4.1.1 Xu hướng nhập khẩu một số mặt hàng tại Việt Nam
Với xu thế như hiện nay và tình hình sản xuất trong nước, nhập khẩu vẫn giữ vai trị quan trọng. Bên cạnh đó, chính phủ có đưa ra hạn ngạch nhất định cho các mặt hàng và định hướng nhập khẩu trong giai đoạn tới đây.
Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức khỏe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
Chính sách quản lý nhập khẩu trong giai đoạn 2011-2020 cần tập trung vào việc xử lý những vấn đề như: cân bằng cán cân thương mại, khuyến khích nhập khẩu cạnh tranh, trước hết là cơng nghệ nguồn; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được; quản lý nhập khẩu hàng hóa khơng đảm bảo các quy định về sức khỏe và môi trường. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát gia tăng, cán cân thanh toán thâm hụt, hạn chế nhập khẩu hợp lý có vai trị quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Để giảm nhập siêu, biện pháp dài hạn là phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam, quản lý nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh tự do hóa thương mại.
Định hướng:
- Khuyến khích nhập khẩu cơng nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền cơng nghiệp phát triển.
- Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện
pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…
- Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu cơng nghệ nguồn.
4.1.2 Chiến lược phát triển kinh doanh của tập đoàn ở thị trường Việt Nam
Tiềm năng phát triển của thị trường xe tải sẽ ngày một lớn, bởi lẽ Việt Nam vẫn là một đất nước đang phát triển, nhu cầu vận tải cho hoạt động kinh doanh đang ngày càng cao. Trong khi đó, nhu cầu vận tải bằng đường bộ vẫn là chủ yếu. Vì vậy, thời gian tới, phân khúc thị trường mà chúng tơi sẽ nhắm tới đó là các cơng trường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như: các KCN từ Bắc-Nam, các công ty vận tải phục vụ nhu cầu vận tải hàng hoá Bắc Nam, khu khai thác khoáng sản. Khi hệ thống đường xuyên Á được hoàn thiện và hệ thống cảng biển Việt Nam đang được nâng cấp đạt chất lượng quốc tế, trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một đầu mối vận tải quan trọng trong khu vực kiểu như Singapore. Khi đó nhu cầu với sử dụng xe tải để vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, yêu cầu bảo vệ mơi trường, đảm bảo an tồn giao thơng đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Chính phủ cũng đã kiên quyết loại bỏ các loại xe q cũ, khơng đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II. Với những tính năng ưu việt, đây sẽ là cơ hội để các dịng xe của Faw thâm nhập mạnh vào thì trường Việt Nam. Trước mắt, tập đồn tập trung khai thác các sản phẩm xe đầu kéo, xe tải thùng dùng để vận tải đường dài như: xe đầu kéo CLA 18.280 4x2, xe vận tải CLA 26.280 6x4, xe tự đổ CLA 26.280 6x4 hay xe tải cao cấp TGA. Ngoài ra, tập đồn cũng có các sản phẩm xe tải đã qua sử dụng để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Tất cả các sản phẩm đều được bảo hành theo chính sách của hãng.
Việc phát triển tại thị trường đã có sẵn các đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là một trong nhưng vấn đề mà tập đoàn phải cân nhắc rất nhiều. Nhưng chất lượng sản phẩm (độ bền, mức độ thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu) sẽ luôn là những điểm mạnh mà tập đoàn hướng tới. Tuy nhiên, bên cạnh mẫu mã và chất lượng, bất kỳ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng sẽ phải
cân nhắc tới lợi ích kinh tế trong tương lai khi quyết định đầu tư một dịng xe nào. Có thể, với mức chi phí bỏ ra ban đầu cao hơn các dòng xe cùng loại của các nhà sản xuất khác nhưng chi phí vận hành (gồm chi phí cho lượng nhiên liệu tiêu thụ, chi phí bảo dưỡng) của xe Faw lại được giảm tối thiểu và mang lại lợi nhuận cho khách hàng. Bên cạnh đó, song song với việc mở rộng thị phần, tập đồn FAW và cơng ty TNHH quốc tế Faw Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường để ra mắt nhiều sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam, cũng như chú trọng vào khâu chăm sóc khách hàng thơng qua hệ thống bảo hành rộng khắp của công ty TNHH quốc tế Faw Việt Nam. Bên cạnh việc quảng bá và phân phối sản phẩm, một trong những trọng tâm hàng đầu của tập đoàn là phát triển mạng lưới chăm sóc khách hàng trên cả nước. Cơng ty có hệ thống kho linh kiện với tổng giá trị linh kiện lên đến trên 10 tỷ đồng tại Hà Nội, có đầy đủ các loại linh kiện chính hãng của Tập đoàn Faw. Linh kiện chuyển từ Tập đoàn sang ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng cung cấp đủ linh kiện cho tất cả các khách hàng trên cả nước, giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng xe tải Faw. Ngồi ra Cơng ty cũng xây dựng các trạm bảo hành trên cả nước, đảm bảo sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe kịp thời cho khách hàng ở khắp 3 miền bắc trung nam.
4.2 Đề xuất nhằm hồn thiện quy trình nhập khẩu mặt hàng xe tải hạng nặng từ tập đồn Faw Trung Quốc của cơng ty TNHH quốc tế Faw Việt Nam.