Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Thái Sơn huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đăng ký hộ tịch tại xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang (Trang 31 - 38)

Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.

2.2.3.1. Đăng ký khai sinh

Khai sinh là một loại giấy tờ tùy thân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho cơng dân; là loại giấy tờ gốc để công dân yêu cầu, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác lập các loại giấy tờ khác cho mình để sử dụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình theo quy định pháp luật.

Là một một xã trung du miền núi, việc đăng ký hộ tịch được UBND xã thực hiện rất nghiêm túc, theo số liệu cũ đang được UBND xã lưu giữ thì việc đăng ký khai sinh được thực hiện ở cấp xã từ năm 1977 do lực lượng Công an xã đảm nhận. Đến 30/01/1996 việc đăng ký khai sinh mới được chuyển giao cho cán bộ tư pháp của UBND xã đảm nhiệm, song việc quản lý, ghi sổ vẫn thuộc về thẩm quyền của Công an xã; mãi đến 01/7/1998 việc đăng ký, quản lý, ghi sổ khai sinh mới hoàn toàn thuộc về thẩm quyền của cán bộ Tư pháp là bộ phận trực tiếp quản lý.

Bình qn mỗi năm, xã Thái Sơn có khoảng 90 đến 115 trẻ em được sinh ra, hầu hết đều được cha, mẹ, người thân đi đăng ký khai sinh. So với những năm trước, gần đây tỷ lệ trẻ đăng ký khai sinh đúng hạn tăng cao, lý do đơn giản là theo quy định, Nhà nước cấp thẻ BHYT cho tất cả các trẻ dưới 6 tuổi; bên cạnh đó, các trường hợp đăng ký quá hạn đều bị xử phạt theo tinh thần Nghị định 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2017 UBND xã Thái Sơn đã đăng ký

khai sinh với số liệu sau:

Năm Tổng Đăng ký đúng hạn Đăng ký quá hạn Đăng ký lại

2015 92 86 06 04

2016 105 102 03 03

2017 114 113 01 02

(Nguồn: Báo cáo số liệu hộ tịch của UBND xã Thái Sơn giai đoạn 2015 - 2017)

Nhìn vào số liệu thống kê ở trên ta thấy số lượng khai sinh ngày càng tăng lên, điều này nói lên rằng dân số của địa phương ngày một tăng; cha, mẹ, người thân thích

ngày càng quan tâm đến việc sớm đi khai sinh cho con em mình hơn nên số trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn giảm rõ rệt. Cụ thể: Năm 2015 số khai sinh quá hạn là 06 đến năm 2016 quá hạn là 03, năm 2017 quá hạn là 02 trường hợp.

Có được kết quả trên là do UBND xã đã triển khai tuyên truyền tốt tinh thần Nghị định 58/2005/NĐ-CP về đăng ký, quản lý hộ tịch và Nghị định 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Tư pháp xuống cộng đồng dân cư.

(Điều 10 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử

hành chính trong lĩnh vực tư pháp quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000

đến 100.000 đồng đối với người phải đi đăng ký khai sinh cho trẻ em không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.

Mặt khác, hiện nay Nhà nước đã tiến hành cấp Thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, do đó, sau khi được đặt tên, cha mẹ đi đăng ký Khai sinh để cháu được cấp thẻ BHYT đảm bảo quyền khám chữa bệnh cho trẻ em.

Đối với công tác đăng ký lại khai sinh:

Năm 2015 việc đăng ký lại chiếm tỷ lệ 4,3 %, đến năm 2016 chỉ còn chiếm 2,8 % (giảm gần 50% so với năm 2015). Sở dĩ tỷ lệ này giảm là do người dân dẫ nhận thức tốt về việc đăng ký khi sinh. Kiểm tra hồ sơ đăng ký lại cho thấy, hầu hết các trường hợp, đăng ký lại đều rơi vào nhóm cán bộ, đảng viên (chiếm 72%), nhìn chung các trường hợp đăng ký lại đều khơng có sự khác biệt về ngày, tháng, năm sinh, các trường hợp sai lệch nếu có trước khi được giải quyết.

Hiện tại UBND xã đã bố trí 02 công chức tư pháp hộ tịch, song do khối lượng công việc nhiều nên đội ngũ cán bộ Tư pháp phường phải hết sức tích cực mới hồn thành nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc được thực hiện thường xuyên, mỗi bộ phận chuyên môn đều có máy tính kết nối intơnet và có phần mềm giêng và mọi công việc, báo báo đều phải trao đổi qua mạng, do đó cán bộ tư pháp phải thường xuyên tiếp cận để giải quyết công việc, tra cứu thông tin.

