Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàngThế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5 mỹ đình, công ty TNHH phát triển thƣơng mại và sản xu (Trang 32 - 36)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàngThế

giới nghiêng 23 độ 5 Mỹ Đình

Để đứng vững và đảm bảo phát triển cạnh tranh, Nhà hàng Thế giới nghiêng 23 độ 5 Mỹ Đình cần phải có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn để tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay. Song điều quan trọng đầu tiên mà Nhà hàng cần phải làm đó là việc sử dụng lao động sao cho hợp lý, có hiệu quả để giảm chi phí sức lao động lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sức cạnh tranh về giá và chất lượng phục vụ so với các Nhà hàng khác. Trong quá trình thực tập tại Nhà hàng Thế giới nghiêng 23 độ 5 Mỹ Đình, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động như sau:

3.2.1. Xác định định mức lao động phù hợp

Nhà hàng Thế giới nghiêng 23 độ 5 Mỹ Đình cần xác định định mức lao động cho phù hợp với khối lượng công việc của nhà hàng và số lượng nhân viên của trong từng tổ bàn, bếp sao cho hợp lý, khơng bị q tải vào thời điểm chính vụ và nhàn rỗi vào thời điểm trái vụ. Định mức lao động có một vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý của nhà hàng. Để xác định định mức lao động hợp lý cho nhân viên các bộ phận cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học và điều kiện của nhà hàng đồng thời cũng phải đảm bảo tính bình qn tiên tiến. Có như vậy mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực của nhân viên trong nhà hàng và công tác định mức lao động thực sự là động lực thúc đẩy người lao động làm việc. Nhà hàng nên khoán cụ thể cho từng bộ phận một chỉ tiêu khối lượng cụ thể, từ đó các trưởng bộ phận sẽ tính tốn theo u cầu cụ thể của bộ phận và đưa ra định mức hợp lý, linh hoạt trong từng thời

điểm để khơng gây lãng phí chi phí tiền lương, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Để xác định định mức lao động hợp lý tại Nhà hàng cần sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích, tính tốn trên cơ sở khoa học. Phương pháp thống kê kinh nghiệm căn cứ trên định mức lao động của những năm trước, bảng báo cáo về mức hồn thành cơng việc của nhân viên. Tuy nhiên do những yếu tố tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng như: đối tượng khách hàng, các điều kiện về cơ sở vật chất, các yếu tố về kinh tế, chính trị…do đó Nhà hàng cần có sự phân tích, đánh giá lại định mức lao động của năm trước để phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của năm sau trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó cũng phải dựa vào khối lượng cơng việc, tính chất công việc của từng thời điểm và khả năng làm việc của nhân viên để xác định định mức lao động sao cho hợp lý, vào thời điểm chính vụ định mức lao động của nhân viên bàn là 25, nhân viên bếp là 45 và sẽ thay đổi vào trái vụ định mức cho nhân viên bàn là 20 và nhân viên bếp là 35 như vậy sẽ hạn chế được sự quá tải do tính thời vụ gây nên trong kinh doanh của Nhà hàng.

3.2.2. Phân công lao động hợp lý

Lao động tại nhà hàng làm việc chưa đúng với khả năng, năng lực, sở trường, nguyện vọng của nhân viên. Vì vậy, Nhà hàng cần phải đánh giá một cách chính xác hơn khả năng cũng như sở trường của họ, hơn thế nữa cần phải lắng nghe nguyện vọng của nhân viên để bố trí lao động hợp lý vào từng cơng việc, tạo cảm giác thoải mái cho người lao động khi làm việc vì một trong những mục tiêu bố trí và sử dụng lao động là phải đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động. Phân công lao động cần đảm bảo sự công bằng về khối lượng cơng việc, độ khó của cơng việc. Trong mỗi ca làm việc phân cơng lao động cần có sự xen kẽ nhân viên nam và nữ, nhân viên lâu năm và nhân viên mới, vừa thuận lợi cho người lao động mà vẫn đảm bảo đủ số lượng nhân viên phục vụ trong thời gian làm viêc. Nhà hàng Thế giới nghiêng 23 độ 5 Mỹ Đình cần có sự bố trí hợp lý trong việc phân cơng lao động trong chính vụ và trái vụ để đảm bảo tránh các đột biến về nhân sự trong q trình kinh doanh do tác động của tính thời vụ trong kinh doanh nhà hàng hay tác động đến từ hưu trí, bỏ việc, thun chuyển cơng tác.

Vào một số ngày vào mùa cưới số lượng tiệc cưới nhiều trong một ca, nhà hàng có thể tuyển dụng thêm nhân viên làm part time là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn vừa tiết kiệm được chi phí vừa tạo được việc làm cho người lao động vì đây là đội ngũ lao động trẻ nhanh nhẹn, nhiệt tình với cơng việc. Nhưng lượng nhân viên này khơng có trình độ chun mơn, cần có nhân viên lâu năm đào tạo sơ qua nghiệp vụ sau khi tuyển dụng, trong q trình tác nghiệp cần phải có nhân viên chính

thức hướng dẫn, kèm cặp và giám sát để tránh xảy ra các tình huống bất ngờ do chưa quen với cơng việc gây ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của Nhà hàng.

