CHƯƠNG I : Đăng ký hộ tịch và chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch
3.2. Một số kiến nghị
3.2.2. Một số kiến nghị về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương
tịch tại địa phương
Thứ nhất, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ
Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách ở xã. Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tương xứng với tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà họ đảm nhiệm cũng như yêu cầu, đòi hỏi của xu thế phát triển xã hội.
Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch tạo nguồn phù hợp với chức danh đảm bảo sự phát triển ổn định của đội ngũ này ở địa phương.
Thứ hai, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch
trong nhân dân. Cán bộ làm công tác hộ tịch cần phải thường xuyên mở các lớp tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực Hộ tịch, Tư pháp để người dân hiểu và tự giác thực hiện việc đăng ký hộ tịch chính xác, kịp thời.
Thứ ba, Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào quản lý hộ tịch và xây dựng
tin học hóa từng bước các quy định phục vụ nhân dân đăng ký hộ tịch được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.
Thứ tư, Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký và
quản lý hộ tịch. Tăng cường tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, người có thẩm quyền đăng ký quản lý hộ tịch tạo điều kiện để các chủ thể này có thể linh hoạt vận dụng giải quyết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn quản lý hộ tịch.
KẾT LUẬN
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những hoạt động khó khăn và phức tạp vì nó liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Đây là một lĩnh vực không thể thiếu được trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Thông qua đăng ký và quản lý hộ tịch, Nhà nước nắm được tình hình biến động dân số tự nhiên và cơ học, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển Kinh tế, văn hóa xã hội. Quản lý Nhà nước về hộ tịch không những đảm bảo quyền lực Nhà nước được thực thi trong xã hội mà còn là biện pháp đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hộ tịch có hiệu quả nhất.
Qua các văn bản Quy phạm pháp luật nêu trên, có thể khẳng định rằng hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước ta trong cơng tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói chung tương đối hoàn chỉnh, ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này còn kém hiệu quả, tỷ lệ đăng ký hộ tịch được bảo cáo còn thấp và công tác thống kê, tổng hợp bảo cáo hộ tịch cịn yếu kém. Nhiều địa phương có thống kê số liệu từ cấp xã, huyện nhưng không tập hợp số liệu gửi lên cơ quan Trung ương. Điều này làm giảm ý nghĩa của công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trong vai trị giúp Nhà nước có kế hoạch sát thực cho việc phát triển Kinh tê, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật và thực trạng của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch, từ bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả của thực tiễn đăng ký và quản lý hộ tịch.
Do thời gian và trình độ hạn chế của bản thân em, chuyên đề thực tập tốt nghiệp này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và hình thức. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô trong Hội đồng và bạn bè để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp xã về tư pháp xã, phường, thị trấn nhà xuất bản tư pháp năm 2010.
2 . Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình
3 . Quyển Hỏi đáp pháp luật về hộ tịch cấp cơ sở.
4. Báo cáo tổng kết công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của UBND xã Thường Thắng các năm 2017, năm 2018
5 . Số liệu thống kê về công tác đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử của xã Thường Thắng trong giai đoạn năm 2016 đến 2018.
6. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 7. Bộ luật Dân sự năm 2005.
8. Luật HN&GĐ năm 2000.
9 . Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của chính phủ về cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch. .
1 0. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27- 12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
1 1. Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23-7-2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
12. Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02-6-2008 của Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
1 3 . Trang điện tử : www.baodatviet.vn. Từ điển bách khoa toàn thư. Website : Bộ tư pháp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch - Thực tiễn thực hiện tại xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.”
Tên sinh viên: Văn Đức Chuyến Lớp: Luật kinh tế K48
Ngành: Luật
Địa điểm thực tập: UBND xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Giảng viên hướng dẫn: Đào Thu Hà