Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chế độ pháp lý về đăng ký, quản

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch - Thực tiễn thực hiện tại xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG I : Đăng ký hộ tịch và chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch

3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chế độ pháp lý về đăng ký, quản

pháp lý về đăng ký, quản lý hộ tịch

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những bất cập cịn tồn động trong cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

* Hoàn thiện thể chế.

Như phần trên đã trình bày, hạn chế lớn nhất trong thể chế về hộ tịch là các Quy phạm pháp luật về hộ tịch còn phân tán trong nhiều văn bản khác nhau và văn bản điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch chỉ là Nghị định và Thơng tư. Chính vì vậy, việc xây dựng một đạo Luật về hộ tịch làm cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch trong tồn quốc nói chung và ở các địa phương nói riêng, các Cơ quan đại diện là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

* Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hộ tịch.

Công tác quản lý, đăng ký hộ tịch cần được coi là cơng tác quan trọng của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương, khơng phải là công tác của riêng ngành Tư pháp.

Sở Tư pháp cần xác định vai trò quan trọng của mình, chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cũng như sự phối hợp với các Sở, Ban, ngành trong q trình tổ chức thực hiện; sớm có giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để khắc phục tình trạng bng lỏng quản lý hoặc hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, đăng ký hộ tịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đăng ký hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngồi; thay đổi, cải chính hộ tịch… kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.

* Tăng cường bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho các Cơ quan tư pháp.

Chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hộ tịch trong việc góp phần xây dựng các chính sách về Kinh tế, xã hội, An ninh, Quốc phịng và dân số kế hoạch hóa gia đình để quan tâm, đầu tư hơn cho cơng tác này. Cần dành kinh phí nhất định cho việc mở các lớp tập huấn, các đợt tuyên truyền để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình. Tại các xã, phường, thị trấn cần trang bị đầy đủ phương tiện làm việc (máy tính), tủ lưu hồ sơ, sổ hộ tịch, bố trí địa điểm tiếp dân...

* Tăng cường công tác tuyên truyền.

Cần coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ không thể thiếu của chính quyền địa phương; nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, đặc biệt là bà con thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa là đòi hỏi cấp bách, cần được thực hiện thường xuyên. Để thu hút sự tham gia của bà con, cần có những tài liệu chuẩn phục vụ cơng tác tun truyền, trong đó lưu ý trình độ của người dân theo từng vùng. Bên cạnh đó cũng cần đầu tư những khoản kinh phí cần thiết phục vụ cho cơng tác tuyên truyền, để bảo đảm hiệu quả của công tác tuyên truyền.

* Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Cần thiết lập mạng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu về đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và các trang thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, lưu trữ lâu dài và xử lý, khai thác được nhanh chóng, thuận tiện, tiến tới nối mạng tại tất cả các điểm đăng ký hộ tịch trên địa bàn.

* Quán triệt tinh thần Cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Thực hiện yêu cầu Cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm bớt chi phí và phiền hà cho cơng dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch đã được thể hiện tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

Tuy nhiên, để người dân thực sự được hưởng lợi từ yêu cầu Cải cách thủ tục hành chính, địi hỏi trước hết là các cơng chức trực tiếp giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của cơng dân phải là những người có đạo đức, có tâm với nghề; thực hiện đúng chức trách của cán bộ cơng chức nói chung và cán bộ làm cơng tác hộ tịch nói riêng đã được quy định cụ thể trong pháp luật.

* Lập Sổ bộ hộ tịch và cấp Sổ hộ tịch cá nhân.

tịch. Theo đó, cần lập Sổ bộ hộ tịch (do cơ quan nhà nước quản lý) và cấp Sổ hộ tịch cá nhân (do cá nhân công dân giữ để sử dụng khi cần chứng minh tình trạng hộ tịch của mình). Sổ bộ hộ tịch được lập và Sổ hộ tịch cá nhân được cấp khi công dân đăng ký khai sinh và các sự kiện hộ tịch phát sinh sau khi đăng ký khai sinh như: kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch... cũng sẽ phải được ghi vào Sổ bộ hộ tịch và Sổ hộ tịch cá nhân.

* Củng cố và tăng cường hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện.

Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong việc tập huấn về nghiệp vụ hộ tịch, quốc tịch cho các cán bộ sang làm công tác lãnh sự tại các Cơ quan đại diện; tổ chức các đoàn kiểm tra để kịp thời uốn nắn những sai sót (nếu có) trong q trình thực hiện.

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về hộ tịch; bảo đảm đưa công tác hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngày càng đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước cũng như đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đăng ký hộ tịch - Thực tiễn thực hiện tại xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w