Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công ty TNHH austrong việt nam (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.1 Nhân tố bên trong

a. Nguồn lực về tài chính

Nguồn lực tài chính là vấn đề khơng thể khơng nhắc tới bởi nó có vai trị quyết định đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết nguồn lực tài chính được

thể hiện ở quy mơ vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Quy mơ vốn tự có phụ thuộc vào q tình tích lũy của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao thì phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mơ vốn tự có sẽ tăng. Doanh nghiệp có quy mơ vốn tự có lớn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính và chiếm được lịng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách hàng… Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ đảm bảo khả năng thanh tốn nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng địn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận.

Để đáp ứng các nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn, chiếm dụng tạm thời của các nhà cung cấp, hoặc khách hàng, vay các tổ chức tài chính hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên cung ứng vốn và sự phát triển của thị trường tài chính. Nếu thị trường tài chính phát triển mạnh, tạo được nhiều kênh huy động với những công cụ phong phú sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Lựa chọn phương thức huy động vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính.

Mặt khác để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng cần xem xét kết cấu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Kết cấu vốn hợp lý sẽ có tác dụng địn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có những doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn nhưng khơng mạnh, đó là do kết cấu tài sản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đó chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có những doanh nghiệp có quy mơ vốn khơng lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh nghiệp đó đã duy trì được tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất những sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của thị trường mục tiêu. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuận lợi trong đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, giữ vững được sức cạnh tranh và củng cố vị thế của mình trên thị trường.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu máy móc thiết bị và trình độ cơng nghệ thấp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm

tăng các chi phú sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa sẽ rất khó xuất khẩu, tham gia vào thị trường khu vực và thế giới

Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và cơng nghệ có thể dựa vào các đặc tính sau:

Tính hiện đại của các thiết bị cơng nghệ: Biểu hiện ở các thông số như hang sản

xuất, năm sản xuất, công suats thiết kế, giá trị cịn lại của thiết bị.

Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa thiêt bị,

công nghệ với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức rạp của sản phẩm do cơng nghệ đó sản xuất ra.

Tính hiệu quả: Thể hiện trình độ sử dụng thiết bị máy móc sẵn có để phục vụ

mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tính đổi mới: Hoạt động sản xuất kinh doanh ln có biến động,máy móc thiết bị

phải thích ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuât kinh doanh, nấu máy móc thiết bị khơng thể sử dụng linh hoạt và chậm đổi mới thì sẽ khơng đảm bảo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cùng với máy móc thiết bị, cơng nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo M.Porter mỗi doanh nghiệp phải làm chủ hoặc ít ra là có khả năng tiếp thu các cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Không đơn giản là việc có được cơng nghệ mà điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng cơng nghệ, đó mới là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Để áp dụng được công nghệ, các doanh nghiệp phải kết hợp nhiều yếu tố khác nữa. Người đi đầu vào thị trường công nghệ mới là người chiến thắng. Người chiến thắng là người biết làm thế nào để cơng nghệ đó áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp.

c. Nguồn nhân lực

Nhân tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết phải làm tốt công tác quản lý về nhân lực. Nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm. Làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp các doanh nghiệp khai thác được mọi tiềm năng của người lao động đóng góp vào sự phát triển, sử dụng chi phí tiền lương một cách hiệu quả nhất, ngăn chặn mọi sự di chuyển lao động ra khỏi doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu về chun mơn, nghiệp vụ, trình độ đối với từng vị trí làm việc. Yêu cầu đối với giám đốc và quả trị

viên các cấp khơng chỉ cần trình độ về nghiệp vụ mà cịn phải có khả năng sang tạo, tình thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo và đối phó với các biến động của thương trường. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những người vạch ra các chiến lược kinh doanh

trực tiếp điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh, quyết định sựu thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Những thành viên của ban giám đốc cần có kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ và hiểu biết về các hoạt động của doanh nghiệp, biết các động viên sức mạnh tập thể cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung.

Đội ngũ nhân công: Để đứng vững trên thị trường không chỉ cần cán bộ lãnh đạo

giỏi mà cịn cần có đội ngũ nhân cơng lành nghề, trung thực và sáng tạo. Họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng sản phẩm, lịng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

d. Trình độ tổ chức quản lý

Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu khơng khí và đặc biệt là nề nếp hoạt động của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thơng qua tổ chức doanh nghiệp đó sẽ tận dụng được những lợi thế tiềm ẩn của tổ chức mình. Đây là một địi hỏi đối với các nhà quản trị cấp cao. Khơng thể nói doanh nghiệp có được một cấu trúc tốt nếu khơng có một sự nhất qn trong cách nhìn nhận về cơ cấu doanh nghiệp.

Một cơ cấu tốt đồng nghĩa với việc có được một cơ cấu phịng ban hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó ở mỗi phòng ban việc thực hiện tốt nề nếp tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho việc quản lý và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đạt hiệu quả một cách tối ưu nhất.

e. Các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Ba chiến lược tổng quát mà doanh nghiệp có thể sử dụng riêng biệt hay phối hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình từ đó tạo vị thế trên thị trường trong dài hạn và đạt kết quả kinh doanh vượt trội so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đó là:

Chiến lược tổng chi phí thấp:

Chiến lược này nhằm đạt tổng chi phí thấp so với các đối thủ khác trong ngành thơng qua tập hợp các chính sách.

Chiến lược chi phí thấp giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao, bảo vệ doanh nghiệp trước các khách hàng, nhà cung cấp mạnh, tạo ra một hàng rào chống gia nhập cao, giảm sự đe doạ của các sản phẩm thay thế.

Để đạt được tổng chi phí thấp, doanh nghiệp có thị phần cao, và có những lợi thế khác như tiếp cận thuận lợi với nguồn nhiên liệu, thiết kế sản phẩm để chế tạo, dịng sản phẩm rộng để chia nhỏ chi phí, bán được sản phẩm cho các khách hàng lớn.

Chiến lược đặc trưng hoá khác biệt :

Chiến lược này nhằm đạt được sự khác biệt so với các sản phẩm của các đối thủ trong ngành. Sự khác biệt này được xây dựng trên thương hiệu, sức mạnh dịch vụ, hệ thống phân phối... hoặc những điểm mạnh đặc trưng của công ty.

Chiến lược khác biệt hố, nếu thực hiện thành cơng thì nó sẽ là một chiến lược bền vững giúp cơng ty đối phó được với các yếu tố cạnh tranh một cách hiệu quả, và thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong ngành.

Chiến lược tập trung :

Chiến lược này tập trung vào phục vụ thật tốt một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như một nhóm khách hàng, một phân khúc sản phẩm, phân khúc thị trường, một vị trí địa lý cụ thể...

Chiến lược tập trung khi thành cơng cũng sẽ giúp cơng ty đạt được chi phí thấp, tạo sự khác biệt hoá trong thị trường mục tiêu hẹp mà doanh nghiệp đã chọn.

Một doanh nghiệp không tạo được lợi thế cạnh tranh qua một trong những chiến lược trên sẽ khơng có mức lợi nhuận cao, và là một đối thủ cạnh tranh yếu trong ngành.

Doanh nghiệp bị kẹt giữa các chiến lược này cần thực hiện một quyết định chiến lược cơ bản. Việc này cần thời gian và phải nỗ lực liên tục.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công ty TNHH austrong việt nam (Trang 25 - 29)