4.2 .Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ
2.2.4. Thực trạng về mở rộng phương thức cho vay
Từ tháng 9/2008, hoạt động tín dụng của BIDV nói chung và BIDV Bắc Hà Nội nói riêng được chuyển sang thực hiện theo mơ hình và quy trình cấp tín dụng mới, tuân theo khuyến nghị của các chuyên gia trực thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (thuộc dự án TA2 - Technical Assistant 2). Chi nhánh tách bộ phận tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, tách bộ phận tín dụng thành ba bộ phận riêng rẽ thuộc ba khối khác nhau là: Bộ phận Quản lý khách hàng (QLKH); Bộ phận quản trị tín dụng (QTTD); Bộ phận quản lý rủi ro (QLRR).
Chi nhánh đã thực hiện theo nguyên tắc chung của BIDV cụ thể là: Giám đốc phụ trách khối QLRR; Người phụ trách khối QLRR thì khơng đồng thời phụ trách khối QLKH và khối các đơn vị trực thuộc, khối tác nghiệp; Người phụ trách khối QLKH và khối đơn vị trực thuộc thì khơng đồng thời phụ trách khối tác nghiệp. Theo mơ hình này, các phịng có chức năng chun mơn hóa cao hơn để nâng cao tính khách quan và phản biện tín dụng độc lập.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tín dụng của Chi nhánh
Phương pháp chấm điểm trong hệ thống XHTDNB của BIDV là phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức định hạng quốc tế như S&P, Moody’s…sử dụng. Hệ thống XHTDNB của BIDV đang sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính kết hợp với 40 chỉ tiêu phi tài chính, kết quả xếp hạng được thực hiện phê duyệt qua 3 cấp để đảm bảo sự kiểm soát độc lập và chặt chẽ. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh tồn diện về doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá và sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong q trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.
AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Sơ đồ 2.3: Mơ hình XHTDNB đối với khách hàng là tổ chức kinh tế của BIDV
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm.
Khách hàng
Ngành kinh tế
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính
Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Quy mơ
Loại hình doanh nghiệp
Nhóm KH
Mức xếp
hạng Ý nghĩa
1 AAA Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hồn trả
khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA
Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A
Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt
4
BBB
Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hồn tồn có khả năng hồn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.
5 BB
Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6
B
Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hồn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
CCC
Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng khơng trả được nợ.
CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả
năng trả nợ.
7
C
Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.
D
Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.
Hiện tại, BIDV mới xây dựng hệ thống XHTDNB đối với khách hàng là doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng và đánh giá đối với khách hàng có đủ báo cáo tài chính 2 năm. Đối với khách hàng mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm, chưa có báo cáo tài chính hoặc khách hàng mới thành lập, đã có báo cáo tài chính nhưng trên báo cáo tài chính khơng có số đầu kỳ được phân loại đánh giá theo tuổi nợ và số lần cơ cấu lại nợ.
Trong giai đoạn 2013 -6/2016 kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng vay vôn tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội được phản ánh qua bảng 2.6
Bảng 2.10. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV Bắc Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị:Khách hàng
XHTD Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nhóm 1 692 711 810 AAA 12 12 9 AA 29 32 34 A 399 412 444 KXL – nhóm 1 252 267 323 Nhóm 2 26 33 24 BBB 19 22 18 BB 1 4 2 KXL – nhóm 2 6 7 4 Nhóm 3 3 4 3 B, CCC, CC 3 4 3 Nhóm 4 1 2 1 C 1 2 1 Nhóm 5 0 0 0 D 0 0 0
Mặc dù có nhiều phương thức cho vay nhưng kết quả sử dụng các phương thức còn chưa phát huy hết hiệu quả. Phương thức cho vay hạn mức chỉ áp dụng cho các DN từng có quan hệ tín dụng với BIDV- Bắc Hà Nội. Điều này dẫn đến bất cập là các DN lần đầu vay vốn tại NHCT, có nhu cầu vay vốn thường xuyên sẽ phải vay vốn từng lần. Việc vay trả nhiều lần phải lập lại thủ tục làm DN trở ngại và mất nhiều thời gian. Thực tế trên đã làm DN mặc dù xong một chu kỳ kinh doanh, đủ khả năng trả nợ NH nhưng lại sử dụng vốn đó để xoay vịng cho một phương án kinh doanh khác, đến kỳ trả nợ NH thường khơng trả được, phải “vay nóng” để trả nợ. Nếu áp dụng cho vay theo hạn mức DN sẽ thuận lợi hơn, vì theo phương thức này việc cho vay và thu nợ sẽ đan xen nhau, không phân biệt lúc nào cho vay, lúc nào trả nợ, kiểm sốt doanh số mua bán và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Phương thức cho vay theo dự án đầu tư bắt buộc DN phải lập dự án để NH thẩm định. Nhiều DN có dự án thực sự muốn vay vốn NH nhưng lại khơng có khả năng lập dự án, khơng thể hiện cho NH thấy được tiềm năng, tính khả thi của dự án nên nhiều khi không được NH chấp thuận cho vay và vì thế NH cũng bỏ qua một dự án tốt để đầu tư. Thêm vào đó, NH thường dè dặt với những dự án đầu tư vào lĩnh vực mới. Các phương thức cho vay khác không được NH chú trọng cũng là một thiệt thòi cho DN. Dư nợ cho vay theo hạn mức chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay từng lần, cho vay dự án đầu tư. Việc cho vay theo hạn mức chỉ áp dụng đối với KH đã quan hệ lâu năm, uy tín với NH, có nhu cầu vốn lưu động ln chuyển thường xuyên, ổn định.