Các yếu tố thị trường xuất khẩu tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) những yếu tố thị trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng than củi sang thị trường nhật bản của công ty TNHH JNB việt nam (Trang 45 - 56)

Chương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3.2Các yếu tố thị trường xuất khẩu tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu

3.3 Thực trạng các yếu tố thị trường xuất khẩu tác động trực tiếp tới hoạt động

3.3.2Các yếu tố thị trường xuất khẩu tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu

đoạn 2014-2017

a. Yếu tố cầu hàng hóa

Biểu đồ 3.3: Sản lượng tiêu thụ than của Nhật Bản giai đoạn 2007-2016 (triệu tấn)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các vấn đề về nguồn năng lượng giai đoạn 2007- 2016 Bộ công nghiệp Nhật Bản)

- Cầu về than trong những năm gang đây của Nhật bản có xu hướng tăng lên Trong giai đoạn 2014-2016 mức tiêu thụ than của nhận bản tăng từ 119.15 triệu tấn lên 119.94 triệu tấn. Mặc dù mức tăng này khơng đáng kể và có xu hướng giảm so với năm 2013 tuy nhiên lượng tiêu thụ than của quốc gia này được đánh giá sẽ vẫn có xu hướng tăng lên do việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân kéo dài và một nền kinh tế nhẹ nhàng thúc đẩy các cơ sở điện để dự trữ nhiên liệu rẻ hơn

- Mục đích và xu hướng tiêu dùng than củi của thị trường Nhật Bản: mặt hàng than củi cũng là một trong những loại than “hot” trong thị trường Nhật Bản. Nhật Bản, Hàn Quốc là 2 nước có đường bờ biển nhiều, hải sản là món ăn thường xuyên và họ đa phần nướng nên cần than củi nhiều trong đó VN là nguồn cung tốt nên mặt hàng này đang trở nên rất “nóng” trên thị trường”. Đối với thị trường Nhật Bản trước kia than củi là chất đốt quan trọng trong các gia đình Nhật Bản. Đến thời hiện đại, cùng với sự phát triển của điện, khí đốt và xăng dầu, người ta nghĩ rằng than củi sẽ biến mất. Nhưng nó vẫn tồn tại như một phần khơng thể thiếu ở đất nước này. Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn của nước Nhật, than củi vẫn là chất đốt ưa chuộng của người dân.Trong ẩm thực Nhật Bản, than củi có một vai trị quan trọng, nó được cho là chất xúc tác cần thiết giúp tôn thêm mùi vị nguyên thủy của thực phẩm. Đa số nhà hàng ở Nhật Bản sử dụng than củi để làm chất đốt thay vì than hoặc ga vì lý do an tồn và tăng hương vị cho món ăn. Khơng chỉ vậy người Nhật Bản cịn dùng than củi để: cải tạo đất, kiểm sốt độ ẩm trong gia đình, sưới ấm, lọc nước, khử mùi, bản quản độ tươi, nấu cơm… Than củi được người tiêu dùng Nhật bản chủ yếu sử dụng vào 3 mục đích: làm nguyên liệu đốt trong các nhà hàng quán ăn, dùng để sưởi ấm và nguyên liệu đốt trong hộ gia đình, dùng để làm chất lọc trong cơng nghiệp. Với mức nhu cầu lớn về mặt hàng này và nhu cầu ngày một tăng do Nhiệt độ trung bình ngày một giảm và lượng tiêu thụ than củi của các nhà hàng quán ăn tăng nhanh sẽ khiến Nhật Bản trở thành một trong những thị trường được nhắm tới đầu tiên khi với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng than củi, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường này.

- Nhu cầu về các loại than củi: Mặt hàng than củi được chia làm 2 loại là than đen và than trắng, trong khi đó than trắng có giá cao hơn, chất lượng tốt hơn và đang được ưa chuộng hơn ở thị trường Nhật Bản thay vì than đen. Do các hộ gia

đình sử dụng than củi đen để sưởi ấm đang dần ít đi, và nhu cầu sử dụng than trắng trong các nhà hàng và hộ gia đình tăng lên đáng kể do than trắng an toàn hơn,khi dùng để làm chin thức ăn làm tăng mùi vị của thức ăn. khi đốt khơng gây ra tia lửa và khói làm giảm tỉ lệ bị ngộ độc, thời gian cháy lâu hơn, nhiệt sinh ra cũng lớn hơn, hơn nữa có hình thức bắt mắt hơn.

- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm: đối với thị trường Nhật Bản mặc dù nhu cầu lớn nhưng cũng theo đó là địi hỏi về chất lượng cao. Người dân Nhật Bản sẵn sang chi trả giá cao hơn để có được mặt hàng tốt hơn, chính vì vậy mặt hàng than củi trắng mặc dù có giá cao hơn nhưng lại rất được người Nhật Bản tin dùng do có chất lượng cao và an tồn. Giá trung bình thị trường về mặt hàng than trắng là 27 nghìn đồng/1kg tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sẵn sàng trả giá cao hơn là 30 nghìn đồng để mua được loại than có chất lượng hơn.

- Biểu đồ trên thể hiện sự thay đổi trong tiêu dùng than củi của Nhật Bản qua các năm cho thấy giá trị than củi được tiêu thụ qua các năm vẫn tăng đều qua các năm từ 2014-2017 tăng lên hơn 1,3 triệu yên, điều này cho thấy sức cầu thị trường này vẫn có xu hướng tăng tuy nhiên tốc độ trăng trưởng khơng nhanh.

b) Yếu tố cung hàng hóa

Biểu đồ 3.4: Giá trị tiêu thụ và sản xuất trong nước mặt hàng than củi của thị trường Nhật Bản qua các năm (Đv: Triệu yên)

2014 2015 2016 2017 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 5081 5073 4850 4478 13229 13738 13434 14573

Giá trị tiêu thụ và sản xuất than củi thị trường Nhật Bản

Lượng sản xuất trong nước lượng tiêu thụ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các vấn đề về nguồn năng lượng giai đoạn 2014- 2017 Bộ công nghiệp Nhật Bản)

- Nguồn cung nội địa: Thị trấn Minabe thuộc tỉnh Wakayama nổi tiếng là nơi sản xuất than củi chất lượng tốt nhất ở Nhật. Người dân địa phương chỉ chọn những cây Ubame – một giống cây thuộc họ sồi, có tuổi thọ từ 20 – 40 năm để làm nguyên liệu sản xuất than. Loại cây này có ưu điểm là thân cây nhỏ, dù chúng sống đến hàng chục năm. Gỗ ubame lại rất chắc và cứng nên than của nó cháy lâu và duy trì độ nóng ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên nguồn nhiên liệu đốt nội địa ngày một cạn kiệt nên dẫn đến lượng sản xuất trong nước ngày một ít đi.

- Lượng cung thị trường: Biểu đồ trên cho thấy lượng cung thị trường Nhật Bản vẫn còn rất ít so với lượng cầu (xấp xỉ 1/3 lượng cầu) trong khi đó lượng cung trong nước ngày một có xu hướng giảm. Điều này là do nguồn nguyên liệu đốt trong nước dần cạn kiệt, các doanh nghiệp phân phối than củi đều phải nhập khẩu than củi từ nước ngồi, trong đó nhà cung cấp lớn nhất là Trung Quốc ( từ 40-50 nghìn tấn mỗi năm ), tiếp đến là Malaysia (từ 30-32 nghìn tấn mỗi năm), Indonesia ( từ 20-28 nghìn tấn mỗi năm ), Thái Lan (5-8 nghìn tấn mỗi năm), các nước khác trong đó Việt Nam ( 5-10 nghìn tấn mỗi năm)

Biểu đồ 3.5: Sản lượng nhập khẩu than củi của Nhật Bản năm 2017(Đv: nghìn tấn)

40

30 20

5 5

Sản lượng nhập khẩu than củicủa Nhật bản năm 2017

Trung quốc Malaysia indonesia Thái Lan QG khác

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2017 - Bộ Kinh tế Nhật Bản)

- Các nguồn cung cấp chủ yếu: Số liệu trên cho thấy Nhật Bản nhập khẩu số lượng lớn than củi từ các quốc gia Châu Á, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Trung

quốc, tiếp theo đó là Maylaysia, Indonesia, Thái Lan. Số liệu cũng cho thấy lượng than củi Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cịn rất ít (chưa tới 5%)

Kết luận

Tác động tích cực

- Với mức cầu lớn và mức cung nội địa không đủ đáp ứng tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp nước ngồi nói chung và cơng ty nói riêng để xuất khẩu mặt hàng than củi sang thị trường này

- Mức cầu thị trường tăng lên có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất khẩu than của doanh nghiệp, cho thấy các doanh nghiệp có cơ hội lớn để tiếp tục xuất khẩu than sang thị trường này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác động tiêu cực

- Nguồn cung nội địa quá ít so sới lượng tiêu thụ tạo cơ hội lớn , thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu than vào thị trường này tạo sức cạnh tranh lớn khi các doanh nghiệp nước ngoài đều coi đây là một thị trường béo bở .

