Biến Ký hiệu Loại Đặc điểm
Phụ thuộc Y Nhị phân Chỉ nhận 02 giá trị 0 và 1. Cụ thể: + Bằng 0: Khách hàng không trả được nợ - có rủi ro tín dụng => Khách hàng khơng có KNTN vay + Bằng 1: Khách hàng trả được nợ - khơng có rủi ro tín dụng => Khách hàng có KNTN vay Độc lập Xi Liên tục hoặc rời rạc
Các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng như giới tính, trình độ học vấn, thu nhập .... ảnh hưởng đến KNTN vay của KHCN
(Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hoàng Trọng – Mộng Ngọc (2008))
* Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
+ Mơ hình hồi quy binary logistic ước tính xác suất một khách hàng trả được nợ (xác suất Y = 1) có dạng:
Pi = E(Y=1/X)= =
Trong đó: Pi = E(Y=1/X): xác suất để xảy ra sự kiện Y=1
Xi: Các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của KHCN;
i: Hệ số ước lượng của biến Xi, cho biết khi Xi tăng 1 đơn vị
thì log của tỷ lệ (Pi/1-Pi) tăng i đơn vị
Khi đó, tỷ lệ chênh lệch giữa xác suất một sự kiện xảy ra với xác suất sự kiện đó khơng xảy ra:
=
Lấy logarit cơ số e 2 vế phương trình và thực hiện biến chuyển ta được dạng hàm hồi quy binary logistic là:
*Ƣu điểm
- Khắc phục được những nhược điểm của mơ hình định tính, thể hiện sự khách quan, nhất quán, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của CBTD.
- Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng khá đơn giản, dễ thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng (như Eviews, SPSS,…)
- Giúp NH phân loại khách hàng và nhận riện rủi ro thơng qua có thể ước lượng được xác suất khơng có KNTN vay của khách hàng, từ đó NH có thể xác định được mức độ an toàn trong cho vay giúp NH chủ động trong việc đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro.
- Mơ hình có thể đo lường vai trò của các yếu tố tác động đến KNTN vay của khách hàng. Khi sử dụng mơ hình Logistic, có thể dễ dàng hiệu chỉnh hoặc thêm bớt các biến nhằm xác định cụ thể tác động của các yếu tố tới rủi ro tín dụng là như thế nào.
*Nhƣợc điểm
- Phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thơng tin thu nhập và khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích của CBTD.
- Khi mơ hình có hệ số xác định ở mức nhỏ thì dự báo có thể kém chính xác (thể hiện qua các giá trị phần dư).
2.5.3Mơ hình nghiên cứu tác giả lựa chọn
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về KNTN vay đối với KHCN, tác giả nhận thấy mơ hình binary logistic (gọi tắt là mơ hình logit) được các tác giả trước sử dụng đáp ứng các tiêu chí lựa chọn mơ hình của tác giả để đo lường KNTN vay của KHCN tại BIDV Long An như sau:
- Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả trước trên cơ sở so sánh ưu, nhược điểm của các mơ hình;
- Là mơ hình thống kê nên có thể khắc phục được những hạn chế từ các phương pháp đánh giá KNTN vay của KHCN dựa vào nhận định chủ quan của CBTD;
- Mơ hình có khả năng lượng hóa được xác suất trả nợ của khách hàng, dùng làm cơ sở lượng hóa rủi ro đối với từng KHCN để có quyết định đúng đắn trong cấp tín dụng;
- Mơ hình đơn giản, dễ sử dụng và có thể cho ra kết quả nhanh chóng;
- Các biến đưa vào mơ hình có thể định tính hoặc định lượng để có thể đưa ra kết quả khách quan nhất.
