1.6 .Phương pháp nghiên cứu
1.6.2 .Phương pháp cụ thể
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ
Cổ phần cơng nghệ T-TECH Việt Nam
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần công nghệ T-TECHViệt Nam Việt Nam
T-TECH Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vự phát triển công nghệ tại Việt Nam. Được thành lập 06/11/2002, với nhiều năm kinh nghiệm T-TECH đã và đang đưa ra thị trường được rất nhiều sản phẩm có tính cơng nghệ cao, chất lượng tốt, đảm bảo uy tín trên thị trường, góp phần vào việc giảm thiểu nhập siêu, thâm hụt ngoại tệ theo chủ trương chung của Nhà nước. Hiện nay, ngoài hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc, T-TECH đang mở rộng thị trường hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Malaysia, Indonesia, Philippin.... Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam. Tên quốc tế: T-TECH Vietnam Technology Corporation. Vốn điều lệ: 100.000.000.000VNĐ
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc: TS.NGUYỄN ĐÌNH TRỌNG. Website: www.t-tech.vn
Trụ sở chính: Tầng 24, Tịa nhà VINACONEX 9, đường Phạm Hùng, HN. Mã số thuế: 0101479607
Số tài khoản: 45010002399661 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy củacông ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị đo lường, xây
Nhiệm vụ: Căn cứ vào các chính sách phát triển của cơng ty, xây dựng kế
hoạch kinh doanh và đề ra các biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu hoàn thiện bố máy quản lý kinh doanh của công ty. Tuyên truyền, quảng bá, mở rộng, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tiến hành đầu tư, nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm mục đích kinh doanh đồng thời xây dựng và phát triển đất nước.
3.1.2.2. lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị thí nghiệm kiểm định xây dựng, thiết bị giáo dục dạy nghề: nghề điện, điện tử,…
- Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị truyền thanh khơng dây FM và có dây. Thiết bị đèn LED, biển quảng cáo LED.
- Sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị điện, UPS, ắc quy chuyên dụng. Thiết bị khoa học đo lường, hóa sinh, mơi trường, thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp nặng, …
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của công ty đứng đầu là Tổng Giám đốc sau là trợ lý Tổng Giám đốc, với 5 phịng ban bao gồm: phịng Kế tốn, phịng Tài chính – Kế tốn, phịng Hành chính – Nhân sự, phịng Thương mại và phịng Kinh doanh đứng đầu là Giám đốc kinh doanh gồm: khối kinh doanh bán lẻ; phòng dự án KV1; phòng dự án KV2; phòng dự án KV3; phòng dự án KV4; phòng hạ tầng VT1, phòng hạ tầng VT2; phòng TBMT1, phòng TBMT2; phòng dự án LAB1 và cửa hàng bán lẻ. Cơ cấu tổ chức của công ty.(PHỤ LỤC 1)
3.1.3. Khái quát tình hình nhân lực tại cơng ty Cổ phần cơng nghệ T-TECH Việt Nam
Tình hình nhân lực chung của cơng ty T-TECH về các chỉ tiêu số lượng nhân lực về giới tính, tính chất cơng việc, trình độ nhân lực được thể hiện thơng qua bảng tình hình nhân lực của cơng ty giai đoạn 2013 – 2015. (PHỤ LỤC 2)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng lao động trong Công ty qua các năm tăng, năm 2013 tổng lao động của công ty là 264 người đến 2015 là 377 người tăng 113 người sau 2 năm. Lao động trong Cơng ty có trình độ từ phổ thơng đến trên đại học, số lao
động nam thường lớn hơn lao động nữ qua các năm và lý do chủ yếu là do tính chất cơng việc của ngành.
3.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần côngnghệ T-TECH Việt Nam trong 3 năm gần đây nghệ T-TECH Việt Nam trong 3 năm gần đây
Một số chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty có sự biến động giai đoạn 2013-2015. Thể hiện qua bảng hoạt động kinh doanh của công ty T-TECH Việt Nam. (PHỤ LỤC 3)
Qua bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu thể hiện tình trạng hoạt động kinh doanh của Cơng ty có sự thay đổi: doanh thu giảm 7,608 tỷ đồng ( 7,751%) năm 2014 so với năm 2013 và tăng mạnh 36,12 tỷ ( 39,891 %) năm 2015 so với 2014; lợi nhuận trước thuế năm 2014 giảm 1,029% so với năm 2013 và năm 2015 tăng vọt 74,989% so với năm 2014. Từ đó ta có thể kết luận, tình hình kinh doanh của T-TECH có xu hướng phát triển tích cực trong giai đoạn sau.
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam
3.2.1. Đối thủ cạnh tranh của công ty
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, nền kinh tế cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa thì các doanh nghiệp cạnh tranh nhau không chỉ về cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn vốn nhiều hay ít mà cịn cạnh tranh nhau cả về yếu tố đội ngũ công nhân viên. Hơn thế, với lĩnh vực công nghệ mà T-TECH đang theo đuổi thì có hàng loạt các cơng ty lớn mạnh trong và ngoài nước cùng xâm nhập vào thị trường như Tập đồn cơng nghệ DTT, cơng ty Cổ phần cơng nghệ DKT,...Vì vậy, để chiếm lĩnh được thị phần thì điều quan trọng nhất chính là chất lượng năng lực của cán bộ cơng nhân viên, đạt được yếu tố đó thì phải cần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp.