- Nguồn cung chủ yếu cho mặt hàng than củi ở thị trường Nhật bản là Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cịn khá ít và manh mún vì vậy cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng cũng là một những yếu tố tạo sức ép lên các doanh nghiệp Việt Nam cũng như công ty khi xuất khẩu sang thị trường này.

c) Yếu tố giá cả

- Hiện tại đến những tháng đầu năm 2018 giá bán 1kg than củi trắng tại thị trường Nhật Bản khá cao, xê dịch từ 120-140 yên (26-30 nghìn đồng) tên 1kg, và 1 kg than củi đen là từ 51-74 yên trên 1 kg ( khoảng 11-16 nghìn đồng) tùy kích thước và mẫu mã (nguồn thống kê lâm nghiệp của bộ Nông nghiệp Nhật Bản) Trong đó giá của mặt hàng này so với cùng kì năm trước tăng khoảng 3-6 nghìn đồng 1 kg

- Bảng số liệu cho thấy giá các loại than củi có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Sau 3 năm giá mặt hàng than củi đen đã tăng gần gấp đôi, giá mặt hàng than củi trắng tăng xấp xỉ 1/3 so với năm trước. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực của việc thiêu thụ mặt hàng này trong thị trường Nhật Bản.

Bảng 3.6: Giá trung bình các loại than trong thị trường Nhật Bản qua các năm 2015-2017 (đơn vị: vnđ)

Năm Giá TB than trắng(vnđ) Giá TB than đen(vnđ)

2015 20.000 6.500

2016 26.000 8.000

2017 27.5000 11.000

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp giá cả các mặt hàng bộ Nông nghiệp Nhật Bản- dịch)

Kết luận :

Giá bán mặt hàng tăng than củi tăng tạo tác động tích cực, thúc đẩy doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản để thu lại nguồn lợi kinh tế.

d) Yếu tố tỷ giá hối đoái

Theo số liệu thu thập từ các trang báo, đồng yên đang có xu hướng lên giá từ năm 2015 đến tháng 3 năm 2018, tuy nhiên vẫn có sự biến động nhẹ

Ngày 15/11/2015: giá 1 yên quy đổi sang VNĐ là: 183.6 Ngày 01/03/2016: giá 1 yên quy đổi sang VNĐ là: 198.51 Ngày 05/10/2017: giá 1 yên quy đổi sang VNĐ là: 201.53 Ngày 30/03/2018: giá 1 yên quy đổi sang VNĐ là: 214.39

Mặc dù có xu hướng tăng liên tục qua các năm tuy nhiên giá đồng yên vẫn có sự biến động nhẹ, có giảm và tăng qua các ngày,do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, năm 2015- 2016 đồng Yên bị mất giá so với các đồng ngoại tệ mạnh khác tuy nhiên đến đầu năm 2017 đồng Yên đã vực dậy mạnh mẽ thơng qua gói kích thích tiền tệ, cùng với tốc độ tăng trưởng thặng dư của tài khoản vãng lai, sẽ khiến cho giảm bớt đi khả năng suy giảm tỷ giá của đồng n. Bên cạnh đó chính phủ Nhật ngày càng chú trọng hơn vào chi tiêu và cải cách để thúc đẩy phát triển kinh tế, làm cho giá đồng yên tăng lên.

Kết luận

- Tỷ giá biến đống khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khơng ít khó khan tuy nhiên việc biens động tỉ giá trong kinh doanh là khơng thể tránh khỏi, vì vậy doanh nghiệp cần thích ứng và đưa ra các biện pháp kinh doanh phù hợp để thích nghi với mơi trường.

- Tỷ giá đồng n có xu hướng tăng là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu của công ty, thức đẩy công ty liên tục xuất khẩu để thu về ngoại tệ có giá trị, tăng nguồn lợi kinh tế của công ty.

d. Yếu tố hàng rào thuế quan

- Theo Biểu thuế xuất khẩu hiện hành ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) thì thuế xuất khẩu của các mặt hàng than củi – nhóm 44.02 như sau:

Bảng 3.7: Biểu thuế một số loại hàng hóa

Mã hàng Mơ tả hàng hóa Thuế suất

44.02 Than củi (kể cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt), đã hoặc chưa đóng thành khối.

4402.10.00 - Của tre 10

4402.90 - Loại khác:

4402.90.10 - - Than gáo dừa 0

4402.90.90 - - Loại khác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4402.90.90.10 - - - Than gỗ rừng trồng 5

4402.90.90.90 - - - Loại khác 10

(Nguồn: Trích thơng tư số 164/2013/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế- Bộ Tài chính Việt Nam )

Mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc mã hàng 4402.90.90.10 được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật như sau:

- Khung thuế suất do UBTVQH quy định đối với phân nhóm 44.02 tại Nghị quyết số 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 5-25% (riêng mặt hàng than gáo dừa là 0-25%).