Ngồi các tiêu chí thích hợp như trên, việc lựa chọn mơ hình logistic thay vì mơ hình hồi quy tuyến tính là do các đặc tính riêng có của mơ hình:
Bảng 2.4: So sánh mơ hình hồi quy binary logistic và hồi quy tuyến tính
Mơ hình hồi quy binary logistic Mơ hình Hồi quy tuyến tính
Biến phụ thuộc ở dạng nhị phân (biến giả)
Biến phụ thuộc phải ở dạng định lượng và là biến liên tục
Giá trị ước lượng của biến phụ thuộc ở dạng xác suất rơi vào khoảng (0;1)
Giá trị dự đốn của biến phụ thuộc khơng thể được diễn dịch như xác suất
(Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hoàng Trọng – Mộng Ngọc (2008))
2.6 Đóng góp mới của đề tài
Những đề tài trước đây về đo lường KNTN vay của KHCN thường chỉ thực hiện đối với các khoản vay tiêu dùng, trả góp khơng có TSBĐ (Sullivan and Fisher (1988), Canner and Luckett (1990), Tongxiao (Catherine) Zhang and Sharon A.DeVaney (1999)); đối với các khoản vay có TSBĐ (Dinh Thi Huyen Thanh and Stefanie (2006) Vương Hoàng Quân và ctg (2006)) đã thực hiện nhưng dữ liệu thu thập từ nhiều chi nhánh NH nên tính thống nhất, điều kiện cấp tín dụng đối các khách hàng khơng cao;
Luận văn này thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của khách hàng vay tiêu dùng khơng có TSBĐ và vay có TSBĐ. Đồng thời thơng tin, dữ liệu thu thập được từ các KHCN có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh BIDV Long An nên có tính đồng nhất và phân định khách hàng, khoản vay theo cùng một quy định chung của BIDV;
Mặt khác, một số đề tài nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề KNTN vay của KHCN đa số phân tích dựa trên phân tích kết quả và các nguyên nhân chính dẫn đến kết quả nên chỉ có tính chất cảnh báo chung cho NH, khơng thấy được mức độ ảnh hưởng và tác động của từng nhân tố;
Luận văn này thu thập dữ liệu thống kê, vận dụng mơ hình hồi quy binary logistic để phân tích được tác động và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến KNTN của KHCN.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Cho vay là hoạt động đem đến nhiều thu nhập cũng như rủi ro cho NH. Do đó, vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và KNTN vay của khách hàng luôn là vấn đề được các NH quan tâm. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây các NH có xu hướng phát triển cho vay đối với đối tượng KHCN. Trong chương 2 tác giả đã tổng quan lại các khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và KNTN vay của KHCN, các nghiên cứu liên quan và các phương pháp, mơ hình đo lường KNTN vay của KHCN để tạo nền tảng cơ sở lý thuyết cho tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, thiết kế nghiên cứu và phân tích vấn đề trong các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH LONG AN
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An (gọi tắt là BIDV Long An) được thành lập vào năm 1976 với 100% vốn của nhà nước. Sau hơn 39 năm hình thành, phát triển và hoạt động tại địa bàn tỉnh Long An, BIDV Long An đã xây dựng được vị thế trong hệ thống NH trên địa bàn. Các hoạt động tại BIDV Long An về huy động vốn, tín dụng khơng ngừng gia tăng về quy mô. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay, trong đó có cho vay cá nhân có những dấu hiệu đáng lo ngại. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về BIDV Long An, kết quả hoạt động, tình hình hoạt động cho vay và thực trạng KNTN vay cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của KHCN, hộ gia đình tại BIDV Long An.
3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An
3.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Long An
Tiền thân của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An (gọi tắt là BIDV Long An) là NH Kiến thiết Long An, được thành lập vào năm 1976, năm 1988 được nhập vào NH Nông nghiệp Long An, tháng 4/1990 chuyển thành phòng Đầu tư Phát triển và ngày 26/11/1990 chuyển thành NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Sau gần 22 năm hoạt động dưới tên gọi NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An, ngày 01/05/2012 theo Quyết định số 30/QĐ –HĐQT của Hội đồng quản trị NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Long An được chuyển đổi mơ hình hoạt động từ NH thương mại 100% vốn nhà nước thành NH thương mại cổ phần.
