Một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình trạng dollar hóa ở VN thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 72)

Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN trong vấn đề đô-la hoá rất rõ ràng: “xoá bỏ đô-la hoá trong nền kinh tế nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước. Phải thực hiện bằng nhiều giải pháp, vừa kinh tế vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.” Thực hiện triệt để nguyên tắc “trên lãnh thổ Việt Nam mọi giao dịch, thanh toán phải được thực hiện bằng tiền Việt Nam.”

Việc xoá bỏ đô-la hoá không thể theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút nguồn ngoại tệ trong dân vào hệ thống ngân hàng, từ đó đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô-la hoá. Phải có những biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô-la hoá, nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ. Chúng ta không thể sử dụng các biện pháp hành chính cứng nhắc như đã từng áp dụng trước đây như: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%, không cho nhận kiều

hối bằng ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ,... Những biện pháp hành chính này qua thực tiễn chứng tỏ là đã gây khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp. Hơn nữa lại hạn chế nguồn kiều hối chuyển về nước, không phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp mang tính tổng thể để cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

3.2.1 Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ và góp phần thực hiện các mục tiêu như: ổn định tiền tệ, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Tình trạng đô-la hoá trên thị trường tài chính Việt Nam đang phổ biến trên tất cả các chức năng tiền tệ, đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán, trao đổi và chức năng tín dụng qua NHTM. Điều này đã tạo môi trường cho hoạt động đầu cơ mỗi khi xuất hiện những biến động về ngoại tệ.

Vì thế để cải thiện tình trạng đô-la hoá ở nước ta, trước hết cần có chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ và phù hợp.

Về quan điểm chính sách, cần đối xử với đô-la như đối xử với một loại hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên cố neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua của đồng USD so với các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều này chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại hối có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.

Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nước bằng ngoại tệ thì ở Việt Nam hiện tượng này vẫn phổ biến.

Đã có thời gian, nhiều NHTM có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu hiện qua hiện tượng “thiếu tiền, thừa vốn’. Do lãi suất huy động ngoại tệ tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên lượng tiền gửi ngoại tệ tăng, trong khi đó lượng tiền mặt ngoại tệ để “mua đứt bán đoạn” lại khan hiếm.

Tại Việt Nam tình trạng đô-la hoá đang ở mức cao, nên khi lạm phát bùng nổ thì ngoại tệ lên ngôi ngay cả khi nó đang bị mất giá ở ngay chính quê hương của nó và khắp các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó thì tại Việt Nam các cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết, thu tiền bán hàng bằng USD và từ chối thanh toán bằng nội tệ. Do đó cần sử dụng cơ chế “mua đứt bán đoạn” thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ. Đồng thời cần phải tạo cơ chế cho phát triển mạnh thị trường ngoại hối kèm theo việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đô-la hoá, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ trước những biến động rủi ro về tỷ giá.

Cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về việc thanh tra, kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Về chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo quy luật của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý, lưu giữ tại NHNN. Bên cạnh đó, cần hình thành Quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia

để NHNN có thể bơm tăng hoặc giảm ngoại tệ ra thị trường khi thị trường biến động, giúp điều tiết thị trường ổn định hơn.

Nếu thực hiện đúng các nội dung trên thì thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động đúng theo quan hệ cung – cầu trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tình trạng dollar hóa ở VN thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)