Bảng 3.8: Bảng tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng than củi (than gỗ rừng trồng)

Tiêu chí Yêu cầu

Hàm lượng tro ≤ 3%

Hàm lượng carbon cố định (C)-là carbon nguyên tố, khơng mùi,

khơng khói khi tiếp lửa. ≥ 70%

Nhiệt lượng ≥ 7000Kcal/kg

Hàm lượng lưu huỳnh ≤ 0,2%

Bảng kế hoạch thuế quan Nhật Bản quy định có 4 mức thuế như sau: Thuế suất chung, Thuế suất tạm thời,Thuế suất ưu đãi , Thuế suất WTO. Thuế tiêu thu được tính trên trị giá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.Bao bì được miến thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên. Một số mặt hàng khác, như hàng da, hàng dệt kim cũng được miễn thuế.

Bảng 3.9:Bảng quy định thuế quan Nhật Bản cho một số loại hàng hóa

(Nguồn: Bảng quy định mức thuế chung các mặt hàng - Cục Hải quan Nhật Bản)

Hiện tại Nhật Bản miễn thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng than và nguyên liệu trong đó mặt hàng than củi được liệt kê trong nhóm mặt hàng than khác (Other Coral) cũng được miễn phí thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.Tuy nhiên bên cạnh đó chi phí cho các thủ tục hải quan vào nhật bản khoảng 5.000 cho 1 tờ kiểm hóa. Chi phí cho một bản coppy là 400 yên (nếu khai trực tuyến là 300k yên) hiện nay 90% thủ tục được thực hiện bằng máy tính.Và thuế xuất khẩu Việt Nam áp dụng đối với mặt hàng than củi là 5%

Kết luận :

- Mặt hàng than củi của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Nhật bản không bị đánh thuế xuất, đây là một yếu tố tích cực giúp làm giảm chi phí khi xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận và dể tạo lợi thế cạnh tranh về giá hơn

- Tuy nhiên mặt hàng than củi lại vẫn đang chịu thuế xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vì vậy đây cũng là một trở ngại cho doanh nghiệp. Mặt hàng bị đánh

thuế sẽ bị đẩy giá cao hơn so với giá thị trường vì vậy lợi thế cạnh tranh về giá của doanh nghiệp có giảm xuống.

e) Hàng rào phi thuế quan

Nhật Bản cũng nổi tiếng có nhiều biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập đối với hàng hố nước ngồi vào thị trường nước này. Việc hạn chế này thể hiện cả trong các chính sách và và các biện pháp kinh tế công khai cũng như các nỗ lực nhằm tạo sự khác biệt về văn hoá kinh doanh và truyền thống. Các vấn đề về văn hoá và truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức về giá trị Nhật Bản đến nỗi không thể bỏ qua được trong từng việc cụ thể. Mỗi một cố gắng thay đổi trong thói quen đều bị xem như là làm ảnh hưởng đến văn hố. Trong đó phải kể đến một số vấn đề sau:

- Thiết lập các tiêu chuẩn riêng của Nhật Bản (cả chính thức và khơng chính thức)

- Việc địi hỏi hỏi phải chứng minh kinh nghiệm trong thị trường Nhật Bản thực tế đã cản trở các nhà xuất khẩu mới muốn thâm nhập thị trường này.

Nhật Bản là một thị trường lớn và phức tạp với mức độ cạnh tranh rất gay gắt.Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành công trong việc thâm nhập vào thị trường này đều là các công ty biết đánh giá và điều chỉnh chiến lược thâm nhập thị trường cũng như thấu hiểu sâu sắc về thị trường, về các vấn đề của hệ thống luật lệ của Nhật Bản và đồng thời là khả năng thích ứng với các quy định ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của nó.

- Đối với mặt hàng than củi , Nhật Bản không đưa ra các yêu cầu về kĩ thuật khi nhập khẩu mặt hàng này tuy nhiên Chính phủ cũng đưa ra một số quy định về chất lượng như hàm lượng tro trong sản phẩm không vượt quá 3%. Nhiệt lượng tỏa ra của mặt hàng than củi trắng phải trên 6000Kcal/kg, than củi đen là 4500kcal/kg

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) những yếu tố thị trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng than củi sang thị trường nhật bản của công ty TNHH JNB việt nam (Trang 45 - 56)