.tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần may Sông Hồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 31 - 63)

(Nguồn: Phịng Hành chính- Nhân sự cơng ty cổ phần May Sông Hồng.)

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mơ hình chức năng. Theo mơ hình này, Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo xuống các bộ phận phòng ban phòng ban, các cấp dưới lại tham mưu lên cấp trên. Mơ hình này có một số ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm: phát huy được năng lực chuyên môn của từng nhân viên, tạo nên sự thống nhất trong bộ phận.

Nhược điểm: dễ phát sinh những xung đột, đề xuất và tham mưu không thống nhất về mục tiêu giữa các phịng ban.

Chức năng, nhiệm vụ chính của từng bộ phận trong doanh nghiệp:

Ban giám đốc: Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh, phương án đầu tư; Quyết định phương án bố trí cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy chế trong doanh nghiệp;Ký kết các hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch kinh doanh, triển khai các dự án kinh doanh, đánh giá cách làm việc của nhân viên.

Phịng tổ chức hành chính: Xây dựng bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự; Xây dựng quy hoạch cán bộ; Xây dựng chương trình, tổ chức các sự kiện; Quản lý và lưu

Phó giám đốc Phịng kỹ thuật Phịng kế tốn Phịng hành chính- nhân sự Phịng KCS PXSX trực thuộc Phịng kế hoạch Giám đốc

trữ hồ sơ, công văn, giấy tờ, sổ sách, con dấu, chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của nhân viên, đơn đốc các bộ phần cịn lại trong cơng ty làm việc.

Phòng quản lý chất lượng: Xây dựng quy trình quản lý chất lượng; Xây dựng các chương trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm của cơng ty.

Phịng tài chính kế tốn: Hạch tốn kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh; Theo dõi công nợ, phản ánh, đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thu chi thanh tốn khác; Thực hiện quyết toán đúng tiến độ; Lập kế hoạch vay và sử dụng các loại vốn: cố định, lưu động phục vụ kinh doanh.

Phòng kinh doanh: Lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án; Nghiên cứu thị trường về các dự án triển khai, xét tính khả thi; Quản lý các hạng mục công việc của dự án, lập báo cáo kịp thời; Chủ trì việc phối hợp các phịng ban để đảm báo tiến độ cơng trình; Định kỳ hoặc đột suất lập báo cáo về tiến độ xây dựng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phòng kế hoạch vật tư: Lên kế hoạch cho việc chuẩn bị các vật tư vật liệu cũng như trong quá trình sản xuất phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các vật liệu cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công ty.

Phịng kỹ thuật: Tư vấn và thiết kế các cơng trình xây dựng; Quản lý và giám sát thi cơng cơng trình các dự án cơng ty thực hiện; Tham mưu cho ban giám đốc các phương án thiết kế qui hoạch dự án đầu tư, thiết kế thi cơng cơng trình.

PXSX trực thuộc: Nơi diễn ra hoạt động sản xuất cũng như gia công của doanh nghiệp.

2.1.4. Một số đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty.

*, Đặc điểm của ngành Dệt - May

Ngành Dệt - May là ngành sản xuất và cung ứng các chủng loại sản phẩm đáp

ứng nhu cầu bức thiết về ăn mặc của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống mọi người dân được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm may mặc càng gia tăng và mong muốn của khách hàng đối với loại hàng hoá này càng cao cả về số lượng, chất lượng lẫn mẫu mã, chủng loại. Ngành sản xuất Dệt - May có hai đặc điểm quan trọng quyết định điều kiện để phát triển ngành, đó là:

Về lao động:

Ngành Dệt - May là ngành sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Đây là ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lao động của các nước đang phát triển

cũng như ở Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước là tham gia vào phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Theo tính tốn, để sản xuất 1 triệu sản phẩm may mặc trong một năm cần từ 700 đến 800 lao động trực tiếp, ngồi ra cịn thu hút được một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp.

2.1.5. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồngtừ 2014 đến 2016 từ 2014 đến 2016 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 5763.32 4 7766.068 15362.526 2003.28 34.7 6 7596.458 97.81 Doanh thu thuần 5763.32 4 7766.068 15362.526 2003.28 34.7 6 7596.458 97.81 Giá vốn hàng bán 4905.18 6 6477.514 13855.313 1572.33 32.0 5 7377.799 113.8 Chi phí tài chính 56.129 130.075 58.192 73.95 131. 7 -71.88 55.26 Chi phí quản lý 823.125 1220.055 1275.465 396.93 48.2 2 55.41 4.54 Lợi nhuận trước thuế 10.274 131.088 246.746 120.814 1175 115.658 88.22 Lợi nhuận sau thuế 8.476 104.807 197.397 96.331 1136 92.59 88.34 (Nguồn: Phịng Kế Tốn Tài chính)

Nhận xét:Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy kết quả kinh doanh của công ty tăng dần lên theo 3 năm. Năm 2015 do các chính sách tốt mà tình hình kinh doanh đã phát triển vượt bậc,với tốc độ phát triển như vậy chứng tỏ các chính sách, định hướng của cơng ty đang đi đúng hướng và cần phát huy hơn nữa.