2.2.3.2. Đăng ký kết hôn

Quyền kết hôn là một trong những quyền đầu tiên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của mỗi con người. Từ đó, phát sinh những quan hệ pháp lý giữa vợ, chồng, cha, mẹ, con, giữa ông, bà nội, ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và những người có quan hệ họ hàng, nghĩa dưỡng.

Điều 11 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Việc kết hôn phải

được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật ". Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ

chồng thì khơng được pháp luật cơng nhận là vợ chồng; Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực pháp luật vào ngày 01/01/2001, Nhà nước ta chỉ thừa nhận, nam, nữ là vợ chồng khi họ đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn, cấp giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp Nam, nữ chung sống với nhau trước ngày 3/1/1987 thì nhà nước khuyến khích đi đăng ký kết hôn và vẫn thừa nhận hợp pháp, còn từ ngày 3/1/1987 cho đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thì nam, nữ chung sống với nhau phải có nghĩa vụ đi đăng ký kết hôn trong thời gian cho đến hết năm 2003. Giấy CNKH do UBND xã cấp là một chứng thư có giá trị pháp lý xác nhận giữa hai bên nam, nữ đã phát sinh một quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Sau đây là số liệu kết hôn và công dân được cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân như sau:

Năm Tổng số trường hợp đăng ký kết hôn Tổng số cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân 2015 86 89 2016 93 93 2017 102 102

Thực tế cho thấy việc kết hôn ngày càng tăng tỷ lệ thuận với quy mô tăng dân số, qua theo dõi nhiều năm ở địa phương cho thấy, hiện nay 100% cặp vợ chồng đều đăng ký kết hơn. Có kết quả trên là nhờ vào công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật, nhất là Luật HNGĐ năm 2000 được tiến hành thường xun, cơng dân đã thấy được vai trị quan trọng của việc đăng ký kết hôn, cùng với việc áp dụng công nghệ vào thủ tục đăng ký kết hôn giúp cơng tác này diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ hơn trước.

Theo quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn là các bên nam, nữ đều phải ký tên vào sổ đăng ký kết hôn để chứng tỏ quan hệ hôn nhân do các bên xác lập là quan hệ hơn nhân hồn tồn tự nguyện và chịu trách nhiệm về quan hệ hơn nhân do mình xác lập. Khoản 3, Điều 18, Nghị định 158 quy định:

Ngồi tình trạng đăng ký kết hôn trên, ta thấy công tác cấp giấy xác định tình trạng hơn nhân cũng có vai trị quan trọng để thấy được tình trạng của nạn tảo hôn, hay hôn nhân trái pháp luật ngày càng giảm đi khi ta nhìn vào bảng thống kê cấp giấy xác định tình trạng hơn nhân ngày càng có xu hướng tăng năm

2.2.3.3. Đăng ký giám hộ

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.

Thủ tục đăng ký, chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, nội dung cụ thể như sau:

Người được cử làm giám hộ phải nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của mình giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người giám hộ cư trú đăng ký việc giám hộ.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm khơng quá 5 ngày, khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt tại nơi đăng ký, quyết định cơng nhận việc giám hộ sẽ được cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ; Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.

Để chấm dứt việc giám hộ, người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai, Quyết định công nhận việc giám hộ đã được cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật dân sự. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, nếu yêu cầu chấm dứt việc giám hộ là phù hợp với quy định của pháp luật và khơng có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp cho người yêu cầu chấm dứt giám hộ một bản chính Quyết định cơng nhận chấm dứt việc giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.

2.2.3.4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

Đăng ký nhận cha, mẹ, con là cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa cha, mẹ, con, quyền thừa kế. Pháp luật hộ tịch quy định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trên nguyên tắc nhận cha,mẹ,con là tự nguyện, khơng có tranh chấp.

Đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ được thực hiện trong trường hợp người xin nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký.

- Năm 2015 trên địa bàn UBND xã Thái Sơn đã làm thủ tục nhận cha, mẹ, con cho 06 trường hợp, trong đó có 05 trường họp nhận con ni, 02 trường hợp nhận mẹ ni và khơng có trường hợp nhận cha nuôi.

Năm 2016 trên địa bàn xã có 03 trường hợp nhận cha, mẹ, con ni; Ủy ban nhân dân xã đã làm thủ tục nhận con nuôi cho 02 trường hợp, lạm thủ tục nhận cha nuôi cho01 trường hợp.

Năm 2017 trên địa bàn xã có 03 trường hợp nhận cha, mẹ, con nuôi; Ủy ban nhân dân xã đã làm thủ tục nhận con nuôi cho 03 trường hợp, khơng có trường hợp làm thủ tục nhận cha, mẹ nuôi.

