Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công ty TNHH austrong việt nam (Trang 49 - 52)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu

2.3.1 Thành công đạt được

Công ty TNHH Austrong Việt Nam đã chú ý khai thác thế mạnh của mình để phát triển kinh doanh ngày càng có hiệu quả, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội địa. Sự thành công của doanh nghiệp trong những năm qua được ghi nhận qua một số thành công đạt được:

- Hoạt động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua luôn đạt được các kết quả khả quan, được thể hiện qua việc sản lượng tiêu thụ tăng liên tục từ năm 2012 đến năm 2016.

- Tổng doanh thu tăng lên qua các năm đã cải thiện đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tiếp tục sử dụng nguồn lợi nhuận thu được để đầu tư tiếp cho các hoạt động mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên…

- Từ năm 2012, thị phần của doanh nghiệp ln tăng lên, doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng trên thị trường nội địa, dần tạo được vị thế và thương hiệu của mình.

- Cơ cấu thị trường chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng theo định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài việc giữ vững thị trường và các đối tác quen thuộc tại khu vực miền Bắc, Austrong Việt Nam đã và đang tăng cường khai thác sâu hơn tại miền Trung và miền Nam nhằm đưa sản phẩm trần nhôm tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn trong thời gian tới

- Doanh nghiệp đã sử dụng lao động tốt, năng suất lao động tăng qua các năm, hiệu quả cao, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh từ sản phẩm trần nhơm.

2.3.2 Các mặt cịn hạn chế

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong những năm qua, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục. Cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu tuy dương nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng sản lượng và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Năm 2015 tốc độ tăng trưởng sản lượng là 91,88% và tốc độ tăng trưởng doanh thu là 62,36% thì năm 2016 tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống còn 7,39% và 25,03%

- Doanh nghiệp vẫn sử dụng kênh phân phối truyền thống là chủ yếu mà xem nhẹ các kênh truyền thống hiện đại. Doanh nghiệp đã bỏ qua một cách kinh doanh đơn giản, tiết kiệm, nhanh gọn mà không kém phầm hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phẩm trần nhôm rất thấp do chi phí bỏ ra quá cao.

- Năm 2014 doanh nghiệp đã mở rộng thêm một nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Tân Tạo – TP. Hồ Chí Minh, thị phần sản phẩm trần nhôm của doanh nghiệp trên thị trường nội địa có tăng nhưng tăng khơng mạnh

2.3.3 Nguyên nhân tồn tạia. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, thiếu kinh nghiệm.

Cơng tác này địi hỏi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và khoa học thì mới đảm bảo dược hiệu quả lâu dài và bền vững, trong khi doanh nghiệp lại thiếu rất nhiều nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực này dẫn đến kết quả là nhiều khu tiềm năng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả.

Thứ hai, mạng lưới kênh phân phối chưa thực sự phát triển. Mặc dù có nhiều ưu

điểm nhưng kênh phân phối truyền thống vẫn cịn nhiều hạn chế, trình độ chun mơn hóa chưa được nâng cao, trong khi đó kênh phân phối hiện đại lại bị xem nhẹ.

Thứ ba, hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn

chế, chưa thực sự chú trọng đến các khâu xúc tiến thương mại. Hạn chế về hiệu quả marketing vẫn còn tồn tại do năng lực của nhân viên, hình thức quảng cáo sản phẩm chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Thứ tư, về việc khai thác nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đang cịn yếu.

Doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào các ngân hàng và các nguồn vay thường xuyên, chưa khai thác được những nguồn vốn mới để đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Các khoản nợ của khách hàng cịn chưa được thanh tốn đúng thời hạn dẫn đến việc thực hiện trả nợ cho các tổ chức tín dụng chậm trễ, làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, mơi trường kinh doanh có nhiều biến động khó khăn, tình hình kinh tế

thế giới và trong nước không ổn định, lạm phát và tỷ giá tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, lãi suất tăng khiến chi phí đầu vào tăng, mọi chi phí đều tăng và có khi tốc độ tăng chi phí cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

Thứ hai, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Các doanh

nghiệp trong ngành tung ra nhiều chiến lược, sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nhằm chiếm lĩnh thị trường nên việc xâm nhập vào một khu vực mới là vơ cùng khó khăn.

Thứ ba, hệ thống quản lý Nhà nước của nước ta cịn nhiều bất cập điển hình là

các văn bản pháp luật và nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan cịn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM TRẦN NHÔM CỦA CÔNG TY TNHH AUSTRONG VIỆT NAM

3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm củaCông ty TNHH Austrong Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trần nhôm của công ty TNHH austrong việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)