Năm 2016 chi phí tài chính giảm khá mạnh là do cơng ty hợp tác nhiều với các công ty sản xuất khác nên việc sản xuất của công ty giảm xuống khá nhiều

Doanh thu bán hàng của công ty tăng khá mạnh qua các năm (Năm 2015 tăng 34.76% so với 2014; năm 2016 tăng 97.81% so với 2015); do công ty luôn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có. Đặc biệt, năm 2016, cơng ty đã hợp tác rất tốt với công ty sản xuất của cục xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nên doanh thu bán các sản phẩm rất tốt

Doanh thu tăng làm lợi nhuận sau thuế tăng liên tục qua các năm; năm 2015 tăng 1136% so với 2014; năm 2016 tăng 88,34% so với 2015. Năm 2014 là năm mà cơng ty gặp khá nhiều khó khăn và các khoản chi phí hoạt động cơng ty khác cao nhờ sự đi lên của kinh tế mà 2015 cơng ty có bước nhẩy vọt lợi nhuận thu được gấp hơn 10 lần năm trước năm 2016 tăng khá mạnh và với sức phát triển như vậy công ty được dự đoán sẽ phát triển hơn nữa.

2.2. Đánh giá tổng quan tác động các yếu môi trường kinh doanh đến hoạtđộng hoạch định chiến lược kinh doanh của Cty động hoạch định chiến lược kinh doanh của Cty

2.2.1. Môi trường bên ngồi

2.2.1.1. Mơi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế:

Yếu tố kinh tế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động marketing, xuất nhập khẩu của công ty. Hoạt động marketing, xuất nhập khẩu phụ thuộc vào tình hình kinh tế ổn định, phụ thuộc vào thu nhập, giá cả, số tiền tiết kiệm, lãi suất… nó phụ thuộc vào sức mua của người dân. Hoạt động marketing, xuất nhập khẩu cần nắm vững về mặt kinh tế của từng khu vực thị trường để từ đó có thể đưa ra các chương trình marketing và quy trình xuất nhập khẩu phù hợp với người tiêu dùng, kích thích khách hàng dùng sản phẩm của mình. Cho đến nay, mơi trường kinh tế Việt Nam hết sức thuận lợi, với sự tăng trưởng kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền Việt Nam đang tương đối ổn định, mức thu nhập của người dân ngày càng cao chứng tỏ sức mua của người dân ngày càng lớn. Quy trình xuất nhập khẩu và marketing của cơng ty cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng.

Đối với sản phẩm dệt may đơn giản của cơng ty thì sản phẩm chú trọng vào đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và mức thu nhập khá. Vì vậy q trình

hoạch định chiến lược kinh doanh cơng ty càng chú ý nhiều đến mơi trường kinh tế nói chung, mơi trường kinh tế Việt Nam và ngồi ra cịn xem xét đến từng khu vực cụ thể để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp để phát triển.

Yếu tố chính trị, pháp luật:

Mơi trường chính trị, luật pháp cũng là một yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và tới hoạt động marketing của cơng ty nói riêng. Nói đến mơi trường chính trị, luật pháp là nói đến các quy định bởi các luật lệ, quy định của nhà nước và chính quyền các cấp. Mơi trường chính trị luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing của công ty như hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, vận chuyển, tuyên truyền, giá cả… Chẳng hạn như việc nhà nước đưa ra một mức thuế suất cao có ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Nếu cơng ty muốn hoạt động marketing của mình mang lại hiệu quả cao thì cần quan tâm đến mơi trường chính trị, luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ mọi quy định luật pháp để hoạt động marketing của mình lành mạnh và hiệu quả cao.

Yếu tố dân số:

Việt Nam là một đất nước có số dân đơng (hơn 90 triệu người) nên nhu cầu cho may mặc ngày càng cao, cho thấy tiềm năng khai thác của thị trường và những cơ hội mở rộng kinh doanh trong tương lai cần được quan tâm nhiều.

Một vấn đề khác liên quan đến sự biến đổi thị trường là q trình đơ thị hóa và phân bố lại dân cư có ảnh hưởng trực tiếp tới q trình hoạch định chiến lược kinh doanh của cơng ty may Sơng Hồng. Tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, số dân thành thị ngày một tăng lên. Đây cũng là một thuận lợi nữa của công ty bởi lượng vùng thị trường chủ yếu của công ty là ở các đô thị, công nghiệp.

Nền kinh tế ngày càng một phát triển, trình độ văn hóa giáo dục trong dân cư nói chung ngày một tăng lên. Mức độ hiểu biết và khả năng tiếp nhận công nghệ mới của người dân theo đó cũng tăng lên. Đồng thời, nhu cầu được sử dụng các sản phẩm may mặc trở thành một xu hướng tất yếu . Điều này dẫn đến một cái nhìn khả quan về khả năng tấn cơng thị trường. Cơng ty cần có những chính sách phân khúc thị trường theo trình độ và ngành nghề để việc xâm nhập thị trường có hiệu quả.

