P&G được lập vào năm 1837, có trụ sở đặt tại Cincinnati, Ohio - là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ nằm trong danh sách Fotune 500 do tạp chí Fotune của Mỹ bình chọn hàng năm dựa trên tổng thu nhập và mức đóng góp vào ngân sách quốc gia qua các loại thuế. P&G được xếp thứ năm trong danh sách những công ty đáng ngưỡng mộ nhất của tạp chí Fotune năm 2011, tăng một bậc so với năm 2010 với doanh thu kỷ lục 82,6 USD.
P&G là một trong những công ty đầu tiên của Mỹ tiến hành đầu tư vào Việt Nam nhờ biết ứng dụng mơ hình tồn cầu của mình vào thị trường Việt Nam, cho đến nay P&G đã chiếm một vị trí trong top ba nhà sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Các sản phẩm của P&G hiện được bán tại hơn 180 quốc gia chủ yếu thông qua các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hóa.
Bảng 2.3: Những sản phẩm của P&G hiện đứng đầu trong các ngành hàng
Tên SP Tên SP
Dầu gội đầu Rejoice Xà phòng Camay
GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 28 SVTH: Khúc Thu Loan
Dầu gội đầu Head and Shoulder Băng vệ sinh Whisper
Bột giặt Tide Tã giấy Pampers
Nước xả vải Downy
Bàn chải Oral B
Kem dưỡng da Olay Dao cạo Gillette
Vào ngày 28/01/2005, P&G tuyên bố mua Gillette – một công ty được thành lập vào năm 1901 có trụ sở tại Boston, Mỹ. Việc chuyển nhượng được tiến hành dưới dạng trao đổi cổ phần, được đánh giá khoảng 57 tỷ USD và được coi là vụ mua bán lớn nhất trong lịch sử P&G, với 30.000 nhân viên tăng thêm cộng với gần 15 tỷ USD doanh số từ Gillette. Đến nay thị phần toàn cầu của Gillette chiếm 70%, và được chọn vào 1 trong 10 sản phẩm có giá dưới 5 USD nhưng lại mang lợi nhuận hàng tỷ USD cho công ty trên trang 24/7 Wall Street.
GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 29 SVTH: Khúc Thu Loan
Năm 2009, nước xả vải Downy đứng vị trí thứ 10 trong top 15 nhãn hiệu chi mạnh tay cho quảng cáo với mức đầu tư là 6,9 triệu USD. Đến năm 2010, P&G đã chi khoảng 9,3 tỷ USD cho quảng cao tương đương 11,3% tổng doanh thu.
Định vị thị trường của P&G ngoài tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp còn ở cả phân khúc của thị trường nông thôn, vùng quen thành phố. Mục đích tối hậu của P&G là tiếp cận và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó P&G cịn hỗ trợ tư vấn trưng bày hàng qua điện thoại: nhân viên có thể chụp ảnh hàng hóa họ bày trên kệ. Bức ảnh sẽ được hệ thống so sánh tự động với các tiêu chuẩn của P&G và đưa ra những chỉ dẫn bày hàng cần thiết nhằm gia tăng hiệu quả trưng bày và tối đa hóa doanh số.
So với P&G thì Unilever thực hiện điều này hồn tồn trái ngược. Unilever có một tiêu chuẩn mẫu và được áp dụng cho toàn bộ các NPP của mình. Hàng quý, Unilever gửi về các NPP những mẫu trưng bày sản phẩm mới (nếu có thay đổi), và tại NPP có một đội nhân viên trưng bày sản phẩm, đội ngũ này sẽ ghé thăm các cửa hàng một tuần một lần, nhiệm vụ của nhân viên trưng bày (NVTB) là lau dọn, sắp xếp sản phẩm theo đúng chuẩn của Unilever. Mỗi tháng, Unilever có một đội gọi là Đội chấm điểm trưng bày sẽ đến các NPP nhận danh sách các cửa hàng tham gia trưng bày để chấm điểm. Cửa hàng nào trưng bày sản phẩm đẹp và không bị thiếu hàng trên kệ trưng bày sẽ được chấm đậu và được tiền thưởng của tháng đó, nếu cửa hàng nào trưng bày khơng đẹp và thiếu hàng trên kệ trưng bày sẽ bị chấm rớt và mất tiền thưởng trưng bày. Cách làm này về phương diện chủ quan đã không mang lại hiệu quả cao nhất vì: đã có một đội ngũ chun về trưng bày sản phẩm nhưng tỷ lệ đậu vẫn chưa tối đa, điều này cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu trưng bày sản phẩm của các NPP. Nếu tỷ lệ đậu thấp, tiền thưởng NPP nhận được rất thấp và thậm chí là khơng có tiền thưởng của tháng đó.
Về vấn đề quảng cáo, những sản phẩm dầu gội đầu Pantene luôn khéo léo sử dụng âm thanh và các ca khúc trẻ trung sôi động, từ bài hát cho đến việc dùng âm thanh của một số nhạc phim nổi tiếng đã cuốn hút khách hàng, đặc biệt là phụ nữ trẻ. Bên cạnh đó, Pantene cịn tài trợ nhiều chương trình trị chơi trên truyền hình, các đêm
GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung 30 SVTH: Khúc Thu Loan
nhạc Pantene tại nhiều nơi trên thế giới, thu hút nhiều giới trẻ do đó đã góp phần nâng cao nhận thức nhãn hiệu rất lớn cho Pantene.
Những câu chuyện về cuộc đối đầu giữa hai đại gia trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại thị trường Việt Nam là khơng có hồi kết. Tuy có sự khác nhau nhiều như thế nhưng quy kết lại, tất cả những gì mà P&G và Unilever làm đó là ln tạo ra sản phẩm mới, mọi sự thay đổi cũng đều hướng đến người tiêu dùng, coi người tiêu dùng là yếu tố sống còn cho sản phẩm của chính mình.