DÂN XÃ MAI TRUNG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý đất đai, thực tiễn áp dụng tại UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 37 - 40)

3.1. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý đất đai của Uỷ bannhân dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nhân dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Những thành tích đạt được trong việc thực hiện pháp luật về quản lýđất đai của Uỷ ban nhân dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đất đai của Uỷ ban nhân dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Xã Mai Trung đã lập được hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã trong hệ thống chung của tồn huyện Hiệp Hịa làm công cụ phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích, cấp giấy CNQSD đất tiến hành thuận lợi góp phần đảm bảo nguồn thu Cho ngân sách Nhà nước, thể hiện được vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với đất đai. Công tác thu hồi đất cơ bản đáp ứng được yêu cầu giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội. Phát huy được vai trò của người sử dụng đất trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, làm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Cụ thể: UBND xã đã lập được quy hoạch kỳ hai giai đoạn 2016 - 2020, hàng năm lập kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt làm căn cứ thực hiện, thực hiện nhiệm vụ trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được 15 tổ chức, cá nhân, với diện tích 13,8ha (trong đó giao đất 03 cá nhân, với diện tích 2,8ha; cho thuê đất 06 tổ chức, với diện tích 9,2ha; đề nghị cấp có thẩm quyền cho 19 hộ gia đình chuyển mục đích, với diện tích 1,8ha; cơng tác cấp giấy CNQSD đất, đã lập 3.260 hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho 2.963 hộ gia đình, cá nhân và 38 tổ chức.

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với đất đai.

Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại Ủy ban nhân dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho thấy vẫn còn thiều tồn tại, bất cập cần được khắc phục hoàn chỉnh.

Một là: Hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa hồn chỉnh, chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung quy hoạch cịn thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch chuyên ngành khác, thiếu tính định hướng của quy hoạch cấp xã. Quy hoạch của xã chưa có tính

đinh hướng phân vùng sử dụng đất theo khơng gian cho các mục đích sử dụng đất khác nhau để phát huy được những lợi thế riêng có tại địa phương. Quý trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự quan tâm tới việc tham khảo ý kiến của nhân dân và doanh nghiệp. Việc công khai quy hoạch chưa đảm bảo và tác dụng khơng lớn. Tình trạng vi phạm quy hoạch sử dụng đất còn sảy ra hường xuyên.

Hai là: Gia đất ở cho hộ gia đình, cá nhân khơng thơng qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất kết quả thấp, diện tích, hạn mức giao đất ở khu vực nông thôn chưa phù hợp. Việc giao đất trái thẩm quyền, cho thuê đất thời gian trên 05 năm vẫn cịn khá phổ biến. Tình trạng ủy ban nhân dân xã cho thuê đất không xác định thời gian, khơng có văn bản, hợp đồng th đất cịn nhiều, có xã để cho trưởng thơn hoặc đại diện các ngành đồn thể xã, thơn cho thuê đât. Tiến độ thực hiện thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế xã hội chòn chậm. Thủ tục kiểm tra xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất đối với những trường hợp người sử dụng đất khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất khi thu hồi đất không chặt chẽ nên lập phương án đền bù khơng chính xác, thiếu thống nhất giữa các trường hợp có chung điều kiện sử dụng đất như nhau. Các dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư nhận chuyển nhường quyền sử dụng đất để thự hiện dự án bị dở dang, không thực hiện được do chỉ còn một phần đất nhà đầu tư không tự thỏa thuận và nhận chuyển nhượng được với người sử dụng đất. Tình trạng người dân khai khống về hoa màu, cơng trình để lấy tiền đền bù khi thu hồi đất diễn ra khá phổ biến.

Ba là: Chưa cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất ổn định, không tranh chấp với người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực pháp luật. Việc chỉnh lý biến động đất đai trong trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất chậm thực hiện.

Bốn là: Chưa kiểm soát được các giao dịch của thị trường quyền sử dụng đất, không quản lý được các thông tin về đất đai từ các trung tâm môi giới đất đai. Người dân vẫn cịn khó khăn tiếp cận thơng tin về đất đai do chưa có quy hoạch chi tiết đến xã, hồ sơ đất đai quản lý thủ công, chủ yếu lưu giữ văn bản giấy nên tìm kiếm mất nhiều thời gian, dễ thất lạc.

