Về phía Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hoàn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hoàn kiếm (Trang 60 - 61)

3.2 .Các giải pháp mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.4. Về phía Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Hoàn

Hoàn Kiếm

Để đạt được mục tiêu phát triển các DNNVV, TPbank cần tích cực quán triệt quan điểm chỉ đạo trong hoạt động cho vay với DNNVV theo hướng sau:

(1) Xác định sự cần thiết và tất yếu phải tăng cường tín dụng cho DNNVV, loại hình DN có vai trị to lớn trong xã hội và nền kinh tế, đây chính là đối tượng KH tiềm năng của các NHTM

(2) Đổi mới phương thức hoạt động cũng như tư duy trong đầu tư tín dụng theo hướng chủ động tìm kiếm và hỗ trợ DNNVV trong việc lập dự án và lấy hiệu quả của dự án làm căn cứ cơ bản quyết định cho vay

(3) Có chính sách ưu đãi tín dụng đối với các KH là DNNVV có mức độ rủi ro thấp như ưu đãi lãi suất, ưu đãi thời gian trả nợ, đặc biệt về tài sản thế chấp. Sự bắt buộc về tài sản thế chấp đối với tiền vay là công cụ để giảm các tổn thất của NH nhưng không nên quá chú trọng một chiều về vấn đề này mà cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn, đào tạo về thông tin tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Trong thời gian vừa qua, TPbank đã xác định DNNVV là KH chiến lược, tuy nhiên về chính sách thực hiện thì cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, bài khố luận xin được đưa ra một số kiến nghị đối với TPbank như sau:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tín dụng riêng đối với DNNVV. Trong đó cần

ban hành quy trình cho vay cho đối tượng KH này bên cạnh quy trình cho vay DN nói chung, cùng với những chính sách ưu đãi cụ thể để truyền tải chủ trương ưu tiên DNNVV. Điều này giúp các chi nhánh chủ động hơn trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay, không lệ thuộc vào việc chỉ cho vay các DN truyền thống và uy tín cao.

Thứ hai, đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai đồng bộ các sản phẩm mới

phù hợp cho DNNVV trong toàn bộ hệ thống, như đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn dưới hình thức cho th tài chính, tín dụng bảo lãnh,… Đồng thời quan tâm phát triển chiến lược marketing để quảng bá các sản phẩm mới, thu hút KH DNNVV và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, tăng cường trao đổi thông tin với các DNNVV để hạn chế hiện tượng

thông tin bất cân xứng giữa NH và DNNVV. TPbank nên chủ động tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi thông tin với DNNVV hoặc thiết lập mạng lưới website nhằm cung cấp thông tin tiện lợi cho các DNNVV về các chủ trương ưu đãi tín dụng mới nhất. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm chăm sóc KH (Call center), đối với đối tượng DNNVV sẽ là một kênh liên lạc hữu ích giúp giải quyết thắc mắc của KH và nâng cao uy tín của NH.

Thứ tư, tranh thủ nguồn vốn có chi phí thấp để cho vay DNNVV. Một trong

những nguyên nhân các NH gặp khó khăn trong cho vay DNNVV là chi phí cho vay cao, ẩn chứa nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, với sự biến động phức tạp của nền kinh tế hiện nay, NHNN Việt Nam đang sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, vì vậy hoạt động cho vay của các NHTM gặp khá nhiều hạn chế. Trong điều kiện như vậy, để đảm bảo thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay DNNVV, TPbank cần phải tranh thủ nguồn vốn có

chi phí thấp để cho vay DNNVV, thường là nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ hoặc nguồn vốn hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế để tăng cường cho vay DNNVV.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các

chi nhánh trong hệ thống. Việc kiểm tra được thực hiện định kì nhằm đảm bảo chi nhánh thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ đã được giao phó. Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra thường xuyên giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, ghi nhận những khó khăn để cũng chi nhánh tháo gỡ và xử lí, đối phó được sự biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hoàn kiếm (Trang 60 - 61)