Nội dung phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1 (Trang 27 - 29)

4. Phương pháp thực hiện đề tài

2.2.2.2. Nội dung phân tích lợi nhuận

a. Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành.

Lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được hình thành từ các nguồn: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: lợi nhuận bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ; lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận khác: lợi nhuận từ các nguồn khác ngồi hoạt động kinh doanh.

Mục đích: Tiến hành phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm nhận

thức, đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn qua đó thấy được mức độ hồn thành, số chênh lệch tăng, giảm; đánh giá việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp; đánh giá cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận của từng nguồn để thấy được mối quan hệ lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người lao động.

Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh các chỉ

tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác kỳ thực hiện kỳ này so với kỳ trước trên BCKQHĐKD.

Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD theo mẫu B02/DN, ban hành

theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

b. Phân tích chung lợi nhuận kinh doanh.

Mục đích: Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu hình thành nên lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó thấy được nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận kinh doanh. Đánh giá kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích :Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh, phương

pháp tính các chỉ tiêu tỷ suất và biểu 5 cột nhằm: tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định sự tăng giảm các chỉ tiêu này và xác định mức độ tăng giảm của số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu ở trên bảng kết quả kinh doanh.

Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD theo mẫu B02/DN, ban hành theo

quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

c. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

Mục đích:phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh để thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng tăng đến lợi nhuận thì doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sử dụng còn những nhân tố nào ảnh hưởng giảm đến lợi nhuận thì doanh nghiệp tìm những biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Căn cứ vào công thức xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh, ta thấy có hai chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận , đó là các chỉ tiêu doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu chi phí cho hoạt động kinh doanhbao gồm cả giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể:

Nếu doanh thu bán hàng tăng thì ảnh hưởng tăng lợi nhuận. Nếu giá vốn bán hàng tăng thì ảnh hưởng giảm lợi nhuận. Nếu doanh thu bán hàng có mức tăng lớn hơn mức

tăng của giá vốn bán hàng thì lợi nhuận gộp tăng. Nhưng để có tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng tăng tăng thì tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng phải lớn hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán.

Trong trường hợp doanh nghiệp có mức lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu tăng thì đánh giá doanh nghiệp quản lý tốt khâu mua bán hàng hóa và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Doanh thu tài chính tăng thì ảnh hưởng tăng lợi nhuận, chi phí tài chính tăng thì ảnh hưởng giảm lợi nhuận.

Nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thì ảnh hưởng giảm đến lợi nhuận và ngược lại. Nhưng nếu trong trường hợp mức chi phí tăng nhưng chỉ tiêu tỷ suất chi phí giảm thì đánh giá doanh nghiệp quản lý tốt chi phí vì tỷ suất chi phí giảm sẽ dẫn đến tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận.

Phương pháp phân tích : Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh, phương

pháp tính các chỉ tiêu tỷ suất và biểu 5 cột 7 chỉ tiêu nhằm: tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định sự tăng giảm các chỉ tiêu này và xác định mức độ tăng giảm của số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, doanh thu tài chính.

Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo KQHĐKD theo mẫu B02/DN, ban hành

theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

d. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.

Mục đích: Để đánh giá chất lượng hoạt động của DN người ta thường sử dụng các

chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận, cụ thể ta đi phân tích các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận trên DTT; Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh; Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận trên DTT : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế với doanh thu bán hàng trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ với vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và số vốn chủ sở hữu tham gia kinh doanh trong kỳ.

Phương pháp phân tích: sử dụng biểu so sánh 6 cột, 10 chỉ tiêu , tính các chỉ tiêu tỷ

suất lợi nhuận, từ đó có những so sánh về các chỉ tiêu lợi nhuận.

Nguồn tài liệu phân tích: Các báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả kinh doanh và

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI –

BÁN LẺ VNF1.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân phối – bán lẻ VNF1 (Trang 27 - 29)