Yếu tố cơng nghệ:

Cơng nghệ đang thay đổi liên tục và nhanh chóng, đặc biệt trong tình hình hiện nay những cơng nghệ vừa ra đời hơm nay thì ngày mai đã có thể trở thành lạc hậu.

Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trên con đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, những biến đổi của công nghệ trên thế giới đều nhanh chóng tác động đến mơi trường bên trong và q trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Hoạt động bán hàng và quản lý kênh nói chung cũng chịu nhiều tác động sự thay đổi về khoa học công nghệ. Lịch sử của ngành bán hàng đã trải qua các giai đoạn từ trao đổi hiện vật đến bán hàng trực tiếp, từ bán lẻ đến các cửa hàng tự chọn, rồi đến siêu thị hay trung tâm thương mại, các cuộc đàm phán trước đây là trực tiếp “mặt đối mặt”, đến khi thư tín ra đời thì nó đã góp phần làm cho các cuộc giao dịch dễ dàng hơn. Và ngày nay, mọi cuộc giao dịch trao đổi mua bán đều có thể được thực hiện thơng qua các phương tiện như điện thoại, máy tính, fax… tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng theo nhận định của cơng ty thì việc áp dụng các thành tựu cơng nghệ này đã góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng trong những năm qua và trong tương lai.

Yếu tố văn hóa, xã hội:

Dân số cả nước năm 2017 ước tính đạt 91,63 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2016, với dân số khu vực thành thị chiếm 32,36% (tăng 2,38% so với năm trước), dân số khu vực nông thôn chiếm 67,64% (tăng 0,43%). Với quy mô dân số như vậy, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mơ dân số cịn khá lớn, đồng thời là nước nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới

Đặc điểm nhân khẩu học và mức thu nhận ngày càng cao của người dân Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng tiêu dùng trong nước. Dựa trên GDP thực bình quân đầu người được điều chỉnh theo sức mua tương đương thì mức thu nhập đã tăng gấp 6 lần trong vòng 20 năm qua, từ 560 USD trong năm 1988 lên khoảng 3.254 USD hiện nay, dẫn đến quy mô của tầng lớp trung lưu tăng lên gấp đơi trong vịng 5 năm qua. Điều này dẫn tới sự phát triển nhanh trong các ngành dịch vụ tài chính, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống, du lịch – giải trí và nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác.

2.2.1.2. Phân tích mơi trường vi mơ:

Khách hàng:

Khách hàng là một yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Hiện nay khách hàng của công ty là các đại lý, khách hàng mua lẻ và các cơng trình xây dựng, cơng nghiệp.

Đối với khách hàng là các đại lý thì họ tiêu thụ các mặt hàng khác nhau trong đó có nhiều mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy các đại lý khơng thể chuyên giới thiệu và bán một mặt hàng của cơng ty mình, họ chỉ có thể giới thiệu và bán ở một mức hạn chế mà thơi. Chính vì điều đó nên cơng ty cần quan tâm đến nhu cầu của họ, đưa ra chính sách chương trình khuyến mãi có lợi cho họ. Tuy nhiên, một thế mạnh nếu cơng ty có thể tận dụng được để đem lại hiệu quả cho hoạt động quảng cáo của mình đó là việc lấy các thơng tin về đối thủ cạnh tranh về mẫu mã, giá cả, chương trình marketing. Cơng ty cần xem xét kỹ về đối thủ cạnh tranh từ đó nâng cao hiệu quả hoạch định chiến lược kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với các khách hàng là những người mua lẻ và các cơng trình xây dựng, cơng nghiệp thì cũng có ảnh hưởng đến việc quảng bá sản phẩm của công ty, một khi giá cả và chất lượng phù hợp có thể họ sẽ tin tưởng và sử dụng cho các cơng trình tiếp theo. Tạo điều kiện hoạt động tiêu thụ của công ty được cao hơn và hoạt động marketing của công ty được dễ dàng hơn.

Như vậy, khách hàng rất đáng được quan tâm, khách hàng có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chiến kinh doanh, quy mô hoạt động kinh doanh, công tác tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cần quan tâm xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhà cung cấp:

Đây là yếu tố môi trường vĩ mô thứ hai mà chúng ta cần xem xét khi tìm hiểu những yếu tố tác động đến tình hình tiêu thụ của cơng ty trong thời gian qua.

Trong năm 2017, công ty cổ phần may Sông Hồng đã tạo lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp, các nguồn đầu vào chủ yếu mua lại của đối tác và các nhà nhập khẩu hàng hóa qua những nguồn này thường có giá thấp, ổn định về chất lượng lẫn số lượng. Do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường rất tốt. Ban lãnh đạo công ty đã dành nhiều nỗ lực để hoạch định tìm ra những nguồn hàng tốt hơn nữa. Đến nay, công ty đã trở thành đại lý của một số thương hiệu lớn như: Levi’s, Clipsal, Lee, Berneton… khi mua hàng hóa qua những nguồn này cơng ty được hưởng khá nhiều thuận lợi đó là: giá

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 31 - 63)