Năm là: Kết quả phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai qua thanh tra trên địa bàn xã còn hạn chế. Việc xử lý các sai phạm qua thanh tra chưa thực sự nghiêm túc, nội dung thanh tra thường thụ động theo đơn thư của nhân dân. Thực hiện chức năng kiểm tra quản lý đất đai đối với các thôn trong địa bàn còn hạn chế,

chất lượng chưa cao. Kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm của người sử dụng đất chưa thường xuyên, kịp thời, thủ tục kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính nhiều vụ việc chưa đảm bảo. Cách thức xử lý các trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng còn chưa thống nhất giữa các xã, Việc xử lý các trường hợp vi phạm trong sử dụng đất chưa thực sự kiên quyết và cơng bằng, cịn thụ động, thiếu các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm.

Sáu là: Việc xác định thểm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp của Toàn án nhân dân các cấp trong nhiều vụ việc chưa thống nhất cịn có tình trạng đùn đẩy, né tránh giải quyết. Trách nhiệm hoàn giải tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND xã chưa cao, thiếu nghiên cứu tìm ra phương pháp hịa giải hợp pháp nên hiệu quả hịa giải thấp. Chưa có giải pháp hữu hiệu giải quyết trường hợp sai khi hòa giải thành nhưng một hoặc các bên tranh chấp không đồng ý và không thực hiện biên bản hòa giải, các căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai không thống nhất nên việc áp dụng khó khăn.

Ngun nhân những tồn tại, hạn chế

Nhìn chung hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai chưa thực sự hồn thiện, khơng rõ ràng được ban hành bởi rất nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương để điều hỉnh quan hệ đất địa nên có độ phức tạp cao, khơng thuận lợi trong thi hành pháp luật, mặt khác, các văn bản cịn có một số mâu thuẫn, tạo nên sự lúng túng trong xử lý, cịn nhiều yếu tố chưa có khung điều chỉnh đẩy đủ trong văn bản luật, tạo khe hở trong thi hành luật cụ thể:

Một là: Pháp luật về quy hoạch duy trì tham gia lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, giao thông. Chưa quy định chặt chẽ về cơ chế phối hợp của những ngành này nên việc phối hợp cịn u, quan điểm và các nhìn ở mỗi ngành khác nhau. Hệ thông quy hoach, kế hoạch được lập và quản lý có độ vênh, thậm chí chồng chéo giữa các quy hoạch.Nguyên tắc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, chưa được cụ thể hóa để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất của hệ thống quy hoạch.

Hai là: Thiếu các quy định cụ thể về điều kiện để được xét giao đất và cơ chế đảm bảo tạo được quỹ đất để giao đất khơng thơng qua hình thưc đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Thiếu các quy định cụ thể để xử lý tình trạng ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê dất trái thẩm quyền, quá thời hạn quy định. Các quy định của pháp luật về chế độ quản lý đất cơng ích chưa chặt chẽ. Thiếu các quy định

hỗ trợ cần thiết cho các dự án đầu tư tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thự hiện dự án bị dở dang do chỉ còn một phần đất nhà đầu tư không tự thỏa thuận và nhận chuyển nhượng được.

Ba là: Các quy định vè thủ tục kiểm tra, xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất ổn định, khơng có tranh chấp nhưng khơng có giấy tờ sử dụng đất để thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu chặt chẽ và thiếu cơ chế giám sát cơng việc này, nên dễ sảy ra tình trạng xác nhận thiếu khách quan, chính xác hoặc lợi dung làm trái quy định.

Bốn là: Thiếu các quy định về cơ chế giám sát, xử lý để đảm bảo cho hoạt động thanh tra quản lý và sử dụng đất được thực hiện có hiệu quả, các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất được xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm túc, thiếu các quy định về cơ chết hỗ trợ đảm bảo cho người tham gia phát hiện, ngăn chặn các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai. Các văn bản quy định về xử lý các trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng cịn có mâu thuẫn.

Năm là: Quy định của pháp luật về căn cứ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân hay tòa án chưa rõ ràng.

Sáu là: Thiếu các quy định về trách nhiệm, điều kiện và thủ tục giải quyết để việc hịa giải có hiệu quả, các quy định để xử lý trường hợp một trong các bên tranh chấp không đến nghe hòa giải tranh chấp, trong hợp một hoặc các bên tranh chấp khơng thực hiện kết quả hịa giải thành.

Bẩy là: Thiếu các quy định về nguyên tắc áp dụng căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Tám là: Các căn cứ để xác định đối tượng khiếu nại được quy định rải rác, phức tạp trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành và cịn có nhiều mâu thuần khó xác định được đối tượng khiếu nại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý đất đai, thực tiễn áp dụng tại UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w