Từ những kết quả trên cho thấy, hàng năm trên địa bàn xã vẫn thường xun có cơng dân đến làm thủ tục nhận cha, mẹ, con nuôi, tuy số lượng khơng nhiều song năm nào cũng có một số trường hợp, phần lớn các công dân đến chủ yếu là thủ tục nhận con ni. Ngun nhân chính là do hiện nay phụ nữ ngại sinh đẻ, số lần sinh con ít, phần lớn ở địa bàn nông thôn chủ yếu là sinh hai con, một số trường khơng có khả năng sinh con, một số trường hợp do yếu tố tâm lý nên muốn nhận con nuôi.

Số trường hợp nhận cha, mẹ nuôi trên địa bàn trong 3 năm qua tương đối ít, trong 03 năm có 02 trường hợp nhận mẹ ni, 01 trường hợp nhận cha nuôi, trường hợp này chỉ sảy ra khi một số người dân khơng có con cái, vả lại tuổi đã cao nên đã đến làm thủ tục nhận cha, mẹ nuôi theo quy định pháp luật.

2.2.3.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Mọi cá nhân đều có quyền thay đổi họ tên, cải chính ngày, tháng, năm sinh, xác định lại dân tộc theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch.

Bảng thống kê việc thay đổi họ tên, cải chính ngày tháng năm sinh, xác định lại dân tộc trên địa bàn xã Thái Sơn các năm:

Năm 2015 2016 2017

Thay đổi họ tên 13 8 6

Cải chính ngày tháng năm sinh 14 9 8

Xác định dân tộc 01 0 0

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Thái Sơn, trong 03 năm đã có 27 lượt cơng dân đến làm thủ tục cải chính họ tên, tên năm 2016 ít hơn năm 2015 là 05 trường hợp, năm 2017 ít hơn năm 2016 là 02 trường hợp. Nguyên nhân xảy ra tình trạng thay đổi họ, tên là do các cặp vợ chồng ly hôn muốn thay đổi họ con của họ, từ họ bố sang họ mẹ hoặc từ họ mẹ sang họ bố. Có những người làm các loại giấy tờ tùy thân, khai không khớp nhau cả họ và tên nên phải thay đổi cả họ và tên cho trùng nhau cùng một họ, tên trong nhiều các loại giấy tờ tùy thân.

22.3.6. Đăng ký khai tử

Đăng ký khai tử là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước ta về đăng ký hộ tịch nhằm theo dõi sự biến động tự nhiên dân số, đăng ký khai tử là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào Sổ đăng ký

khai tử, trên cơ sở đó chấm dứt quan hệ của người đó đối với gia đình, xã hội, đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người chết.

Theo quy định tại Điều 20, Mục 3 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày

mất, thân nhân của người mất có trách nhiệm đi đăng ký khai tử. Ngoài ra, khoản 2, Điều 95 Nghị định 158 cũng nêu rõ, việc cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký hộ tịch mà không thực hiện là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, cùng với việc đăng ký khai sinh, kết hôn, giám hộ, xác định giới tính, dân tộc... đăng ký khai tử là sự kiện hộ tịch của một

con người đã được pháp luật quy định.

Tuy nhiên, người dân cho rằng việc khai tử cho người chết chẳng mang lại “lợi lộc” gì, đăng ký cũng được, không đăng ký cũng chẳng sao nên đại bộ phận người dân vẫn chưa coi trọng công tác này, người dân chưa thấy và hiểu được vai trò quan trọng của công tác đăng ký khai tử. Những trường hợp đi khai tử chỉ khi họ được hưởng quyền lợi gì đó như trường hợp khai tử được hưởng chế độ xã hội như là thương binh hay thuộc diện chính sách nh người từ 80 tuổi chết sẽ được hưởng phí mai táng phí, những trường hợp như vậy họ mới đi khai tử cho người thân.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND xã Thái Sơn đã chỉ đạo cho cho cán bộ chuyên môn, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc khai tử cho người chết. Tuy nhiên, đến nay theo báo cáo của công chức tư pháp, việc thực hiện khai tử vẫn cịn nhiều bất cập, điều này đã gây khó khăn trong cơng tác quản lý về hộ tịch của địa phương. Trung bình trong một năm xã Thái Sơn khỏng 60 đến 80 người chết nhưng số lượng đi khai tử còn hạn chế để thấy được tình trạng đó ta xem số liệu thống kê các trường hợp đi đăng ký khai tử trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 xã Thái Sơn như sau:

Năm Tổng Đăng ký đúng hạn Đăng ký quá hạn

2015 62 50 12

2017 71 66 5

(Nguồn: sô liệu thông kê của UBND xã Hợp Tiên giai đoạn 2015 - 2017)

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy cơng tác đăng ký khai tử không ổn định qua

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đăng ký hộ tịch tại xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w