Ủy ban nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch - Thực tiễn thực hiện tại xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG I : Đăng ký hộ tịch và chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch

2.2. Tình hình đăng ký hộ tịc hở Uỷ ban nhân dân xã Thường Thắng, huyện Hiệp

2.2.1.1. Ủy ban nhân dân cấp xã

Là cấp hành chính cơ sở, nên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn, được qui định tại điều 79 Nghị định 158/2005/NĐ-CP như sau:

- Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các qui định của pháp luật về hộ tịch;

- Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo qui định của Bộ Tư pháp;

- Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;

- Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

- Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; 2.2.1.2. Ban Tư pháp xã.

Để phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của công chức Tư pháp hộ tịch được qui định tại Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 5/5/2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương) Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban tư pháp gồm có:

• Trưởng ban do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm;

• Cơng chức Tư pháp – hộ tịch

• Các thành viên kiêm nhiệm khác do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các hoạt động quản lý về hộ tịch nhưng trên thực tế, do kết cấu của Ban Tư pháp kiêm nhiệm

Đề tài: Đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã vai trò giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý hộ tịch chủ yếu do cán bộ Tư pháp hộ tịch chuyên trách thực hiện.

2.2.1.3. Cán bộ hộ tịch cấp xã.

Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đơng dân cư, số lượng cơng việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chun trách là cơng tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.

a. Tiêu chuẩn.

Quyết định số 04/04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (về việc ban hành qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ , công chức xã, phường, thị trấn) qui định về tiêu chuẩn của công chức Tư pháp hộ tịch như sau: Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Chun mơn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng. Để phù hợp với Quyết định số 04/04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (về việc ban hành qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ , cơng chức xã, phường, thị trấn) thì Nghị định 158/2005/NĐ-CP qui định Cán bộ tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của Cán bộ cơng chức cấp xã theo qui định của pháp luật về Cán bộ cơng chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau: Có bằng tốt nghiệp trung cấp Luật trở lên;

Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch; Chữ viết rõ ràng;

Qui định của Nghị định này khơng phân biệt trình độ theo từng vùng miền, mặc dù giữa hai văn bản (Quyết định số 04/04/2004/QĐ-BNV và Nghị định

158/2005/NĐ-CP) ban hành có hiệu lực cách nhau khoản 2 năm điều đó cũng khẳng định rằng trình độ của cán bộ cấp xã ngày càng được nâng lên, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vấn đề đặt ra là “chữ viết rõ ràng” vì khi cấp mới bản chính một giấy chứng nhận kết hơn hoặc là giấy khai sinh thì Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải viết tay. b. Những việc Cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm. Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã dành riêng một Điều luật để qui định về những việc Cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm, nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể phát sinh và nhằm tạo sự gần gũi giữa Cán bộ và người dân trong quá trình đăng ký và quản lý hộ tịch. Cụ thể là Cán bộ Tư pháp hộ tịch khơng được làm những việc sau: • Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch;

• Nhận hối lộ;

• Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức qui định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;

• Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với qui định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP khi đăng ký hộ tịch;

• Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;

• Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung khơng chính xác.

So với Nghị định 83/1998/NĐ-CP thì chỉ qui định về những trường hợp không được giao làm cán bộ hộ tịch tư pháp. Cụ thể là: “khơng hồn thành nhiệm vụ được giao; khơng có điều kiện thực hiện nhiệm vụ; vi phạm những qui định về đăng ký và quản lý hộ tịch hoặc những vi phạm pháp luật khác”, qui định này rất sơ lược, khơng xốy mạnh vào nghiệp vụ hộ tịch của người cán bộ hộ tịch như ở Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

c. Nhiệm vụ, quyền hạn Cán bộ Tư pháp hộ tịch.

Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, Cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

• Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét việc đăng ký hộ tịch.

• Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực mà người dân còn chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận

chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch đã phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký.

• Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo qui định của Bộ Tư pháp.

• Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm. • Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các qui định của pháp luật về hộ tịch.

• Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ chức vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.

2.2.2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký các loại việc hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã. Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch ở Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được giao phụ trách công tác tư pháp.

Những loại việc hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã gồm:

• Đăng ký khai sinh; kết hơn; khai tử; ni con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận ni con ni;

• Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và thực hiện việc bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, khơng phân biệt độ tuổi;

• Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về xác định cha, mẹ, con (trường hợp do Tòa án xác định);thay đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi;

Lưu ý: Khi đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú,nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Ủy ban nhân dân xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ. Trường hợp, trẻ bị bỏ rơi thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, nơi cư trú của người đang tạm thời ni dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời ni dưỡng trẻ em đó. (Thẩm quyền này được áp dụng trong trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh)

CHƯƠNG III

Đánh giá thực tiễn đăng ký hộ tịch và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã Thường Thắng, huyện

Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

3.1. Đánh giá thực tiễn đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch - Thực tiễn thực hiện tại xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w