3.2.2. Khoa học – công nghệ
Là cơng ty hoạt động trong ngành thì khoa học cơng nghệ có ảnh hưởng đến cơng tác quản trị nhân lực nói chung và cơng tác đào tạo nói riêng. Ngay nay KH-CN phát triển không ngừng, quyết định đến cách thực hiện hay phương pháp đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại, ngày một phát triển thì điều đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo của T-TECH, sau đó là nội
dung cũng như phương pháp đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp rồi đến trang thiết bị phục vụ trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình đào tạo, ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như chất lượng đào tạo của doanh nghiệp. Năm 2014 T-TECH đã chế tạo thành cơng lị đốt rác thải sinh hoạt bằng khí tự nhiên Model: CNC500 và được Bộ KH-CN lựa chọn là nhà sản xuất tiêu biểu trong nước về sản phẩm cơng nghệ. Sản phẩm được tích hợp các giải pháp tối ưu về vấn đề xử lý rác thải trên thế giới như Nhật bản, ITALY, Đức, Anh. Để tạo ra được sản phẩm tiên tiến với ứng dụng cộng nghệ từ các nước thì tại T-TECH đã cử kĩ sư đi đào tạo, học tập tại chính nhà máy hoặc đào tạo dài hạn bên Nhật Bản, nghiên cứu công nghệ của các nước tiên tiến khác rồi mở lớp, chương trình đào tạo tại doanh nghiệp cho cán bộ công nhân hiểu được nguyên tắc hoạt động cũng như sử dụng công nghệ áp dụng vào sản xuất.
3.2.3. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty
Với mục tiêu T-TECH trở thành một Tập đoàn, một thương hiệu mạnh về sản xuất và cung cấp thiết bị khoa học, kỹ thuật, thiết bị điện, điện tử, viễn thông, thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị giáo dực dạy nghề, thiết bị công nghệ tại Việt Nam và các nước ASIAN. Cùng với sứ mệnh: Tạo công ăn việc làm cho NLĐ, nâng cao nhận thức và năng lực làm việc cho NLĐ. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ,…từ đó T-TECH đưa ra được hướng đào tạo nhân lực giúp hoàn thành thực hiện được mục tiêu đề ra trên mọi lĩnh vực như có đào tạo hội nhập cho nhân viên mới hay đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho cơng nhân viên tại văn phịng hay tại xưởng sản xuất.
3.2.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty
Với T-TECH là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị đo lường, xây dựng, viễn thông, thiết bị giáo dục, dạy nghề, y tế. Một lĩnh vực khó, địi hỏi nhiều “chất xám” và nhiều sự biến động nhất cho nên việc NLĐ làm việc trong doanh nghiệp cũng cần nắm bắt, tiếp thu và khơng ngừng trau dồi kiến thức của mình để thực hiện tốt cơng việc được giao. Chính lý do này, mà với T-TECH thì ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực qua từng thời kỳ, từng giai đoạn.
3.2.5. Quan điểm của nhà quản trị
Thể hiện qua phong cách lãnh đạo, tư tưởng quản trị, năng lực, quan điểm nhìn người,…của nhà quản trị. T-TECH với chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trọng là người có phong thái điềm đạm, lịch lãm, thân mật, công minh, quan tâm đến cảm nhận trong công việc của nhân viên, đặc biệt chủ tịch là người quan tâm đến chất lượng người lao động trong doanh nghiệp, đến năng lực cạnh tranh cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, chính quan điểm này của nhà quản trị đã ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp chú trọng và quan tâm đến cơng tác đào tạo hơn, đầu tư hơn, tích cực đưa ra các chương trình, kế hoạch đào tạo cho từng thời kì nhất định đáp ứng được mục tiêu cũng như nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp.
3.2.6. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định số lượng, chương trình, kế hoạch và phương pháp đào tạo tại doanh nghiệp. Thơng qua tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy nguồn vốn, doanh thu cũng như lợi nhuận của T- TECH khá ổn định, Cơng ty cịn trích 10% quỹ đầu tư phát triển dành cho hoạt động đào tạo nhân lực, điều này tạo động lực và là điều kiện cần giúp cho công tác đào tạo tại T-TECH đạt hiệu quả tốt hơn.
3.3. Kết quả phân tích dữ liệu về thực trạng đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam phần công nghệ T-TECH Việt Nam
3.3.1. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam
3.3.1.1. Căn cứ xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam nghệ T-TECH Việt Nam
Theo bà Đỗ Thị Hạnh – Phó Tổng Giám đốc công ty Cổ phần công nghệ T- TECH Việt Nam cho biết: Việc xác định nhu cầu đào tạo tại T-TECH là một cách xác định hiệu quả những khoảng trống giữa kỹ năng mà công ty cần và những kỹ năng mà nhân viên hiện có. Cơng ty sử dụng các cuộc điều tra từ nhân viên, những quan sát từ phía nhà quản lý, thơng qua các cuộc họp của cơng ty và việc kiểm tra để từ đó nắm bắt chính xác về năng lực cũng như nguyện vọng của doanh nghiệp, CNV rồi từng bước xác định được nhu cầu đào tạo tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bà cho biết thêm, ngồi cơng việc trên cơng ty cịn phân tích các nội dung như: chiến lược kinh doanh, vấn đề công nghệ và đổi mới cơng nghệ và vấn đề tài chính của cơng ty để là căn cứ xác định nhu cầu đào tạo nhân lực cho hợp lý. Đây là yếu tố cần và đủ trong công tác xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại T-TECH.
3.3.1.2. Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại công ty Cổ phần công nghệ T-TECH Việt Nam công nghệ T-TECH Việt Nam
Thông qua phiếu điều tra khảo sát về phương pháp xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại T-TECH ta được kết quả như sau.
Trực tiếp Quan sát Bản hỏi Phỏng vấn
Biểu đồ 3.1. Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại T-TECH Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua biểu đồ trên ta thấy T-TECH đã dùng cả 4 phương pháp để xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại công ty. Với 13 phiếu chiếm 43,33% số phiếu của cán bộ CNV cho rằng doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp (dựa vào các căn cứ xác định nhu cầu sau đó phân tích tổng hợp thành nhu cầu), 33,33% cán bộ CNV đánh giá sử dụng phương pháp quan sát: trực tiếp quan sát các thao tác, hành động của NLĐ để xác định nhu cầu; 16.67% cho rằng sử dụng phương pháp phỏng vấn để xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại công ty và 6,67% là sử dụng phương pháp bản hỏi.
Ngồi ra, thơng qua kết quả phỏng vấn ban lãnh đạo công ty về phương pháp xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại T-TECH, ông Vương Văn Trung – Trưởng phịng Hành chính - Nhân sự cho biết: giai đoạn 2013-2015, để xác định được nhu cầu đào tạo nhân lực, T-TECH chủ yếu đã phân tích cơng việc của cán bộ cơng nhân viên, về tình hình thực hiện cơng việc. Ngồi ra, cũng có phỏng vấn hoặc quan sát trực tiếp thao tác làm việc của CNV rồi từ đó NQT quyết định đưa ra nhu cầu đào tạo nhân lực tại cơng ty.
Qua đây ta có thể thấy công ty sử dụng khá đa dạng và kết hợp nhiều phương pháp để xác định được nhu cầu đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp sao cho khách quan và hiệu quả nhất.
3.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại công ty T-TECHViệt Nam Việt Nam
3.3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo
Công ty T-TECH Việt Nam đã vạch rõ mục tiêu là sau đào tạo, mọi cán bộ cơng nhân viên có thể thực hiện tốt cơng việc được giao, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc, có tinh thần đồn kết, giúp đỡ các nhân viên khác cùng tiến bộ,… Thời gian đào tạo tùy thuộc vào trình độ cần đào tạo, có thể là 2 tuần hoặc 1 tháng hoặc dài hơn.
3.3.2.2. Xác định đối tượng đào tạo
Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, công ty đưa ra danh sách những người cần phải đào tạo. Tuy nhiên, để xác định đối tượng đào tạo còn phải xem xét động cơ, thái độ của nhân viên, xem họ có thực sự mong muốn được đưa đi đào tạo hay khơng. Phải nhìn nhận tới khả năng học tập của nhân viên, khả năng tiếp thu bài, kiến thức mới. Và dự đoán xem việc đào tạo sẽ làm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động tới đâu. Công ty tiến hành điều tra nhân viên thông qua hồ sơ nhân sự và qua kết quả thực hiện cơng việc trong các thời kỳ trước đó hoặc qua quan sát nhân viên, phỏng vấn trực tiếp mong muốn của họ, động cơ của họ trong việc nâng cao trình độ của mình.
3.3.2.3. Nội dung đào tạo tai cơng ty T-TECH
Bảng 3.1. Kết quả hỏi điều tra cán bộ nhân viên về nội dung đào tạo tại T-TECH T-TECH
Anh (chị) được doanh nghiệp đào tạo nội dung nào sau đây? Số phiếu chọn
Tỷ lệ (%)
- Đào tạo về chuyên môn kỹ thuật 30 100
- Đào tạo về chính trị - lý luận 0 0
- Đào tạo về văn hóa doanh nghiệp 30 100
- Đào tạo về phương pháp công tác 15 50
Nguồn: Tổng hợ từ phiếu điều tra
Theo kết quả điều tra trên ta thấy nội dung các khóa đào tạo tập trung chủ yếu vào chuyên môn – kỹ thuật với 100% phiếu chọn, đào tạo phương pháp công tác với
50% và đào tạo văn hóa doanh nghiệp với 100% phiếu chọn. Đào tạo lý luận – chính