thế nào sẽ được phân tích qua bảng biểu sau: