.1 Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình quản trị xúc tiến thương mại tại công ty cổ phần tư vấn giáo dục việt nam (Trang 28)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3 .1 Môi trường bên ngoài

Kinh tế: Các yếu tố của nền kinh tế quốc dân như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình

hình khủng hoảng, lạm phát đều ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng vì thế mà cũng ảnh hưởng đến chính sách XTTM của doanh nghiệp. Các điều kiện kinh tế này cho biết tiềm năng hiện tại và tương lai tiêu thụ sản phẩm và khả năng để thực hiện đa dạng các chương trình truyền thơng, xúc tiến, mức độ sử dụng sản phẩm và dịch vụ thường tương quan với thu nhập mức sống của dân cư.

Chính trị - Pháp luật: Mọi quy trình quản trị XTTM của doanh nghiệp cũng như các

quy trình quản trị khác đều phải tiến hành theo pháp luật và chính sách ban hành của Nhà nước. Hệ thống pháp luật điều tiết các quy trình quản trị của doanh nghiệp ở Việt Nam như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hải quan, Luật chống độc quyền, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Bưu chính, Luật Viễn thơng, Nghị định về quản lý Internet, Nghị định về quảng cáo đang được soạn thảo, bổ sung và hoàn chỉnh. Các nhà quản trị

Xác định nỗ lực XTTM cần đánh giá

Xác định thước đo và các tiêu chuẩn thích hợp So sánh kết quả thực hiện với các tiêu chuẩn

Marketing cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai lầm. Mặt khác, kinh doanh trong một mơi trường pháp luật hồn chỉnh giúp cho doanh nghiệp quy trình quản trị an tồn, bình đẳng. Hội nhập quốc tế, tham gia kinh doanh trên thị trường tồn cầu địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

Văn hóa – xã hội: Hành vi của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá

của dân tộc họ. Trong XTTM luôn luôn phải cẩn trọng với yếu tố văn hóa. Bởi quan điểm văn hóa của các cá nhân, tổ chức luôn là vấn đề nhạy cảm, XTTM chịu tác động một chiều từ văn hóa. Văn hóa ảnh hưởng thới thái độ chấp nhập của khách hàng với sản phẩm, ảnh hưởng tới q trình nhận tin và giải mã thơng điệp. Văn hóa cũng có thể là nhiễu làm cản trở, sai lệch ý nghĩa thông điệp truyền thơng của XTTM do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn công cụ XTTM và thời gian truyền tải thông điệp, nội dung thông điệp và cách thức chuyển tải cho khách hàng thông điệp phải phù hợp với tiêu chuẩn văn hoá của cư dân và đạo đức xã hội để tránh những phản ứng đáp lại không mong muốn của khách hàng như tẩy chay, hay kiện cáo.

Công nghệ: Sự phát triển điều kiện cơ sở hạ tầng, mạng lưới truyền thơng, vận

tải, tài chính, mức độ cơng nghiệp hóa đem lại các cơ hội marketing có khả năng thực hiện đa dạng các quy trình quản trị truyền thơng, xúc tiến. Sự phát triển của công nghệ, internet, truyền thanh, truyền hình ngày càng phát triển và trở nên phổ biết làm thay đổi phương thức truyền đạt và tiếp cận thông tin. Ngày nay khách hàng không chỉ tiếp cận thông tin với một mà thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Việc này địi hỏi những người làm marketing cần có nghiên cứu kĩ lưỡng khách hàng để lựa chọn phương tiện, nội dung thông điệp sao cho phù hợp.

Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển

của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường thì người đó thắng. Yếu tố cạnh tranh tác động rất lớn tới các quy trình quản trị marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing ln ln phải quan tâm đến quy trình quản trị của đối thủ cạnh tranh nhận dạng đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như gián tiếp để có thể lựa chọn các chiến lược cạnh tranh, đối phó hiệu quả với các áp lực cạnh tranh trên thị trường.

1.3.2 Môi trường bên trong

Khách hàng: Khách hàng là đối tượng nhận tin của xúc tiến thương mại. Đối

tượng nhân tin của xúc tiến thương mại ảnh hưởng tới tất cả quy trình phía sau của mơ hình xúc tiến: mục tiêu, ngân sách, thông điệp và kênh truyền thông, phối thức xúc tiến.Với những tập khách hàng khác nhau sẽ có văn hóa, quan điểm cũng như tâm lý và hành vi tiêu dùng khác nhau do đó họ quan tâm, ưu tiên cho một vài lợi ích khác nhau. Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ làm khớp lợi ích đó với trọng tâm mà các phối thức xúc tiến thương mại đề cập. Với mỗi khách hàng khác nhau thì phối thức xúc tiến lại khác nhau và mức độ quan trọng của từng phối thức cũng thay đổi.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp dành cho XTTM: ngân quỹ dành cho

XTTM ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lựa chọn công cụ xúc tiến, tần suất truyền đạt thông tin, … Ngân sách quá lớn hay quá hạn hẹp ảnh hưởng tới khả năng phân bổ cho các công cụ XTTM, cũng như ảnh hưởng đến việc đầu tư nhân lực, phần mềm phục vụ cho việc thực hiện các chính sách xúc tiến dẫn tới ảnh hưởng lớn đến việc đạt được mục tiêu đề ra.

Nhân lực: Các chính sách XTTM của doanh nghiệp có chun nghiệp và đạt hiệu

quả khơng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn của kinh nghiệm của nhân lực của doanh nghiệp dành cho xây dựng, triển khai các chính sách XTTM và khả năng ra quyết định cũng như trình độ quản lý của nhà quản trị.

Sản phẩm: Loại sản phẩm mà cơng ty kinh doanh là gì ảnh hưởng tới phối thức

cũng như thông điệp xúc tiến. Việc kéo dãn hay thêm các biến thể sản phẩm cũng ảnh hưởng tới việc xúc tiến như xúc tiến sẽ tập trung vào chiều nào của sản phẩm, tập trung vào biến thể nào, từng chương trình cho từng biến thể hay chung. Chu kì sống của sản phẩm ảnh hưởng đến việc sử dụng kết hợp các phối thức xúc tiến cũng như tần xuất của cơng cụ XTTM.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN TRỊ XTTM CHO DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam.

2.1.1 Giới thiệu chung.

Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư Vấn Giáo dục Việt Nam. Tên Tiếng Anh: EduViet Corporation.

Trụ sở chính: số 1A-tịa nhà Bộ Nội Vụ, Hồng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (844) 3785518 Fax: (844) 37855518.

Mã số thuế: 0102606625. Logo:

EduViet Corporation được thành lập ngày 9/01/2008 bởi đội ngũ doanh nhân trẻ, các chuyên gia và giảng viên uy tín trong nước và quốc tế, những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Việt Nam. EduViet ra đời là kết tinh của khát vọng và tri thức, với một đội ngũ điều hành trẻ trung, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, cùng đội ngũ lãnh đạo, cố vấn, chuyên gia uyên bác và dày dạn kinh nghiệm.

Sứ mệnh của EduViet là thúc đẩy sự phát triển của con người và tổ chức bằng nỗ lực học tập và sáng tạo tri thức. Hoài bão của EduViet là trở thành một Tổ chức Tư vấn Giáo dục hàng đầu tại Việt Nam, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21.

EduViet đã và đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một Tổ chức Tư vấn – Giáo dục – Đào tạo và Cung ứng nhân lực hàng đầu tại Việt Nam với mơ hình tập đồn giáo dục tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, lấy con người là giá trị cốt lõi để góp phần nâng cao doanh trí, bồi đắp nhân tài cho đất nước, sớm đưa Việt Nam phát triển hùng cường đua tranh cùng thế giới.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm hai lĩnh vực là:

kỹ năng làm việc về nghề nhân sự;

- Tư vấn đào tạo và quản lý nhân sự cho doanh nghiệp.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Tổng số nhân viên hiện của cơng ty là: 41.

Tính đến 31/12/2015 hệ thống các phịng ban chức năng của cơng ty bao gồm:

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phịng ban chức năng của Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet

Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng. Dưới hình thức là một cơng ty cổ phần, công ty sẽ gồm: Hội đồng quản trị; Giám đốc điều hành, sau đó là các phịng ban.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có tồn quyền quyết định

thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông, thường họp mỗi tháng một lần vào giữa tháng.

- Giám đốc điều hành: bà Phạm Thị Giang – là đại diện hợp pháp của cơng ty,

điều hành mọi quy trình quản trị kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật và quy định của nhà nước. Phòng Đào Tạo. Hội Đồng Quản Trị Phòng Marketing: Giám Đốc Điều Hành Phịng Hành Chính - Kế Tốn. Trưởng phịng Marketing Bộ phận chăm sóc khách hàng Bộ phận marketing

- Phịng marketing bao gồm 9 nhân viên được chia làm 2 bộ phận nhỏ, bộ phận

marketing gồm 3 nhân viên có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế website đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của công ty; Quản lý, đảm bảo cho các trang web của doanh nghiệp quy trình quản trị hiệu quả; Xây dựng, lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược marketing hướng tới tập khách hàng mục tiêu, với mục tiêu cuối cùng là gia tăng doanh số và hiệu quả kinh doanh. Bộ phận chăm sóc khách hàng gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu và tư vấn sử dụng dịch vụ đào tạo.

- Phịng Hành Chính - Kế tốn bao gồm 6 nhân viên 2 nhân viên kế toán, 2 nhân

viên hành chính nhân sự, 1 nhân viên phụ trách kỹ thuật mạng, điện phịng học. Mọi quy trình quản trị tài chính, kế hoạch chi tiêu liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, phát triển nhân viên của cơng ty đều phải thơng qua phịng Hành chính – Kế tốn.

- Phịng đào tạo: gồm đội ngũ 24 giảng viên, cố vấn; 2 nhân viên hỗ trợ và một

trưởng phịng. Phịng đào tạo có chức năng lên nội dung và chương trình đào tạo, xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp.

2.1.3 Phân tích đặc điểm khách hàng, dịch vụ đào tạo tại công tya. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của công ty. a. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của công ty.

 Khách hàng cá nhân:

- Nhân viên văn phòng, sinh viên đang theo học các trường đại học có nhu cầu sử dụng dịch vụ đào tạo nhân sự;

- Đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội có độ tuổi từ 18 – 24;

- Tập khách hàng tương đối trẻ năng động tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau đặc biệt là thông tin trên interntet, mạng xã hội, báo tạp chí…;

- Q trình ra quyết định mua tương đối nhanh chóng và chịu tác động bởi ý kiến bạn bè đồng nghiệp, thơng tin truyền miệng, các chương trình xúc tiến bán, quảng cáo có tác động rất lớn tới việc thúc đẩy quá trình mua.

 Khách hàng doanh nghiệp.

-Là những doanh nghệp vừa và nhỏ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu đào tạo nhân sự.

-So với khách hàng cá nhân họ có yêu cầu rất cao về nội dung và chất lượng đào tạo, các chương trình đào tạo yêu cầu sự cá biệt hóa rất lớn.

Có thể nói khách hàng của cơng ty khơng chỉ là người sử dụng dịch vụ đào tạo mà họ cịn tham gia trực tiếp vào q trình cung ứng, đánh giá chất lượng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ đào tạo.

b. Đặc điểm dịch vụ đào tạo tại cơng ty.

Bảng 2.1: Danh mục các khóa học đào tạo tại EduViet

STT Tên Khóa học Giá (Đv: triệu đồng)

Cấp độ 1

1 - Nghề nhân sự cơ bản. 2.0

2 - Tuyển dụng nhân sự cơ bản 2.0

3 - Trả lương theo 3P và Hay 3.5

4 - Tổng quan và kỹ thuật xây dựng bản mô tả công việc 1.5

Cấp độ 2

1 - Nghề nhân sự chuyên nghiệp. 6,9

2 - Tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp. 2.5

3 - Ứng dụng BCS và KPI trong doanh nghiệp 3.0

Cấp độ 3

1 - Ứng dụng luật lao động trong doanh nghiệp 2.0

2 - Kỹ năng lãnh đạo. 3.0

Đào tạo inhouse cho doanh nghiệp

Nguồn: phòng Marketing

Sản phẩm dịch vụ đào tạo tại EduViet được chia thành nhiều cấp độ khách nhau để phù hợp trình độ và nhu cầu của khách hàng.

-Cấp độ 1: Bao gồm các khóa học Nghề nhân sự cơ bản, Tuyển dụng nhân sự cơ bản, Trả lương theo 3P và Hay, Tổng quan kỹ năng bản xây dựng mô tả công việc dành cho đối tượng nhập môn cung cấp các kiến thức cơ bản nhất liên quan đến nghề nhân sự.

-Cấp độ 2: Bao gồm khóa Nghề nhân sự chuyên nghiệp, Tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, Ứng dụng BCS và KPI trong doanh nghiệp dành cho đối tượng đã có những kiến thức nền tảng, muốn nâng cao kiến thức của bản thân.

-Cấp độ 3: Bao gồm khóa Kỹ năng lãnh đạo dành cho các nhà quản lý, Ứng dụng luật lao động trong doanh nghiệp dành chuyên gia nhân sự, các nhà quản lý.

-Đào tạo inhouse cho doanh nghiệp: Với các khóa học được cung ứng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp thường được xây dựng theo một lộ trình riêng biệt theo yêu

cầu của tùy từng doanh nghiệp do đó có mức độ cá biệt hóa rất cao.

Khác so với sản phẩm, dịch vụ đào tạo có chu kỳ sống dài hơn và được cung ứng trực tiếp thơng qua lực lượng bán hàng và chăm sóc khách hàng của cơng ty mà khơng có lực lượng trung gian hay nhà trung gian. Các sản phẩm dịch vụ đào tạo nhìn chung rất khó kiểm sốt và đo lường chất lượng do sử dụng nhiều lao động sống, và chịu nhiều tác động của yếu tố xung quanh. Việc đánh giá chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào giảng viên và học viên.

2.1.3 Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.2 Kết quả quy trình quản trị kinh doanh của cơng ty trong 3 năm 2013, 2014, 2015

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh năm (%) 2014/2013 2015/2014 1 Doanh thu 3.776 4.112 4.843 109 118 2 Lợi nhuận 1.190 1.237 1.429 103 116 3 Chi Phí 2.586 2.875 3.414 111 118 4 Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%)

31,5 30,1 29,5

(Nguồn: Phịng Marketing)

Nhận xét: Nhìn chung, trong thời gian 3 năm 2013 – 2015 các chỉ số doanh thu, lợi nhuận, chi phí tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ quy trình quản trị kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi. Cụ thể như sau:

- Doanh thu: Doanh thu năm 2014 tăng 9% so với năm 2013, doanh thu năm 2015 tăng 18% so với năm 2014.

- Lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2014 tăng 3% so với năm 2013, lợi nhuận năm 2015 tăng 16% so với năm 2014.

- Chi phí: Chi phí năm 2014 tăng 11% so với năm 2013, chi phí năm 2015 tăng 18% so với năm 2014.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng tăng dần năm 2013 là 30,5% năm 2014 là 30,1%, năm 2015 là 29,5%.

Qua đó, ta có thể thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, nhưng quy trình quản trị kinh doanh của cơng ty lại có xu hướng kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả của công ty, áp lực cạnh tranh lớn hơn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình quản trị xúc tiến thương mại tại công ty cổ phần tư vấn giáo dục việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)