5 .Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1. Những thành tựu đạt được
Sau 6 năm thành lập và hoạt động, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu đi vào ổn định.
Khoảng thời gian công ty mới thành lập và bắt đầu thành lập, công ty gặp phải những khó khăn do vậy những năm đầu cơng ty luôn bị thua lỗ. Tuy nhiên khi đi vào ổn định, từ 2010 đến nay cơng ty đã làm ăn có lãi và đang ngày càng phát triển.
Trong năm 2013, nguồn vốn của công ty tăng lên một phần, chủ yếu là vốn cố định tăng lên do công ty gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận khơng nhỏ từ những khoản đầu tư này. Trong cơ cấu vốn của công ty, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể ( phù hợp với loại hình kinh doanh của cơng ty), thể hiện sự linh hoạt hơn trong việc xử lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển vốn…
Các dự án nhỏ, triển khai trong giai đoạn ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, vòng quay của vốn nhanh.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước một cách đầy đủ, như các khoản phí, lệ phí các khoản thuế …
Trên đây là một số kết quả công ty đạt được trong năm 2013, đây chỉ là một số tiến bộ nhỏ song có thể thấy kết quả này đạt được có sự đóng góp khơng nhỏ trong cung cách quản lý tài chính của doanh nghiệp.
3.1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong cơng tác sử dụng vốn, cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cơng ty vẫn cịn những điểm hạn chế:
- Thứ nhất, do hạn chế trong cơng tác thu hồi nợ, chính sách khách hàng thực hiện chưa có hiệu quả . Cụ thể : các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm ( giảm 188,165,775.5 đồng ) tuy nhiên khoản phải thu của khách hàng gia tăng rất nhanh
( tăng 426,840,224.5 đồng ) đây là dấu hiệu báo động đối với công ty về những yếu kém trong công tác thu hồi nợ khách hàng.
- Thứ hai, do cơng ty có những sai sót trong tính tốn, dự tính chi phí, chiến lược kinh doanh nên hiệu quả sử dụng vốn không cao. Vốn lưu động sử dụng đã có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả chưa cao, trong bảng phân tích nguồn VLĐ ở trên ta thấy nguồn VLĐ nằm trong các khoản phải thu ngắn hạn lớn (chiếm 48.81%) trong tổng VLĐ. Đây là con số khá cao, cơng ty cần có những biện pháp thu hồi các khoản phải thu, giảm tỉ lệ các khoản này trong vốn lưu động.
+ Việc sử dụng vốn kinh doanh không mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, cụ thể trong bảng 2.6 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đều giảm. Mặc dù vốn kinh doanh đang được bổ sung tuy nhiên việc sử dụng vốn chưa thực sự đúng đắn .
+ Vốn cố định được công ty sử dụng chưa hiệu quả. Trong bảng 2.8 ta thấy các hệ số đánh giá việc sử dụng VCĐ đều có xu hướng giảm, tổng vốn cố định tăng đặc biệt trong đó tỉ lệ các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỉ lệ lớn, các khoản này đem lại một số lợi nhuận không nhỏ cho công ty tuy nhiên việc sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả do vậy ảnh hưởng không tốt tới việc sử dụng vốn cố định.
.- Cuối cùng là do sự hạn chế về nguồn lực và trình độ quản lý dẫn tới cơng tác phân tích hiệu quả VKD của công ty chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, đây là một thiếu xót lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi khơng có nó, cơng ty sẽ khơng thể thấy hết được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn thế nào,thông qua các chỉ số công ty biết được đã làm tốt hay chưa tốt ở khâu nào…
3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh