Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm máy làm đất từ thị trường nhật bản của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 51 - 55)

3.4.2 .Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm

phẩm Máy làm đất từ thị trường Nhật Bản của cơng ty

Dựa trên tình hình hiệu quả nhập khẩu thực tế của Vinacoma, từ đó em đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm Máy làm đất từ thị trường Nhật Bản của công ty.

4.2.1. Giải pháp nâng cao tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu và kinh doanh

4.2.1.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba yếu tố then chốt quyết định đến hoạt động kinh doanh của cơng ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Để đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng được yều cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và đạt hiệu quả kinh doanh cao, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nếu nguồn nhân lực có trình độ được sử dụng hợp lý sẽ giúp cơng ty giảm chi phí nhập khẩu cũng như tránh được những tổn thất trong q trình kinh doanh. Để đạt được điều đó, Cơng ty cần chú trọng đến việc đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực để có được đội ngũ cán bộ đủ mạnh có thể đảm đương được nhiệm vụ. Cơng ty nên chú trọng các biện pháp sau:

+Tuyển dụng:

Công ty cần làm thật tốt khâu tuyển dụng để thu hút người tài về phục vụ cho Công ty. Việc tuyển dụng nhân viên phải theo đúng tiến trình, có sự giám sát chặt chẽ của Ban giám đốc, của Bộ phận Nhân sự. Làm tốt cơng tác này sẽ góp phần chọn lọc được những nhân viên tinh thơng nghiệp vụ chun mơn, có đầy đủ phẩm chất đạo đức để đảm đương được yêu cầu công việc.

+ Đào tạo và đào tạo lại:

Thời đại chúng ta đang sống thay đổi rất nhanh về mọi mặt. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vậy, nếu cán bộ kinh doanh không cập nhật thông tin, không được bổ sung kiến thức kịp thời, không rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên thì rất dễ bị lạc hậu, khơng theo kịp địi hỏi yêu cầu của công việc. Nhu cầu đào tạo, đào tạo lại nhân lực của công ty đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ban lãnh đạo của công ty phải đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có sự lựa chọn các

phương pháp để thực hiện chương trình đào tạo, phát triển và đánh giá chương trình đó để đáp ứng nhu cầu, có được nguồn nhân lực tốt hơn.

Bên cạnh những hình thức đào tạo tại chỗ, cơng ty nên khuyến khích mọi cán bộ nhân viên theo học khóa học ngắn hạn và dài hạn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ của cán bộ cơng nhân viên để tham gia có hiệu quả hơn vào q trình đàm phán với đối tác nước ngồi. Đặc biệt Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chính của cơng ty, chính vì thế việc đào tạo và tuyển dụng các nhân viên nhập khẩu biết tiếng Nhật là vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình đàm phán với đối tác Nhật Bản được dễ dàng hơn.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động:

Trong Vinacoma từng cá nhân làm việc tốt cũng khơng có nghĩa là hoạt động của tập thể công ty sẽ tốt. Phát huy khả năng tiềm tàng của mỗi nhân viên, gắn kết từng nhân viên vào tập thể, tạo nên sức mạnh tập thể là điều không đơn giản. Để làm được điều trên, công ty nên áp dụng các biện pháp như sau:

 Khen thưởng:

Hình thức này có tác dụng động viên nhân viên cả về mặt tinh thần lẫn kinh tế. Cơng ty nên áp dụng hình thức khen thưởng một cách linh hoạt như sau:

- Thưởng chung cho các cán bộ nhân viên trong các dịp lễ lớn.

- Thưởng cho các cá nhân có thành tích cao, có ý tưởng mới, sáng tạo phục vụ cho việc quản lý, và phát triển sản phẩm làm việc hiệu quả, mang lại lợi ích cho cơng ty, có thể trao bằng khen hoặc đề bạt thăng chức cho họ.

- Sau mỗi kỳ kinh doanh, nếu có điều kiện, cơng ty nên tổ chức các cuộc đi chơi xa, tham quan cho cán bộ nhân viên của công ty nếu công ty có đủ kinh phí đài thọ. Đây cũng là một hình thức khen thưởng có hiệu quả.

 Tổ chức các phong trào thi đua:

Để thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng say làm việc, Công ty nên tổ chức các chương trình thi đua về sản lượng nhập khẩu, về doanh số bán ra trong khối Kinh doanh.

4.2.1.2. Phát triển thị trường nhập khẩu mới

Doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong môi trường hội nhập kinh tế luôn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Để có thể tồn tại và phát triển,

doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội và tìm cách vượt qua khó khăn hạn chế. Muốn đạt được điều đó, cơng ty phải mở rộng thị trường nhập khẩu, tìm kiếm các nhà cung ứng khác với sản phẩm có chất lượng và giá cả tương đương hoặc chất lượng tốt hơn hoặc có giá cả thấp hơn để mang lại nhiều cơ hội kinh doanh nhất có thể.

