Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công ty TNHH austrong việt nam (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3.2 Nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngồi có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh là khách hàng (người mua), nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, mơi trường vĩ mơ.

a. Khách hàng

Thị trường hay nói chính xác là khách hàng là nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất và khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm của doanh nghiệp lại được đưa ra thị trường để đáp ứng các nhu cầu đó. Số lượng khách

hàng quyết định quy mơ thị trường hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu quy mơ thị trường lớn, doanh nghiệp có thể tăng đầu tư sản xuất sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường và tăng sản lượng bán.

Bên cạnh đó, khả năng thanh tốn của khách hàng sẽ quyết định sức mua hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu khách hàng có khả năng thanh tốn cao, đó là một thị trường có nhiều tiềm năng, doanh nghiệp có thể tăng cường cải tến mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến bán hàng để mở rộng thị trường. Để lựa chọn phương án sản xuát kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải căn cứ vào nhu cầu và sức mua của thị trường. Đặc tính của nhu cầu có vai trị quyết định hình thành đặc tính của sản phẩm và tạo ra những áp lực để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sử dụng và phát triển sản phẩm mới.

Khách hàng hoặc người mua của mỗi doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng, có thể là doanh nghiệp, tổ chức, có thể là các chủ đầu tư. Mặc dù đối tượng có thể khác nhau xong người mua nói chung có xu hướng muốn tối đa hóa lợi ích của mình với chi phí thấp nhất nên họ ln tìm mọi cách gây áp lực để doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn. Cơ sở để đưa ra quyết định mua bán là bình đẳng, đơi bên đều có lợi, nhưng do sức ép cạnh tranh doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những đòi hỏi của khách hàng. Để phòng thủ trước những sức ép đó, việc phải xem xét lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu là một quyết định rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hơn nữa không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt mọi nhu cầu khi khách hàng cần; doanh nghiệp cần xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhất là xây dựng quan hệ bạn hàng tin cậy với những khách hàng lớn, có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp một cách ổn định và lâu dài. Việc doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện vận chuyển, khuyến mại,…Với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống rất có sức hấp dẫn và củng cố sự tin cậy lẫn nhau. Nhờ vậy duy trì được thị phần hiện có và tăng khả năng mở rộng thị phần cho doanh nghiệp. Giữ được khách hàng là một yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

b. Nhà cung cấp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khơng thể thiếu được các yếu tố đầu vào, đó là vật tư, máy móc, thiết bị, vốn,… Vai trị của nhà cung cấp đới với doanh nghiệp thể hiện ở áp lực về giá các yếu tố đầu vào. Giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động đến khả năng thu lợi nhuận của các

doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng vật tư kỹ thuật mà họ cung ứng, không đảm bảo tiến độ thời gian giao hàng theo yêu cầu, gây ra sự khan hiếm giả.

Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thì doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp, điều đó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường yếu tố đầu vào, có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Thế mạnh của nhà cung cấp tăng lên nếu số lượng nhà cung cấp ít, khơng có hàng thay thế, doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp hoặc loại vật tư được cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nhà cung cấp nói chung có ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp.

c. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Trong một ngành nào đó tồn tại một hoặc một số doanh nghiệp thống lĩnh thì cường độ cạnh tranh ít hơn và doanh nghiệp thống lĩnh giữ vai trò chỉ đạo giá. Trong trường hợp này nếu doanh nghiệp khơng ở vị trí thống lĩnh thì sức cạnh tranh là rất kém. Nhưng nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp có thể lực và quy mơ tương đương nhau thì cạnh tranh trong ngành sẽ rất gay gắt. Cần phải coi trọng lợi thế so sánh của mình và biến nó thành lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp nào có nhiều lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao hơn.

Trong thị trường tự do cạnh tranh, gần như khơng có rào cản gia nhập thị trường, ln có các đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng tham gia thị trường bất cứ lúc nào. Sự xuất hiện của đối thủ mới có thể gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì các doanh nghiệp đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định hơn và các chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.

Để chống lại các đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp phải thường xuyên củng cố năng lực cạnh tranh của mình bằng cách khơng ngừng cải tiến, hồn thiện sản phẩm, bổ sung những đặc tính ưu việt hơn cho sản phẩm, ln phấn đấu giảm chi phí để sẵn sàng tham gia các cuộc cạnh tranh về giá.

d. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của mỗi doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố : thực trạng nền kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật và bối cảnh chính trị xã hội.

Nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập quốc dân tính trên đầu người cao sẽ tạo điều kiện tăng tích lũy, tăng đầu tư cho sản xuất, thị trường có sức mua lớn là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước sẽ có tác dụng tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có vai trị quan trọng tỏng việc tạo môi trường cạnh tranh

Nhà nước thúc đẩy và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thơng qua các chính sách như :

- Nhà nước đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố đầu vào.

- Thực hiện các chính sách kích cầu để mở rộng và tăng dung lượng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp. Đồng thời với cơng cụ chi tiêu chính phủ, nhà nước cũng là người mua với nhu cầu đa dạng.

- Nhà nước quy hoạch và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ giúp doanh nghiệp có điều kiện chun mơn hóa cao từ đó tăng năng lực cạnh tranh.

Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải đố diện với những thay đổi làm suy yếu năng lực cạnh tranh, Nhà nước cần tạo khuôn khổ pháp luật đồng bộ, phù hợp với các nguyên tắc kinh doanh thương mại quốc tế, đảm bảo cho sự cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng.

Những chính sách đó phải giữ đúng vai trị là mơi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, tránh can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh, giảm tính tự chủ của doanh nghệp.

Yếu tố thứ ba của mơi trường vĩ mơ là các yếu tố chính trị xã hội. Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng, yên tâm đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Các nhân tố về xã hội như phong tục tập quán, dân số, mức sống,… quyết định thái độ tiêu dùng và khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu. Khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân số là một trong những cản trở đến trình độ văn hóa và chất lượng nhân lực.

Như vậy, bằng các hoạt động và chính sách, Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cũng có thể tạo ra những rào cản cho hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM TRẦN NHÔM CỦA CÔNG TY TNHH AUSTRONG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sảnphẩm trần nhôm của Công ty TNHH Austrong Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công ty TNHH austrong việt nam (Trang 29 - 33)