Tại Nhà hàng có hai bộ phận chủ yếu là bộ phận bàn và bộ phận bếp, cần có sự tăng cường hợp tác lao động giữa hai bộ phận. Hợp tác lao động cần phải phối hợp cả về khơng gian và thời gian, phối hợp một cách tích cực hài hịa và hợp lý nhất nguồn nhân lực của Nhà hàng. Tăng cường hợp tác lao động giữa các nhân viên của cùng một bộ phận, để cho nhân viên có cơ hội học hỏi, kèm cặp lẫn nhau các trưởng bộ phận nên có sự phân cơng cơng việc theo nhóm làm việc khoảng 2-3 người, các nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ phải giúp đỡ hỗ trợ các nhân viên mới trong quá trình tác nghiệp, cần có người giám sát làm việc và can thiệp trong những trường hợp cần thiết.

3.2.3. Xây dựng quy chế làm việc chặt chẽ

Xây dựng hoàn thiện các quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Nhà hàng cần xây dựng các quy định rõ ràng về quy tắc làm việc, trang phục, thái độ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhân viên tại Nhà hàng nắm rõ và bắt buộc thực hiện, nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy chế tùy theo mức độ mà sẽ bị cảnh cáo, trừ lương hoặc đuổi việc. Giờ nghỉ ăn giữa ca quy định trong vòng 20 phút là khơng hợp lý vì sau khi ăn khơng có thời gian nghỉ ngơi làm cho nhân viên không đủ sức khỏe để làm việc tiếp, gây tình trạng mệt mỏi, uể oải, hiệu quả lao động không cao, nhà hàng nên cho nhân viên ăn và giải lao trong vịng 30 – 40 phút để nhân viên có thời gian giải lao, nghỉ ngơi sau khi ăn lúc đó mới có thể có tinh thần thoải mái để làm việc tiếp.

Yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà hàng về đồng phục, tác phong trong giờ làm việc. Để khích lệ khả năng và lịng nhiệt tình của nhân viên, Nhà hàng cần có những hình thức khen thưởng người lao động. Những nhân viên hồn thành cơng việc tốt sẽ được biểu dương, tặng giấy khen trong cuối mỗi kỳ tổng kết, được hưởng chế độ tiền thưởng theo tháng hoặc năm, ngồi ra cần có những khoản thưởng đột xuất cho những nhân viên được khách hàng khen ngợi, những nhân viên có sáng kiến làm tăng năng suất lao động. Khen thưởng và kỷ luật cần phải chính xác, kịp thời, ngược lại các nhân viên nào vi phạm quy chế làm việc của nhà hàng cần phải nghiêm khắc xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Thực hiện được điều này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, từ đó nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, đóng góp cho Nhà hàng nhiều hơn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Bố trí nhân viên làm việc vào những ngày lễ, tết và có chính sách nghỉ bù, lương thưởng hợp lý cho những ngày làm việc này. Do tính chất cơng việc của Nhà hàng nên vào những ngày lễ, tết nhân viên vẫn phải đi làm. Nhà hàng cần có kế hoạch cụ thể danh sách những nhân viên tự nguyện đi làm và ưu tiên cho những nhân viên khó có thể đi làm được vào những ngày này là phụ nữ có con nhỏ, có việc gia đình để bố trí cho phù hợp.

3.2.4. Tiết kiệm chi phí tiền lương

Khuyến khích vật chất đối với người lao động thơng qua chính sách tiền lương, thưởng và phụ cấp. Góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động là một trong những địn bẩy kích thích nhân viên làm việc tích cực hơn. Chỉ khi nào con người quan tâm đến việc nâng cao hiểu quả lao động của mình thì hiệu quả lao động trong doanh nghiệp, trong xã hội mới thực sự được nâng cao.

Nhưng cách tính lương thưởng của nhà hàng chưa hợp lý, lương của cơng nhân viên tính theo cấp bậc nhà nước, do đó có thể mọi người làm việc với năng suất như nhau thì những người lao động lâu năm trong Nhà hàng lại có lương cao hơn, do đó chỉ khuyến khích người lao động phát huy hết tài năng của mình. Cịn với cách tính tiền thưởng dựa vào bình bầu ở tổ, như thế các thành viên trong tổ sẽ có xu hướng bao che những nhược điểm của nhau để họ cùng được hưởng, để chính sách lương thưởng thực sự là địn bẩy kinh tế, kích thích người lao động làm việc tích cực hơn thì việc tính lương, thưởng nên tính như sau:

- Đối với những bộ phận gián tiếp thì lương sẽ tính theo quy định của Nhà nước. Còn tiền thưởng dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Ngoài ra cần phải chú ý nên thưởng hợp lý cho những ngưịi có ý tưởng kinh doanh hay, những người tìm được những nguồn khách, tìm được nguồn cung cấp đầu vào với giá cả hợp lý.

