Khái quát tình hình kinh doanh của NHTM Sacombank chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP sài g n thƣơng tín – chi nhánh đống đa (Trang 34 - 36)

2.1.2 .Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Sacombank chi nhánh Đống Đa

2.1.4. Khái quát tình hình kinh doanh của NHTM Sacombank chi nhánh Đống Đa

Đa trong 3 năm từ năm 2013 – 2015

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn.

Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, Sacombank Đống Đa rất chú trọng đến công tác huy động vốn bởi nguồn vốn là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Đặc biệt với sự quan tâm sát sao của Ban giám đốc với những chính sách phù hợp như nâng cấp cải tạo các điểm giao dịch – quỹ tiết kiệm, hoạt động huy động vốn đã đạt được những thành quả nhất định.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank Đống Đa trong 3 năm (2013-2015)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014 so với

năm 2013 Năm 2015 so với năm 2014 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) (+/-) Số tiền (+/-) Tỉ lệ (%) (+/-) Số tiền (+/-) Tỉ lệ (%) Tổng NVHĐ 849,1 100 997,5 100 1.602,3 100 148,4 17,47 604,8 60,63 Tổng dư nợ 766,9 100 720,57 100 1.208,43 100 (-46,33) (-6,04) 487,86 67,7 Lợi nhuận 37,17 100 33,89 100 42,49 100 (-3,28) (-8,82) 8,6 25,38

( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 phịng Kế tốn NHTMCP Sacombank- chi nhánh Đống Đa)

Theo bảng số liệu trên có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh Sacombank Đống Đoia tăng dần qua các năm. Từ 849,1 tỷ đồng năm 2013 lên 997,5 tỷ đồng năm 2014, tăng 148,4 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng 17,47% và đạt 1.602,3 tỷ đồng năm 2015, tăng 604,8 tỷ đồng so với năm 2014, tương đương mức tăng trưởng 60,63%. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đã được chi nhánh đặc biệt chú trọng quan tâm cùng với việc áp dụng chính sách lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt.

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Sacombank Đống Đa tiến hành sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đó, đem lại lợi nhuận tương đối ổn định. Với nguồn vốn huy động được, NH đã tiến hành đem cho vay đối với các DN trong và ngoài quốc doanh, các hộ cá thể để tiến hành SXKD. Một phần được NH chuyển vào dự trữ thanh toán tại Hội sở Sacombank nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho NH ( như nhận chi trả, chuyển tiền…)

Theo bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay của Sacombank Đống Đa trong 3 năm gần đây như sau: dư nợ năm 2013 là 766,9 tỷ VND, năm 2014 là 720,57 tỷ VND, giảm 46,33 tỷ VND (tương đương 6,04%) so với năm 2013. Nguyên nhân khiến dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm là do hàng loạt DN làm ăn cầm chừng, ngừng hoạt động hoặc giải thể nên nhu cầu vay vốn không nhiều. Song đến 2015 nền kinh tế đã dần ổn định, các doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có hiệu quả nên dư nợ năm 2015 là 1.208,43 tỷ VND, tăng 487,86 tỷ VND (tương đương tăng 67,7%) so với năm 2014.

Kết quả kinh doanh cho thấy lợi nhuận 3 năm 2013, 2014 và 2015 không đều. Năm 2014 lợi nhuận giảm 3,28 tỷ VND so với năm 2013. Song đến năm 2015 khi nền kinh tế đã có những bước chuyển theo chiều hướng đi lên thì Ngân hàng làm ăn cũng có hiệu quả hơn, lợi nhuận tăng 8.6 tỷ VND so với năm 2014. Do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã thúc đẩy NH phải cơ cấu lại danh mục tài sản theo hướng an toàn và hạn chế tối đa rủi ro, NH đã chủ động điều chỉnh giảm hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác và Chứng khốn kinh doanh xuống mức thấp nhất để đảm bảo được khả năng thanh khoản trong thời điểm khó khăn. Giai đoạn 2013-2015 là giai đoạn đầy biến động và thách thức đối với tồn

nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy chi nhánh vẫn đang hoạt động tương đối hiệu quả ngay cả trong thời kỳ khó khăn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP sài g n thƣơng tín – chi nhánh đống đa (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)