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNGKHỐI QUẢN LÝ RỦI ROKHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘKHỐI TRỰC THUỘC
Phòng Khách hàng doanh nghiệp (bao gồm Tổ Tài trợ thương mại);
Phòng KHCN. - Phòng Quản lý rủi ro.-Phịng QTTD (bao gồm Tổ quản lý thơng tin KH);-Phòng GDKHDN; -Phòng GDKHCN;
-Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.
-Phòng Kế hoạch Tổng hợp; -Tổ Điện tốn; - Phịng Tài chính - Kế tốn. PGD Võ Cơng Tồn; PGD Bến Lức; PGD Đức Hịa; -PGD Cần Giuộc. (Nguồn: Quyết định 1126/QĐ-BIDV.LA ngày 07/10/2014)
Tên giao dịch là NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An, tên viết tắt là BIDV Long An. Mạng lưới điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh Long An gồm trụ sở chính (số 140, Hùng Vương, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An) và 04 phòng giao dịch tại TP.Tân An và các huyện Bến Lức, Đức Hịa, Cần Giuộc.
Mơ hình tổ chức của BIDV Long An hiện tại được tổ chức theo quyết định số 1126/QĐ-BIDV.LA ngày 07/10/2014 của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Long An. Hoạt động của chi nhánh được chia thành năm khối: khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc với 9 phòng, 03 tổ nghiệp vụ và 04 phòng giao dịch trực thuộc, với tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến thời điểm 30/06/2015 là 109 người.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
3.1.2Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Trải qua quá trình dài xây dựng và phát triển, với sự cố gắng nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể CBCNV, BIDV Long An đã có những thành quả đáng ghi nhận: là một trong 10 doanh nghiệp của tỉnh Long An được vinh dự nhận cúp vàng doanh nghiệp xuất sắc nhất của tỉnh Long An năm 2010 và 2011, doanh nghiệp tiêu biểu năm 2013, cờ thi đua năm 2014.
Trong hệ thống BIDV, toàn thể CBCNV BIDV Long An ln phấn đấu hồn thành và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trên các chỉ tiêu chính như tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, lợi nhuận.
Để đảm bảo tính cập nhật, trong luận văn này tác giả đã cố gắng thu thập dữ liệu từ năm 2012 đến 06 tháng đầu năm 2015. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chất so sánh được luận văn tiến hành so sánh đối chiếu trong khoảng thời gian 2012 – 2014.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
S T T
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 06 tháng đầunăm 2015
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A Tổng thu nhập 377 351 349 164 1 Thu nhập từ lãi cho vay 187 49,6% 178 50,7% 183 52,4% 93 56,7% 2
Thu lãi cho vay KHCN/Tổng thu nhập 36 9,5% 45 12,8% 61 17,4% 34 20,6% Thu lãi cho vay
KHCN/Tổng thu nhập từ lãi cho vay 19,2% 25,2% 33,2% 36,3% B Tổng chi phí 337 341 323 138 Chi phí dự phịng/Tổng chi phí 7 2,0% 22 6,4% 21 6,6% C Lợi nhuận 36 40 11 26 Tỷ lệ tăng
trưởng lợi nhuận 11% -73% 145%
Bảng 3.1 thể hiện các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, và lợi nhuận tại BIDV Long An giai đoạn 2012 – 06 tháng đầu năm 2015.
+ Thu nhập: Trong tổng thu nhập tại BIDV Long An thì thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn (xấp xỉ/trên 50%). Lãi cho vay bao gồm lãi cho vay từ khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và KHCN. Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn hơn KHCN nên lãi vay thu được từ nhóm đối tượng khách hàng này ln duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012 – 2014 tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay đối với KHCN có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2012 chỉ đạt 36 tỷ đồng chiếm 9,5% trong tổng thu nhập, 19,2% trong tổng thu nhập từ lãi cho vay nhưng đến năm 2014 đã đạt 61 tỷ đồng (tăng 69% so với năm 2012) chiếm 17,4% trong tổng thu nhập và 33,2% trong tổng thu từ lãi cho vay. Đến 30/06/2015 thu nhập từ lãi cho vay đối với KHCN tại BIDV Long An đạt 34 tỷ đồng chiếm 20,6% tổng thu nhập, 36,3% thu nhập từ lãi cho vay.