- Đối với những người làm ở bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm thì cách tính lương như sau: Lương = Số giờ cơng × Tiền cơng của một giờ công.

3.2.5. Một số giải pháp khác

- Nhà hàng cần xây dựng chính sách marketing phù hợp trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách, giá cả tương ứng với mức chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được. Ngoài ra, để thu hút khách hàng đến với Nhà hàng thì ban giám đốc phải lập chiến lược quảng bá, quảng cáo các dịch vụ trong Nhà hàng, tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá cho các khách hàng, các công ty lữ hành, công ty du lịch để tăng lượng khách đến tiêu dùng dịch vụ của Nhà hàng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Nhà hàng có thể đầu tư thêm cho dịch vụ tổ chức tiệc cưới hay một số các dịch vụ bổ sung khác như xây dựng thêm khu ẩm thực café, việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động trong Nhà hàng giúp họ có thêm thu nhập, nhưng cũng phải chú ý các dịch vụ bổ sung phải có liên quan đến nhau để người lao động có thể làm việc được. Ví dụ bổ sung thêm dịch vụ khu cafe thì nhân viên bàn hay bar đều có thể làm việc được, như vậy sẽ giúp nâng cao thêm hiệu quả sử dụng lao động. Bên cạnh đó, việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tại Nhà hàng sẽ giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn khi đến với nhà hàng.

- Nhà hàng cần hồn thiện cơng tác tuyển dụng. Do tính đặc thù của lao động trong kinh doanh Nhà hàng là phần lớn nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc tuyển chọn nhân viên biết cách phục vụ, khéo léo trong giao tiếp là vô cùng quan trọng đặc biệt là nhân viên bộ phận bàn, đối với bộ phận bếp nhân viên phải có sự hiểu biết về ẩm thực nhiều vùng miền, quốc gia. Vì vậy, khi tuyển chọn, Nhà quản lý phải kiểm tra trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, nhà quản lý cũng nên chú trọng vào hình thức của nhân viên vì đối với ngành dịch vụ hình thức được coi trọng và là một trong những điều kiện xét tuyển nhân viên; đặc biệt, Nhà hàng cần phải bổ sung thêm bước kiểm tra tay nghề và trình độ tác nghiệp của nhân viên. Thơng qua kiểm tra tay nghề, Hội đồng tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ chun môn, kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp của từng ứng viên. Ngoài ra, Hội đồng tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống cụ thể để ứng viên giải quyết tình huống. Thơng qua cách xử lý tình huống đó có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ và khả năng xử lý tình huống của ứng viên.

- Đào tạo và phát triển nhân sự giúp cho người lao động trong nhà hàng thực hiện công việc tốt hơn, tạo tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lao động. Nhà hàng nên áp dụng các phương pháp đào tạo như kèm cặp, đào tạo luân phiên cơng việc giữa các bộ phận qua đó có thể thuyên chuyển lao động nhàn rỗi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong nội bộ doanh nghiệp vào những dịp đông khách mà không phải tuyển thêm nhân viên. Như vậy, sẽ tránh lãng phí nguồn nhân lực, đỡ tốn kém cho Nhà hàng mà còn tạo sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức nhà hàng. Ngoài ra, phương pháp đào tạo nhân viên cũng cần phong phú hơn bằng cách sử dụng các dụng cụ mơ phỏng và tình huống thực tế giúp cho người lao động khơng bị lúng túng trong quá trình tác nghiệp cũng như trong xử lý các thắc mắc, phàn nàn của khách, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên. Nhà hàng có thể cho nhân viên đến các trung tâm đào tạo hay cũng có thể đào tạo tại chỗ bằng cách thuê các chuyên gia về giảng dạy. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến chi phí xây dựng các mơ hình, chi phí th chun gia giảng dạy. Nhà hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo nhằm nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của nhân viên, nhất là đối với nhân viên bàn cần phải đào tạo thêm ngoại ngữ thứ hai cho nhân viên để phục vụ nhu cầu khách quốc tế. Đối với bộ phận bếp, Nhà hàng nên cử người đi ra nước ngoài đến những nhà hàng lớn để tiếp xúc với những công nghệ mới, học hỏi các món ăn truyền thống của họ, nhu cầu và sở thích để nâng cao hiểu biết, có thêm kinh nghiệm nâng cao tinh thần, ý thức tự đào tạo của nhân viên để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo cảm giác mới lạ, đặc trưng cho nhà hàng mình, tạo được dấu ấn trong lịng khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5 mỹ đình, công ty TNHH phát triển thƣơng mại và sản xu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)