Hiện nay tại thị trường Nhật Bản có một số nhà cung cấp Máy làm đất thuộc các hãng Hitachi,Kobelco, Komatsu... Đây là những hãng sản xuất Máy làm đất uy tín và giá cả cũng tương đương với giá mà hiện tại công ty đang nhập. Bên cạnh đó cơng ty cịn tham gia các diễn đàn, các sàn đấu giá tại các trang như:Mascus,Machinery trader...

4.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả

Trong kinh doanh nhập khẩu, vốn là một yếu tố không thể thiếu phục vụ cho việc lưu thơng hàng hóa. Việc huy động vốn đối với cơng ty nhập khẩu càng có ý nghĩa quan trọng vì vốn tự có của cơng ty khơng nhiều, khó đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, phần nhiều vẫn là vốn vay từ bên ngồi. Do đó, đề nâng cao hiệu quả kinh doanh,Vinacoma cần phải có những biện pháp đổi mới và mở rộng hình thức huy động cũng như sử dụng vốn sao cho giảm chi phí vốn và tăng mức độ tự chủ trong kinh doanh:

+ Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động bằng cách rút ngăn thời gian thực hiện hợp đồng. Đây là biện pháp hữu hiệu để hoạt động của nguồn vốn kinh doanh đặc biệt là nguồn vốn lưu động có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả nhập khẩu. Hơn nữa để tăng nhanh số vịng quay của vốn cơng ty cần chú trọng vào cơng tác nghiên cứu thị trường, khi thị trường có nhu cầu thì cần phải đáp ứng ngay. Từ đó, mới có thể thu hồi vốn nhanh để cơng ty thực hiện các dự án kinh doanh khác.

+ Công ty nên tăng cường vay vốn từ ưu đãi từ các đơn vị thành viên, cổ đông, các đơn vị liên doanh…Điều này sẽ giúp cơng ty tiết kiêm được chi phí lãi vay, có thêm vốn để thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhằm tăng doanh thu bán hàng.

+ Cần hoàn thiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng thanh toán và tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ để được hưởng những ưu đãi như: sự hỗ trợ tín dụng cho hoạt động nhập khẩu, mở L/C, thanh toán tiền hàng… với số lượng vay lớn, nhanh chóng qua các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán, hoặc được giảm khoản ký cược, ký quỹ tại ngân hàng, giúp tăng vòng quay vốn lưu động.

+ Lựa chọn phương thức thanh tốn an tồn, phù hợp để khơng xảy ra tình trạng ứ đọng vốn làm phát sinh chi phí lãi vay.

+ Đối với các nhà cung cấp truyền thống, cơng ty có thể đàm phán để được thanh toán bằng các biện pháp như L/C trả chậm, chuyển tiền sau… để tạm chiếm dụng vốn dùng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Cần lưu ý đến tác động của tỷ giá hối đoái khi lựa chọn các hình thức thanh tốn này, nếu có thể sử dụng các nghiệp vụ về hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá.

+ Đối với khách hàng, cơng ty nên tìm hiểu, phân tích khả năng thanh tốn của họ khi ký kết hợp đồng cần thỏa thuận rõ các điều khoản về thời gian thanh toán, phạt thanh toán chậm, chiết khấu khi thanh toán nhanh.. nhằm giảm tối đa các khoản nợ khó địi.

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ nhập khẩu

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trong q trình nhập khẩu, cơng ty phải đảm bảo các bước nhập khẩu được tiến hành thuận lợi, tránh phát sinh các tổn thất khơng đáng có làm tăng chi phí nhập khẩu và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng. Cụ thể, cơng ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ nhập khẩu:

+ Ban hành quy chế khốn kinh doanh đến từng phịng. Theo hình thức này, phịng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các bước của quy trình nhập khẩu, từ khâu hỏi hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng đến các giao dịch với ngân hàng như mở L/C, thanh toán tiền hàng vv… Sau mỗi kỳ kinh doanh, ngồi khoản thu nhất định nộp cho cơng ty, còn lại các phòng sẽ được hưởng. Cách làm này không chỉ rút ngắn thời gian nhập khẩu, tiết kiệm chi phí mà cịn tạo động lực để cán bộ nhân viên trong công ty làm việc hiệu quả hơn.

+ Công ty nên sử dụng các điều khoản hợp đồng phù hợp cho mỗi quốc gia thị trường nhập khẩu khác nhau. Ví dụ ở thị trường Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty hiện nay. Công ty nên đàm phán thay đổi nhập khẩu theo giá CIF thay vì giá FOB như hiện nay để hạn chế tối đa rủi ro trong q trình vận chuyển hàng hóa Nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm máy làm đất từ thị trường nhật bản của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)