Bổ sung là đưa vào những nội dung cần thiết mà tài liệu, chương trình chưa có hoặc cịn thiếu, nhưng phải dựa trên quan điểm những nội dung có sẵn và phải phù hợp với từng trường hợp, đối tượng, thực tế địi hỏi mà có sự bổ sung cho hợp lí và mang lại kết quả cao.
2.1.1.1. Đảm bảo tính kế thừa trong bổ sung nội dung chương trình và phương pháp dạy học
Nội dung chương trình mơn Hịa âm đang thực hiện tại trường ĐH Đồng Tháp cho hệ ĐHSP Âm nhạc về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên trong thực tế công tác của SV khi ra trường là không chỉ dạy học môn âm nhạc ở trường phổ thơng, mà cịn phải là người dàn dựng chương trình âm nhạc, là nhạc cơng, diễn viên… Vì thế, vừa kế thừa nội dung chương trình mơn Hịa âm hiện đang dạy học, chúng tôi bổ sung vào nội dung chương trình mơn học một số vấn đề về nguyên tắc nối tiếp hợp âm khác với cổ điển, mà đệm đàn phím điện tử nhạc nhẹ và đệm đàn phím điện tử cho các bài dân ca hiện nay thường sử dụng.
Về phương pháp dạy học thì quy trình dạy học mơn Hịa âm hệ ĐHSP Âm nhạc ở trường ĐH Đồng Tháp chúng tơi trình bày trong chương 1 có những ưu điểm và khá phù hợp. Tuy nhiên, không phải mỗi tiết dạy đều thực hiện quy trình này một cách máy móc, cơng thức. Các bước trong quy trình có thể hốn đổi cho nhau, nhằm làm cho SV có các cách tiếp cận khác nhau trong các tiết học.
Phương pháp dạy học mơn Hịa âm đã và đang thực hiện là: Phương pháp nêu vấn đề, Phương pháp học tập theo nhóm, Phương pháp thực hành
luyện tập, Phương pháp kiểm tra... Đây là những phương pháp phải có trong dạy học Hịa âm. Việc kế thừa các phương pháp này và vận dụng một cách linh hoạt, tích hợp sẽ tạo sự đa dạng về phương pháp trong dạy học Hòa âm.
2.1.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý thuyết và thực hành, phát huy tính tích cực
Những nội dung bổ sung trong chương trình dạy học mơn Hịa âm được chúng tôi đề xuất luôn gắn liền giữa lý thuyết và thực hành. Bởi lẽ, một nguyên tắc cơ bản của khoa học trong dạy học chính là phải gắn lý luận với thực tiễn, hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành. Lý luận mà khơng liên hệ với thực tiễn thì chỉ là lý luận sng. Lý thuyết trong dạy học Hịa âm là bộ phận của dạy học Hòa âm, người GV phải nắm vững những kiến thức lý thuyết từ đó áp dụng vào dạy thực hành để đạt được những yêu cầu mơn học. Dạy học Hịa âm cần sự tích hợp kiến thức của nhiều mơn, kết hợp với kỹ năng thuần thục khi thao tác thực hành. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng.
Phương pháp dạy học Hòa âm đã và đang thực hiện còn tồn tại hiện tượng SV thường chấp nhận tất cả những điều từ thầy, cô giáo và từ sách giáo khoa dù đúng hay sai. SV rất ít tự tìm tịi, suy nghĩ độc lập, chất vấn, thảo luận, phát biểu ý kiến để tiếp cận, khám phá kiến thức và kỹ năng. Phương pháp dạy học này không giúp SV phát triển được khả năng sáng tạo. Vì thế, nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, lấy người học làm trung tâm và tạo mọi điều kiện để SV chủ động tham gia vào quá trình dạy học, phát huy tính tích cực.
Bên cạnh việc quan tâm tới nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn, trong dạy học Hòa âm chúng tơi ln đề cao vai trị chủ động tích cực của SV. GV cần tạo lập mơi trường học tập bình đẳng, cởi mở, tơn trọng ý kiến của SV, nếu ý kiến đó có những vấn đề mới. Tuyệt đối không áp đặt chỉ duy nhất ý của thầy, cô là đúng, là chuẩn. Phương pháp dạy học Hòa âm phải phát huy được tính tích cực của SV, đó là ngun tắc trong đổi mới dạy học mơn Hịa âm.