Tác động của đô-la hoá đến điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Tình trạng dollar hóa ở VN thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Như chúng ta đã biết chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách vĩ mô quan trọng nhất trong nền kinh tế. Trong đó ba mục tiêu cuối cùng của CSTT là: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm. Để đạt được ba mục tiêu này, NHNN phải dùng rất nhiều các công cụ của CSTT tác động để đạt được mục tiêu. Khi nền kinh tế bị đô-la hoá sẽ hạn chế tính chủ động của NHNN trong việc thực thi CSTT. NHNN đôi khi phải áp dụng các biện pháp, các công cụ đi ngược lại cơ chế thị trường như sử dụng các công cụ mang tính hành chính, thay đổi chính sách tỷ giá, lãi suất.

Cụ thể, để hạn chế tình trạng đô-la hoá tiền gửi trong những năm 2000, NHNN Việt Nam đã sử dụng một công cụ mang nặng tính hành chính đó là nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD. Tháng 10/2000 NHNN đã quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ từ 5% lên 8% nhằm tăng chi phí huy động tiền gửi USD, buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động. Tuy nhiên, trên thực tế lãi suất huy động USD của các NHTM vẫn không giảm. Điều này khiến NHNN buộc phải mạnh tay hơn bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ lên 12%. Chỉ đến lúc đó các NHTM mới chịu hạ lãi suất huy động USD xuống từ 0,5 – 1%/năm. Tuy nhiên cũng không vì thế mà việc gửi tiết kiệm bằng USD trở nên kém hấp dẫn hơn so với VND.

Có lẽ vì thế mà NHNN quyết định một lần nữa tăng tỷ lệ dự trữ lên 15% vào năm 2001 mặc dù trong thời điểm này FED vẫn tiếp tục cắt giảm lãi suất tới lần thứ 4, và mức lãi suất cắt giảm lên tới hơn 2%/năm. Lần này thì sự tác động thật sự có hiệu quả, các NHTM đồng loạt giảm lãi suất huy động tiền gửi USD.

Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn/20090505123456440P0C6/dot-bien-tang-truong-tin- dung.htm

Có thể nói rằng biện pháp tăng mạnh dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ trong thời gian gần đây của NHNN đã góp phần tích cực trong việc làm tăng sức hấp dẫn của VND, góp phần ngăn chặn sự chuyển dịch từ tiết kiệm VND sang tiết kiệm USD. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nếu FED không cắt giảm lãi suất liên tục trong thời gian này thì chưa chắc đã đạt được mục tiêu này. Mặt khác thế mạnh của công cụ dự trữ bắt buộc không phải là khả năng tác động đến lãi suất. Việc sử dụng công cụ này cũng có những hạn chế và có thể có một số tác động tiêu cực. Vì thế về lâu dài, cuộc chiến chống đô-la hoá cần có những biện pháp kiên quyết và đồng bộ khác.

Ngoài ra, một nhiệm vụ rất quan trọng của NHNN là điều tiết lượng tiền lưu hành. Thông qua các nghiệp vụ của mình, NHNN sẽ điều tiết lượng tiền lưu hành. Trong các chính sách về tín dụng, thị trường hối đoái và thị trường mở thì chính sách hối đoái là kênh điều tiết hữu hiệu nhất. Thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, NHNN sẽ chủ động điều tiết lượng tiền phát hành. Nhưng khi nền kinh tế bị đô-la hoá sẽ bóp méo cung cầu ngoại tệ, tăng hiện tượng đầu cơ, gây khó khăn cho việc ổn định thị trường hối đoái.

Một phần của tài liệu Tình trạng dollar hóa ở VN thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)