+ Chi phí: Khoản mục chi phí tại BIDV khơng tách bạch giữa chi phí cho nghiệp vụ tiền gửi và tiền vay. Do đó, trong luận văn này tác giả quan tâm phân tích chi phí trích lập dự phịng rủi ro, do chi phí này phản ánh khoản dự phịng nợ phải thu khó địi. Trong giai đoạn 2012 – 2014, chi phí dự phịng có biến động mạnh từ 6,8 tỷ, tương ứng 2% trong tổng chi phí trong năm 2012 lên 21,4 tỷ tương ứng 6,6% trong tổng chi phí trong năm 2014.
+ Lợi nhuận: là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NH.
Lợi nhuận hàng năm của BIDV Long An giai đoạn 2012 – 2013 tương đối ổn định, năm 2012 đạt 36 tỷ đồng, năm 2013 đạt 40 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2012, riêng năm 2014 lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng chỉ đạt 11 tỷ đồng giảm 73% so với năm 2013 do trong năm 2014 BIDV Long An trích lập dự phịng rủi ro cho hoạt động tín dụng 21 tỷ đồng, đến 30/06/2015 tình hình kinh doanh được cải thiện và khơng phải trích lập thêm dự phịng rủi ro nên lợi nhuận tăng nhanh đạt 26 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận ròng/Thu nhập: Cho thấy 01 đồng thu nhập tạo ra được bao nhiêu
Từ bảng 3.1 có thể thấy tỷ số lợi nhuận/thu nhập tại BIDV Long An có sự biến động mạnh đạt 9,5% trong năm 2012, sang năm 2013 đạt 11,3%, và giảm mạnh xuống còn 3% trong năm 2014 và trong 06 tháng đầu năm 2015 đạt 16%.
Như vậy tình hình hoạt động chung của BIDV cịn biến động, các chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chất lượng hoạt động tín dụng (dự phịng rủi ro, chi phí và thu nhập từ lãi vay).
3.2Tình hình hoạt động cho vay
Căn cứ số liệu của NH Nhà nước - Chi nhánh Long An có thể đánh giá hoạt động tín dụng tại BIDV Long An như sau:
Bảng 3.2: Dư nợ vay và thị phần của BIDV Long An
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm
2013 Năm2014 06/2015Tháng 1. Dư nợ vay của cả hệ thống NH trên
địa bàn (tỷ đồng) 25.334 28.734 33.541 36.244 Tốc độ tăng trưởng (%) (0.2) 13 16,7
2. Dư nợ vay của NH TMCP ĐT&PT
Long An (tỷ đồng) 1.497 1.847 2.055 2.208 Tốc độ tăng trưởng (%) 28 23 11
Thị phần tín dụng (%) 5,9 6,4 6,1 6,1
(Nguồn: Báo cáo hoạt động NH của NH nhà nước Chi nhánh Long An, Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Long An các năm 2012, 2013, 2014, 30/06/2015)
Về tăng trưởng dư nợ vay: Bảng 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ vay
tại BIDV Long An qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là: 28%, 23%, 11%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay trong năm 2014 có sự sụt giảm do tình hình kinh tế cịn khó khăn, khách hàng ít có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và số khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng trở nên ít đi. Bên cạnh đó, BIDV Long An bị các NH khác cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất cho vay.
Về thị phần tín dụng: Thị phần dư nợ vay của BIDV Long An từ năm 2012 đến tháng 6/2015 có biến động nhưng khơng đáng kể, duy trì ổn định ở mức 6%